Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

THIÊN CHÚA - CON TIM và KHÔN NGOAN

jesus_heart.jpgCác Kitô hữu tôn thờ Thánh Giá vì đó là con đường mà Thiên Chúa đã cứu chuộc nhân loại. Các Kitô hữu cũng thờ lạy Thánh Tâm vì đó là nơi xuất phát tình yêu. Thánh Giá và Thánh Tâm có quan hệ mật thiết với nhau, vì yêu thương con người quá đỗi mà Ngài đã chọn Thánh Giá làm con đường cứu rỗi chúng ta.

Nhân dịp tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu chúng ta cùng suy nghĩ về hai chủ đề: Thiên Chúa và con tim; sự khôn ngoan và đức tin.

Thiên Chúa và tấm lòng

Chữ “tim” trong tiếng Việt dùng mô tả đời sống tình cảm. Nếu mở rộng ý nghĩa, chữ “tim” còn hàm chứa kỷ niệm và hoài bão. Tim còn là nguồn gốc của nhân cách, ý thức. “Tim” và “tấm lòng” hàm chứa ý nghĩa gần nhau trong một ngữ cảnh.

Khi Thiên Chúa mời gọi con người bước đi cùng Ngài, Ngài mong muốn tấm lòng chúng ta đồng hành chứ không chỉ phải đôi chân và càng không phải là môi miệng. Những đoạn Tin mừng ngắn sau chứng minh cho khẳn định trên.

Khi nói về sự canh tân, Chúa Giêsu bảo dân Israel: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”.

Lúc bàn về điều răn thứ nhất, Chúa Giêsu giải thích: “Hãy kính mến Chúa là Thiên Chúa của con hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết cả sức lực con”. (x. Mc 12, 28-30).

Khi quở trách một số người có lối sống giả hình, Ngài nhắc lại lời của tiên tri Isaia: “Dân này thờ ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng thì xa Ta" (Is 29,13).

Nhắc lại nguồn gốc của tội lỗi, Chúa Giêsu giải thích: “Anh em không hiểu rằng bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài sao? Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế”  (Mt 15, 17)

Khi trình bày về tính khó nghèo và khiêm nhường Ngài yêu cầu các Kitô hữu cần khiêm nhường và khó nghèo trong lòng.

Kết luận phần này xin nhắc lại đoạn Tin Mừng, vì sự ăn năn thật lòng, mà người trộm bên phải đã được Chúa trả lời: “Hôm nay, anh sẽ ở cùng ta trên thiên đàng” (Lc 23, 42).

Sự khôn ngoan và đức tin

Francis Collins  là một nhà di truyền học hiện đại, giám đốc dự án giải mã gien người, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về AND, giáo sư tiến sĩ về sinh học phân tử. Trong sách “Ngôn ngữ của Chúa” đã chia sẻ hành trình từ một người không tin thành có đức tin. Một lần nọ, trong cơn bão tuyết, ông gặp một cụ bà đang đi dự lễ và hỏi: Bác chứng minh có Thiên Chúa đế thật không? Bà cụ trả lời ”Tôi không chứng minh được, nhưng ông có thể chứng mình, Thiên Chúa đế không tồn tại không?”. Là một nhà khoa học lớn, ông  suy nghĩ câu hỏi của cụ bà rất lâu. Ông nghĩ rằng, nếu tiếp cận với Thượng đế bằng lí trí thất bại, vậy hãy tiếp cận Ngài bằng con tim. Với cách tiếp cận mới, nhà di truyền đã tin và tìm gặp Thiên Chúa sau đó ít lâu.

Bàn về sự khôn ngoan (lý trí), thánh Phaolô chia thành 2 nhóm: khôn ngoan của loài người và  khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngài viết  “Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng dùng những lời lẽ học được nơi Thần Khí; chúng tôi dùng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thần Khí” (1 Cr 2, 13).

Khôn ngoan loài người cũng được chia thành 2 hướng: theo hướng tốt, khôn ngoan được sử dụng để con người cư xử hiếu hòa với nhau để đạt thành công. Khôn ngoan còn là nhân tố để khoa học, kĩ thuật phát triển và tạo dựng nền văn mình loại người. Khôn ngoan theo hướng xấu là sự khôn ngoan dối trá, quỷ quyệt. Thánh Giacobê viết “Nhưng nếu trong lòng anh em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại mà nói dối, trái với sự thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ” (Gc 3, 15).

Sự khôn ngoan được linh hứng bao gồm cả ý nghĩa khôn ngoan theo hướng tốt, nhưng nó còn có ý nghĩa đặc trưng riêng mang tính tâm linh (thánh Giacôbê trình bày: trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan (Gc 3, 13)). Sự khôn ngoan, hiểu biết mà ta lĩnh nhận trong bí tích thêm sức mang ý nghĩa này, nó cũng là ý mà Chúa Giêsu nói trong (Mt 6, 16) “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.

Tại sao dùng khôn ngoan, lý trí của loài người để khám phá Thiên Chúa thường bế tắc? Thánh Phaolô giải thích như sau: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!” (Rm 11, 33). Và câu chuyện thánh Augustino, em bé và cái vỏ xò là một ví dụ.

Tại sao vua Salomon lại được Thiên Chúa chấp nhận khi van xin sự khôn ngoan? Vì đây là hồng ân dành cho Salomon, qua đó mọi người nhận ra quyền năng và tình yêu của Ngài.

Tại sao Thiên Chúa lại không (hoặc ít khi) chọn lựa những người khôn ngoan để mạc khải về chính mình? Thánh Phaolo trả lời câu hỏi trên trong (1 Cr 1, 21) “Thật vậy, thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin.”.

Lý trí và đức tin không mâu thuẫn nhau, mà phụ thuộc vào cùng đích của người sử dụng lý trí. Đức Gioan Phaolô II nói như sau: “Đức tin và lý trí được ví như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý. Chính Thiên Chúa đã in đặt nơi tâm khảm con người ước vọng tìm biết chân lý để cuối cùng con người được nhận biết Thiên Chúa, ngõ hầu nhờ nhận biết và yêu mến Người, con người sẽ đạt thấu được sự thật về mình cách đầy đủ”.

Tin là đáp lại một tiếng gọi, tiếng gọi vượt khỏi các giới hạn của sự hiểu biết của con người, để dấn thân vào con đường mới, một thế giới mới. Và để tiến lên trên con đường ấy, con tim đóng vai trò chủ lực. Chúa Giêsu khi chọn Phêrô làm người đứng đầu giáo hội đã không yêu cầu vị giáo hoàng đầu tiên phải khôn ngoan, trí tuệ hơn các anh em, mà đỏi hỏi phải yêu mến Thầy vượt trội những người còn lại.

Lạy Chúa, dù chẳng xứng cũng xin ban cho con chút ít sự khôn ngoan như vua Salomon, lòng mến như mẹ Teresa Calcuta, để truyền rao danh Ngài.

G. Tuấn Anh.

 


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     BẠN CÓ YÊU MẾN ĐỨC MARIA KHÔNG? G. Tuấn Anh
     LỜI LOAN BÁO TIN MỪNG KHỞI ĐI TỪ CẢM NGHIỆM PHỤC SINH.Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP
     SỰ CỨNG LÒNG TIN. G. Tuấn Anh.
     TÌM GẶP THIÊN CHÚA. G Tuấn Anh
     Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA MÙA VỌNG
     LỜI KINH THÁNG MƯỜI.Antôn Lương Văn Liêm.
     TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ NHẬN LẠI GẤP TRĂM.Giuse LÊ MINH THÔNG, O.P.
     LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI .Antôn Lương Văn Liêm
     NIỀM VUI ĐÍCH THỰC CỦA ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU LÀ GÌ? G. Tuấn Anh.
     Sao Em Không Lần Chuỗi? Lm Giuse Nguyễn Hữu An