Người cha phải luôn luôn hiện diện trong gia đình, trợ giúp vợ,
và gần
gữi với con cái
Điều
cần thiết đầu tiên là người cha phải luôn luôn hiện diện trong gia đình. Ước
chi ông gần gũi vợ để chia sẻ mọi sự vui buồn, mệt nhọc và hy vọng. Ước chi ông
gần con cái trong sự lớn lên của chúng: khi chúng chơi đùa và khi chúng dấn
thân, khi chúng vô tư và khi chúng lo lắng, khi chúng tự diễn tả và khi chúng
nín lặng, khi chúng dám liều lĩnh và khi chúng sợ hãi, khi chúng đi sai một bước
và khi chúng tìm lại đường đi
ĐTC
Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu và du khách
hành hương sáng thứ tư 4-2-2015 trong đại thánh đường Phaolo VI.
Ngài
đã tiếp tục trình bầy phần hai gương mặt của người cha trong gia đình. Lần trước
ngài đã nói tới các người cha vắng mặt, lần này ĐTC nhìn khía cạnh tích cực. Cả
thánh Giuse cũng đã bị cám dỗ bỏ Đức Maria, khi khám phá ra là Mẹ đã mang thai,
Nhưng thiên thần Chúa can thiệp và vén mở cho thánh nhân biết chương trình của
Thiên Chúa và sứ mệnh là cha nuôi. Và thánh Giuse, người công chính, “đã đón vợ
về nhà mình” (Mt 1,24) và trở thành cha của gia đình Nagiarét. ĐTC nói:
Mỗi
gia đình cần có người cha. Hôm nay chúng ta dừng lại trên giá trị vai trò của
người cha, và tôi muốn khởi hành từ vài kiểu diễn tả trong sách Châm Ngôn, các
lời mà một người cha nói với con mình: “Hỡi con, tâm trí con khôn ngoan, thì
lòng dạ cha cũng vui sướng. Môi miệng con nói những lời chân thật, thì tâm hồn
cha sẽ mừng rỡ hân hoan” (Cn 23,15-16). Không thể diễn tả tốt hơn sự hãnh diện
và cảm động của một người cha thừa nhận đã thông truyền cho con trai điều thực
sự quan trọng trong cuộc sống, hay một trái tim can đảm. Người cha này không
nói: “Cha hãnh diện vì con, bởi con hoàn toàn giống cha, bởi vì con lập lại những
điều cha nói và cha làm”. Không, ông không chỉ nói với con một điều gì thôi.
Ông còn nói với con một cái gì quan trọng hơn nhiều, mà chúng ta có thể giải
thích như sau: “Cha sẽ hạnh phúc, mỗi lần thấy con hành động khôn ngoan, và cha
sẽ cảm động, mỗi khi nghe con nói với sự thẳng thắn. Đó là điều cha đã muốn để
lại cho con , để nó trở thành của con: đó là thái độ cảm nhận và hành động, ăn
nói và phán xử khôn ngoan và ngay thẳng. Và để cho con được như vậy cha đã dậy
con những điều con không biết, cha dã sửa chữa các lầm lỗi mà con không thấy.
Cha đã làm cho con cảm nhận được lòng trìu mến sâu thẳm và kín đáo, mà có lẽ
con đã không hoàn toàn thừa nhận khi con còn trẻ và không chắc chắn. Cha đã cho
con một chứng tá của sự nghiêm ngặt và cứng rắn mà có lẽ con đã không hiểu, khi
con đã chỉ muốn sự đồng loã và che chở. Chính cha đã là người đầu tiên phải thử
thách sự khôn ngoan của mình và canh chừng trên các thái qúa của tình cảm và
oán hờn, để mang gánh nặng của các hiểu lầm không thể tránh được và tìm ra các
lời nói đúng đắn để làm cho mình được hiểu. Giờ đây cha cảm động, khi cha thấy
con tìm sống như vậy với các con của con và với tất cả mọi người. Cha hạnh phúc
và thỏa mãn”. Đó là điều mà một người cha khôn ngoan và trưởng thành nói với
con mình.
**
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Một người cha biết rõ việc thông truyền gia tài
này cho con mắc mỏ chừng nào: biết bao nhiêu sự gần gũi, biết bao nhiêu dịu hiền
và biết bao nhiêu cứng rắn! Tuy nhiên ông nhận được biết bao an ủi và phần thưởng,
khi các con vinh danh gia tài đó. Thật là một niềm vui chuộc lại mọi mệt nhọc,
cao vượt hơn mọi hiểu lầm và chữa lành mọi vết thương. Tiếp đến ĐTC nhấn mạnh sự
hiện diện của người cha trong gia đình như sau:
Như
thế, sự cần thiết đầu tiên là điều này: đó là người cha hãy luôn luôn hiện diện
trong gia đình. Ước chi ông gần gũi vợ để chia sẻ mọi sự vui buồn, mệt nhọc và
hy vọng. Ước chi ông gần con cái trong sự lớn lên của chúng: khi chúng chơi đùa
và khi chúng dấn thân, khi chúng vô tư và khi chúng lo lắng, khi chúng tự diễn
tả và khi chúng nín lặng, khi chúng dám liều lĩnh và khi chúng sợ hãi, khi
chúng đi sai một bước và khi chúng tìm lại đường đi. Người cha hiện diện, luôn
luôn hiện diện. Nói hiện diện không giống như nói kiểm soát. Bởi vì các người
cha kiểm soát quá thì huỷ diệt con cái, không để cho chúng lớn lên.
Phúc
Âm nói với chúng ta mẫu gương của Người Cha ở trên Trời, Chúa Giêsu nói là Cha
duy nhất, có thể gọi được là “Người Cha nhân hậu” (x. Mc 10,18). Tất cả đều biết
dụ ngôn ngoại thường gọi là dụ ngôn “người con hoang đàng” hay đúng hơn “người
cha thương xót” trong chương 15 Phúc Âm thánh Luca (x. 15,12-32). Biết bao
nhiêu phẩm giá và hiền dịu trong việc chờ đợi của người cha đứng ở cửa nhà để
chờ đứa con trở về! Các người cha phải kiên nhẫn. Biết bao lần có việc khác phải
làm đang chờ; cầu nguyện, và chờ đợi với lòng kiên nhẫn, sự dịu hiền, độ lượng
và thương xót.
**ĐTC
nói thêm trong bài huấn dụ: Một người cha tốt biết chờ đợi và tha thứ, từ tận
cùng thẳm con tim. Chắc chắn rồi, ông cũng biết sửa dậy con với sự cứng rắn:
ông không phải là người mềm yếu, hay đầu hàng và tình cảm, Người cha biết sửa dậy
không làm mất phẩm giá cũng là người cha biết che chở không tiết kiệm sức lực của
mình.
Có
một lần trong một cuộc họp hôn nhân tôi đã nghe một người cha nói: “Đôi khi con
cũng phải đánh các con con một chút, nhưng không bao giờ đánh trên mặt để không
làm mất phẩm giá của chúng. Thật đẹp biết bao. Ông ta có ý thức về phẩm giá.
Ông phải phạt con, nhưng làm một cách đúng đắn và tiếp tục tiến bước.
Như
vậy, nếu có người nào đó có thể giải thích tường tận kinh “Lậy Cha chúng con”,
Chúa Giêsu đã dậy, thì đó chính là người đã sống chức làm cha. Nếu không có ơn
thánh đến từ Cha trên trời, thì các người cha sẽ mất can đảm và bỏ cuộc. Nhưng
con cái cần tìm thấy một người cha chờ đợi chúng, khi chúng trở về từ các thất
bại của chúng. Chúng sẽ làm tất cả để không thừa nhận cha và để đừng thấy ông,
nhưng chúng cần ông, và sự kiện không tìm thấy cha mở ra trong chúng các vết
thương khó mà chữa lành.
Giáo
Hội là mẹ chúng ta dấn thân nâng đỡ với tất cả sức lực của mình sự hiện diện
nhân hậu quảng đại của các người cha trong các gia đình, bởi vì đối với các thế
hệ mới họ là những người giữ gìn và trung gian không thể thay thế được của niềm
tin nơi lòng tốt, công lý và sự chở che của Thiên Chúa, như thánh Giuse vậy.
**
ĐTC đã chào các đoàn hành hương hiện diện đặc biệt DHY André Vingt-Trois TGM
Paris, ba GM Phụ tá và các đại chủng sinh Paris đang dọn mình chịu chức Linh Mục.
Ngài phó thác các gia đình cho sư bầu cử của Thánh Giuse, nhất là các người cha
gia đình để họ là những người gìn giữ và là trung gian cho các thế hệ trẻ trong
lòng tốt, sự công bằng và dưới sự chở che của Thiên Chúa.
Ngài
cũng chào các tín hữu Mỹ, Phần Lan Anh quốc và Sri Lanka. Chào các tín hữu nói
tiếng Đức ĐTC tái khẳng định vai trò không thể thay thế được của các người cha
trong gia đình, và xin mọi người đồng hành với họ trong lời cầu nguyện để họ
luôn gìn giữ các thế hệ tương lai.
Ngài
cũng chào các tín hữu Tây Ban Nha, Argentina, và Mêhicô và khích lệ họ cầu nguyện
để trong gia đình không bao giờ vắng bóng một người cha tốt.
Chào
các tín hữu Ba Lan ĐTC nhắc nhở rằng ngày mùng 2-2 vừa qua là Ngày Đời Thánh Hiến,
Ngài tín thác cho lời cầu nguyện của họ cuộc sống của tất cả những người sống đời
thánh hiến, được Chúa Kitô hướng dẫn trung thành phục vụ Thiên Chúa và tha nhân
qua lời cầu nguyện, qua việc ăn chay hãm mình để kéo đổ ơn hoán cải, hòa bình
và thịnh vượng xuống trên thế giới.
Ngài
cũng đặc biệt chào các GM tham dự đại hội do cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại
Trung tâm quốc tế linh hoạt truyền giáo. ĐTC cầu chúc đại hội giúp làm sống dậy
niềm tin nơi Chúa và hăng say làm chứng cho công tác rao truyền Tin Mừng trong
các vùng ngoại biên.
ĐTC
chúc mọi đoàn hành hương canh tân sự gắn bó với Tin Mừng, liên đới với các anh
chị em khác, và tái khám phá ra niềm hy vọng kitô.
Nhắc
đến lễ kính thánh nữ Agata tử đạo Giáo Hội mừng ngày 5-2, ĐTC cầu mong thánh nữ
giúp người trẻ hiểu giá trị cuộc sống tận hiến cho Thiên Chúa. Ngài xin gương đức
tin không lay chuyển của thánh nữ giúp các anh chị em đau yếu tín thác các khổ
đau cho Chúa; và sự mạnh mẽ của thánh nữ chỉ cho các đôi tân hôn các giá trị
đích thật của cuộc sống gia đình.
Buổi
tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi
người.
Linh
Tiến Khải