Tam Nhật Thánh diễn tả lịch sử tình yêu vô
biên của Thiên Chúa
Mầu
nhiệm mà chúng ta thờ lậy trong Tuần Thánh này là một lịch sử tình yêu không
biết tới chướng ngại. Một tình yêu trải dài ra cho mọi thời và mọi nơi: một
suối nguồn cứu độ không thể cạn kiệt, mà mỗi người trong chúng ta là những kẻ
tội lỗi có thể kín múc.
ĐTC
Phanxicô đã nói như trên với hơn 30.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung
sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong
bài huấn dụ ĐTC đã khai triền đề tài giáo lý Tam Nhật Phục Sinh và lòng thương
xót Chúa. Ngài nói: suy tư về lòng thương xót Chúa dẫn đưa chúng ta vào Tam
Nhật Phục Sinh. Chúng ta sẽ sống Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy thánh như những
lúc mạnh mẽ, cho phép chúng ta ngày càng bước vào trong mầu nhiệm lớn lao nhất
của đức tin là sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tất cả trong các ngày này nói
về lòng thương xót, vì nó cho thấy tình yêu của Thiên Chúa có thể đi tới đâu.
Thánh sử Gioan cống hiến cho chúng ta chìa khóa giúp hiểu ý nghĩa sâu thẳm của
nó: “Đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Ngài đã yêu thương họ
đến cùng” (Ga 13,1). Tình yêu của Thiên Chúa không có giới hạn. Như thánh
Agostino hay lập đi lập lại: đó là môt tình yêu “đi cho tới cùng, vô tận”.
Thiên Chúa thực sự hiến mình cho từng người trong chúng ta và không tiết kiệm
trong bất cứ gì. ĐTC giải thích như sau:
Mầu
nhiệm mà chúng ta thờ lậy trong Tuần Thánh này là một lịch sử tình yêu không
biết tới chướng ngại. Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu kéo dài cho tới tận cùng thế
giới, bởi vì nó là một lịch sử của việc chia sẻ các khổ đau của toàn nhân loại
và một sự hiện diện thường hằng trong các biến cố của cuộc sống cá nhân của
từng người trong chúng ta. Tóm lại, Tam Nhật Phục Sinh là tưởng niệm một thảm
cảnh của tình yêu trao ban sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bị bỏ rơi trong
các thử thách của cuộc đời.
Tiếp
đến ĐTC đã giải thích ý nghĩa Tam Nhật Thánh. Ngày Thứ Năm Thánh Chúa Giêsu
thành lập bí tích Thánh Thể, bằng cách thực hiện trước trong tiệc phục sinh
hiến tế của ngài trên núi Golgotha. Để làm cho các môn đệ hiểu tình yêu thương
linh hoạt Ngài, Chúa rửa chân cho họ, và một lần nữa chính Ngài cống hiến cho
họ gương mẫu phải hành xử như thế nào. Thánh Thể là tình yêu trở thành việc
phục vụ. Nó là sự hiện diện cao cả nhất của Chúa Kitô ước mong làm cho mỗi
người khỏi đói, nhất là những người yếu đuối nhất, để khiến cho họ có khả năng
bước đi trên con đường chứng tá giữa các khó khăn của trần gian. Nhưng
không chỉ có thế. Khi tự trao ban mình như lương thực, Chúa Giêsu làm chứng
rằng chúng ta phải học cùng các người khác chia sẻ lương thực này để nó trở
thành một sự hiệp thông sự sống đích thực với tất cả những người nghèo khó.
Ngài tự trao ban cho chúng ta và xin chúng ta ở trong Ngài để cũng làm như vậy.
Thứ
Sáu Thánh là lúc tột đỉnh của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu, Đấng phó mình
cho Thiên Chúa Cha trên thập giá để cống hiến ơn cứu độ cho toàn thế giới, diễn
tả tình yêu trao ban cho tới cùng, vô tận. ĐTC giải thích tình yêu này của Chúa
như sau:
Một
tình yêu muốn ôm ấp tất cả mọi người, không loại trừ ai. Một tình yêu trải dài
ra cho mọi thời và mọi nơi: một suối nguồn cứu độ không thể cạn kiệt, mà mỗi
người trong chúng ta là những kẻ tội lỗi có thể kín múc. Nếu Thiên Chúa
đã chứng minh cho chúng ta thấy tình yêu tột cùng của Ngài trong cái chết của
Chúa Giêsu, thì chúng ta là những người đã được tái sinh bởi Chúa Thánh Thần,
cũng có thể và phải yêu thương nhau.
Và
sau cùng Thứ Bẩy Thánh là ngày thinh lặng của Thiên Chúa. Nó phải là một ngày
của sự thính lặng, và chúng ta phải làm tất cả để nó là một ngày của sự thinh
lặng đối với chúng ta, như trong thời đó: ngày thinh lặng của Thiên Chúa. Chúa
Giêsu được đăt trong mồ chia sẻ với toàn nhân loại thảm cảnh của cái chết. Đó
là một sự thinh lặng nói về và diễn tả tình yêu như sự liên đới với những người
đã luôn luôn bị bỏ rơi, mà Con Thiên Chúa đạt tới bằng cách làm đầy sự trống
rỗng, mà chỉ có lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa Cha mới có thể làm đầy.
Thiên Chúa thinh lặng, nhưng vì tình yêu. Trong ngày này tình yêu – tình yêu
thinh lặng - trở thành sự chờ đợi cuộc sống phục sinh. Chúng ta hãy suy nghĩ,
Thứ Bẩy Thánh: sẽ thật là tốt, nghĩ tới sự thinh lặng của Đức Mẹ, “người tin”,
trong thinh lặng Mẹ chờ đợi sự Phục Sinh. Đối với chúng ta Đức Mẹ phải là hình
ảnh của Ngày Thứ Bẩy Thánh. Suy nghĩ nhiều về việc Đức Mẹ đã sống ngày Thứ Bẩy
Thánh như thế nào; trong chờ đợi. Đó là tình yêu không nghi ngờ, nhưng hy vọng
vào lời Chúa, để ngày Phục Sinh được biểu lộ và rạng ngời.
Tất
cả là một mầu nhiệm cao cả của tình yêu và lòng thương xót. Các lời nói của
chúng ta nghèo nàn và không đủ để diễn tả nó một cách tràn đầy. Kinh nghiệm của
một thiếu nữ, ít được biết tới, người đã viết những trang cao vời về tình yêu
của Chúa Kitô, có thể giúp chúng ta. Tên chị là Giuliana thành Norwwich, thiếu
nữ này mù chữ đã có các thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, rồi đã trở
thành một kẻ bị giam tù, đã miêu tả với một ngôn ngữ đơn sơ, nhưng sâu sắc và
mạnh mẽ, ý nghĩa tình yêu thương xót. Chị nói như sau: “Khi đó Chúa nhân lành
của chúng ta hỏi tôi: “Con có hài lòng vì Cha đã đau khổ cho con không?” Tôi
thưa: “Có, lậy Chúa nhân lành, và con xin cảm tạ Chúa vô vàn; vâng, lậy Chúa
nhân lành, ước gì Chúa được chúc phúc”. Khi đó Chúa Giêsu, Chúa nhân lành của
chúng ta nói: “”Nếu con hài lòng, thì Cha cũng hài lòng. Đã chịu cuộc khổ nạn
cho con đối với Cha là một niềm vui, một hạnh phúc, một niềm vui vĩnh cửu; và
nếu Cha có thể khổ đau hơn nữa, thì cha sẽ làm”. Đó là Chúa Giêsu của chúng ta,
Đấng nói với mỗi người trong chúng ta: “Nếu Cha có thể khổ đau hơn nữa cho con,
thì Cha sẽ làm”
Các
lời này đẹp biết bao! Chúng cho phép chúng ta thực sự hiểu tình yêu vô biên và
vô tận mà Chúa có đối với từng người trong chúng ta. Chúng ta hãy để cho
mình được bao bọc bởi lòng thương xó này đến gặp gỡ chúng ta; và trong các ngày
này khi dán cái nhìn vào cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa, chúng ta hãy tiếp
nhận trong con tim tình yêu cao cả của Ngài, và như Đức Mẹ ngày Thứ Bẩy, trong
thinh lặng, trong khi chờ đợi sự Phục Sinh.
ĐTC
đã chào các nhóm hành hương khác nhau đến từ Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Ai Len,
Australia, Indonesia, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Angola,
Kozambic, Ai Cập, Iraq, Ba Lan, Ý, và chúc mọi ngươi lễ Phục Sinh tươi vui tràn
đầy hồng ân Chúa Kitô phục sinh khải hoàn. Ngài mời gọi mọi người rộng mở con
tin để đón nhận lòng thương xót Chúa cống hiến cho qua cái chết và sự phục sinh
của Ngài. ĐTC xin sức mạnh phục sinh của Chúa soi sáng và biến đổi cuộc sống
mọi người trở thành chứng tá cuộc sống mạnh hơn tội lỗi và cái chết.
Chào
các tín hữu đến từ Ai Cập, Iraq và vùng Trung Đông ĐTC xin cho mọi người nhận
ra gương mặt của Chúa nơi từng người và cầu nguyện cho tất cả nhũng ai đang đau
khổ để Chúa biến đổi các khổ đau của họ thành niềm vui, sự cứu rỗi và các thập
giá của họ thành sự phục sinh.
Trong
các nhóm tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên đại hội sinh viên do giáo
quận Opus Dei tổ chức, các thành viên trung tâm học đường và văn hóa Italia
tỉnh Toronto, hiệp hội các luật gia Italia, các tham dự viên cuộc đi bộ
Montefortiana tỉnh Verona.
Chào
các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết ngày
mai bắt đầu Tam Nhật Thánh. Ngài cầu mong lễ Phục Sinh giúp các bạn trẻ suy tư
về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người qua cái chết trên thập giá; ngày
thứ Sáu Tuần Thánh giúp các anh chị em đau yếu kiên nhẫn trong những lúc phải
mang thập giá tật bệnh. Ngài cầu chúc gia đình các cặp mới cưới được tràn đầy
niềm vui phục sinh.
Buổi
tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi
người.
Linh
Tiến Khải
Nguồn: vi.radiovaticana.va