BÀI 2.
Phương pháp 5 CHẶNG 9 BƯỚC
1.
Tại sao đã có phương pháp chia sẻ Lời Chúa khá tốt rồi còn 5 chặng 9 bước làm
chi?
Mọi phương pháp đều có nét độc đáo
riêng, nên tìm hiểu những cái riêng những cái hay đã thực hiện, học tập.
Hãy thử so sánh những thuận lợi và giới
hạn của hai phương pháp này:
a.
Chia
sẻ Lời Chúa
Thuận lợi
|
Giới hạn
|
- Đối
với Lời Chúa: Biết đọc Lời Chúa, cùng hiểu, củng cố đức tin, cách sống, để
cầu nguyện và sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần .
- Đối với nhau: Tập sống yêu thương, chia sẻ,
chấp nhận chau.
- Đối với mình:
Dần dần biết mình hơn, khiêm tốn với những giới hạn của mình.
|
- Cần
có người điều động tốt (mức độ thành
quả của việc chia sẻ tùy thuộc người điều động)
- Những thành viên
trong nhóm cần có trình độ và thiện chí (nếu
văn hóa quá kém buổi chia sẻ biến thành
lớp học chứ không
còn là buổi
cầu nguyện nữa).
-
Thiếu chiều kích tập thể (chỉ nhằm thánh hóa cá nhân, chưa xây dựng nhóm
như một thân thể nghĩa là chưa bằng hành động cùng nhận định, quyết định
chung).
|
Do
đó phương pháp chia sẻ Lời Chúa 5 chặng 9 bước muốn bổ sung, lấp đầy những thiếu sót của phương
pháp chia sẻ Lời Chúa.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những
giới hạn và thuận lợi riêng nhưng không đáng kể lắm.
b.
Phương
pháp 5 chặng 9 bước
·
Tạo sự gắn bó như một thân thể, nhận định
chung, quyết định, hành động chung.
·
Hoàn cảnh sống: Nhóm để Chúa dùng nhóm như một
khí cụ tác động hoàn cảnh sống, thay đổi môi trường.
Thuận lợi
|
Giới hạn
|
- Không
cần người điều động biết chuyên sâu sắc về Thánh Kinh, nếu biết thì càng hay
chứ không bó buộc.
- Cũng
không đòi các thành viên phải có trình độ văn hóa cao (thái độ cởi mở quan trọng hơn văn hóa).
- Nhấn mạnh vào chiều kích tập thể,
cộng đoàn chứ không với tư cách cá nhân riêng rẽ. (vd: chọn hướng sống, nhận định, lựa chọn ý Chúa ...)
- Nhấn mạnh đến thái độ mở lòng để
Chúa thay đổi mình và qua mình tác động vào nhóm.
|
-
Đối với Lời Chúa: Thiếu cách tiếp xúc với Lời Chúa về mặt trí thức.
|
§
Cũng có thể có sáng kiến làm khác đi, nếu cách
làm mới giúp ta đạt mục đích cách tốt hơn (cho
trình độ cao).
§
9 bước được phân làm 5 chặng, điểm phải tới
của mỗi chặng lại được xác định nên người điều động tự do trong mỗi bước, miễn
là đạt được điểm tới của mỗi chặng (vừa
chặt chẽ vừa tự do hơn).
Nói rõ:
Mục đích của chia sẻ Lời Chúa theo 5 chặng 9 bước.
2. Điểm phải tới của phương pháp 5 chặng 9 bước (mục đích)
với Chúa
§ Vươn tới các mối
tương quan: với nhau
với mình
với đời
§ Mục đích của nhóm trở
thành nỗi khao khát của cá nhân.
a. Các mối tương quan
Tương quan với Chúa: (giúp cá nhân và cộng đoàn).
§ Cảm nghiệm cụ thể hơn
sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh nơi bản thân, cộng đoàn, Giáo Hội và
Thế giới.
§ Mở lòng tiếp nhận tối
đa sự biến đổi kỳ diệu của Lời Chúa và để Lời Chúa biến đổi, để Chúa tự do xử
dụng mình trong kế hoạch yêu thương Cứu độ của Chúa.
§ Sống đức tin sâu sắc
bằng chính nỗ lực chia sẻ thành thực, đơn sơ và cởi mở những gì Thiên Chúa ban
cho mình.
Tương quan với nhau
§ Giúp các thành viên
trong tập thể:
§ Tập lắng nghe người
khác để thực sự hiểu được họ.
§ Chia sẻ với nhau niềm
vui, nỗi buồn để chấp nhận, đón nhận, yêu thương nhau.
§ Biết tin tưởng để
thông chia cho người khác nội tâm của mình, dần dần tạo sự hiệp nhất yêu
thương.
Tương quan với mình
§ Tập nhìn mình để biết
mình, chấp nhận mình là, và dám là mình, làm chủ lấy mình.
Tương quan với đời
§ Thúc đẩy tập thể cùng
nhận định ý Chúa, đi đến hành động chung theo ý Chúa để cải thiện môi trường.
b. Mục đích dẫn đến khát khao cá nhân
Khi nhóm hiểu được ích lợi của việc
chia sẻ 5 chặng, 9 bước thì việc chia sẻ tự nhiên được định hướng, được hứng
thú, được thúc đẩy làm cho nhóm yêu thích việc chia sẻ Lời Chúa.
1.
Các
chặng đường phải đi của phương pháp 5 chặng, 9 bước
Phương pháp này gồm có 5 chặng, 9 bước.
Nếu có lượng giá thì thêm mỗi tuần đều phải làm, 1 tháng 1 lần hoặc 1 quí 1 lần
cũng đủ.
Chặng
1: CHUẨN BỊ
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị những điều kiện cần: chân thành cởi
mở Þ đạt mục đích.
Chuẩn bị những việc: ổn định – tạo bầu
khí thân mật – nêu mục đích của việc họp nhóm, cầu nguyện (nhận diện + xin ơn Thánh Thần giúp).
Chặng
2: LẮNG NGHE CHÚA NÓI
Bước 2: Tuyên đọc
& chọn điểm
(giúp mỗi người nhận ra điều Chúa muốn nói
với họ).
Bước 3: Cá nhân lắng nghe
Chặng
3: CHÚA MUỐN NHÓM SỐNG THẾ NÀO?
Bước 4: Chia sẻ (điều
đã nghe đọc qua Tin Mừng)
Bước 5: Chia sẻ hướng sống cũ (tuần trước).
Bước 6: Chọn hướng sống mới (cho tuần tới).
Chọn lời giúp sống (ghi sổ).
Chặng
4: CHÚA BẢO NHÓM LÀM GÌ?
Bước 7: Nhìn lại (kiểm tra) công việc đã
nhận định tuần trước.
Bước 8: Nhóm nhận định
công việc mới
(nêu việc, chọn việc).
Chặng
5: CẦU NGUYỆN
Bước 9: Thinh lặng 1 phút.
Cầu nguyện tự phát (các thành viên).
Cầu nguyện kết thúc (người điều động).
Chặng
6: LƯỢNG GIÁ
Nên 1 tháng 1 lần để chấn chỉnh, cải
thiện để buổi chia sẻ được tốt hơn.
Sau buổi chia sẻ có thể liên hoan rất
nhẹ để các mối tương quan thêm bền chặt.
4.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU ĐỘNG
v
Không phải là
người dạy mà là người điều động.
§
Không dạy dỗ, không nói thay.
§
Tìm cách
làm cho mỗi người hăng hái tham gia, suy nghĩ, cầu nguyện, thông chia và lắng
nghe.
v
Để làm cho
người khác tích cực tham gia ta cần:
§
Tạo bầu khí
thân mật, cởi mở, vui tươi, hăng hái.
§
Giới thiệu từng chặng, từng bước, đôi khi cần
ổn định thời gian để mọi người biết sắp làm gì và biết rõ sẽ phải làm gì trong
suốt hành trình.
§
Nói rõ, ngắn gọn,
lớn sao cho mọi người nghe, hiểu.
§
Bao quát nhóm, nắm tình hình để chấn chỉnh kịp
thời.
§
Chỉ bắt đầu mỗi
chặng khi mọi người đã sẵn sàng.
MUỐN CHIA SẺ TỐT CẦN
NẮM VỮNG PHƯƠNG PHÁP
Chặng 1 CHUẨN BỊ
Bước 1: Chuẩn bị
Mục tiêu của
chặng: Chuẩn bị những điều cần thiết.
Để buổi chia sẻ đạt yêu cầu, người điều
động phải chuẩn bị cho nhóm những gì?
v
Đội
hình thích hợp:
§
Là
đội hình giúp người ta chia sẻ tốt nhất, mỗi người có thể ngồi gần nhau, nghe
và nhìn thấy nhau (vòng tròn).
§
Mọi
người đều có thể nghe và thấy người điều động.
§
Khéo
léo, linh hoạt mời tất cả vào đội hình, không ai ngồi ở ngoài (có thể dùng bài hát, múa, sinh hoạt hoặc
băng reo).
v
Bầu khí thuận lợi:
§
Tìm
được nơi chốn thích hợp (yên tĩnh, thoáng
mát).
§
Tương
quan thân mật (tin, thương nhau dễ cởi
mở, chia sẻ, hãy vận dụng sáng tạo để tạo sự thân quen, không e dè, đề phòng
hoặc bất hòa cùng nhau).
§
Ham
thích chia sẻ (sẽ vượt qua được những khó
khăn – không ép buộc, chỉ dành cho người tình nguyện – tuyên truyền lợi ích của
việc chia sẻ).
v
Thấy Chúa ở giữa nhóm:
§
Khi
chia sẻ nhận ra Chúa ở giữa nhóm rất quan trọng vì giúp nhóm dần dần nhận ra
Chúa hoạt động, hiện diện trong nhóm. Giờ chia sẻ sẽ trở thành giờ cầu nguyện,
mọi người sẽ hiểu nhau, thương nhau hơn.
§
Nếu
không nhận ra Chúa ở giữa nhóm thì giờ chia sẻ khó có thể là giờ cầu nguyện và
khi xảy ra những mối bất hòa sẽ khó giải quyết.
§
Để
giúp nhóm nhận ra Chúa, người điều động cần có đức tin mạnh, có kinh nghiệm về
sự hiện diện của Chúa.
(ví dụ: Mt 18,20: Chúa Giê-su nói: Ở đâu có 2,3 người họp lại
nhân danh thầy, ở đó có Thầy hoặc Mt 28,20: Thầy ở giữa anh em mọi ngày cho đến
tận thế...).
v
Hiểu rõ mục đích và mục tiêu:
§
Đích: hành trình phải tới (= mục đích của phương pháp).
§
Mục tiêu: Điểm tới của từng chặng (= mục đích của chặng).
§
Biết
mục đích, mục tiêu để đi tới mà không sợ lạc đường, nếu có lạc đường thì cũng
mau chóng sửa chữa.
§
Biết
mục đích, mục tiêu trở thành ao ước, để hào hứng đi tới, vươn tới trong tư do –
cần nhận ra, ích lợi lớn lao của phương pháp
để tới đích một cách hạnh phúc.
v
Thấy rõ việc làm:
§
Người
điều động nắm rõ 1 số việc mà chính mình và nhóm sẽ phải làm. Báo trước việc
nhóm sắp làm. (nên tự hỏi: để đạt mục đích trên nhóm phải làm gì tôi phải làm gì?)
Chặng 2: LẮNG NGHE CHÚA NÓI VỚI MÌNH
Gồm Bước 2: đọc, nghe, chọn
điểm
Bước 3: lắng nghe.
Mục tiêu: Mỗi cá nhân nhận ra
điều Chúa muốn nói với các việc phải làm:
§
Chú
ý nghe và đọc thầm theo, rồi nhìn vào lòng mình xem nổi lên điều gì.
§
Chọn
điểm: thu nhận điểm tác động.
§
Lắng
nghe Chúa nói với mình qua những điểm đã chọn.
Bước 2: đọc, nghe, chọn điểm
§
Chỉ
đọc khi mọi người đã mở được sách Tin Mừng.
§
Trước
khi đọc báo to, rõ, chậm: Tên sách, từ câu nào đến câu nào (2 lần). (Nếu họ vẫn chưa mở được báo lần 3 hoặc nhờ
người bên cạnh giúp).
§
Người
điều động không đọc (vì chia nhau mà làm)
nên phân công trước cho 2 thành viên để họ chuẩn bị đọc tốt và sốt sắng).
Khi đọc: to, rõ,
chậm, ngắt nghỉ, nhấn cho chính xác.
§
Sau
khi đọc không cần dùng công thức phụng vụ “đó là Lời Chúa” (vì trang trọng quá thiếu sự gần gũi, cởi mở).
§
Nghe
xong lần 1 sao cho có thể thuật lại.
§
Nghe
xong lần 2 sao cho lòng nổi lên những điển tác động.
Chọn điểm: Là tìm ra những
điểm để suy chiêm (cần biết: đọc, nghe để
nhận ra điểm cần suy chiêm).
Điểm cần suy chiêm là những điểm khi
đọc hoặc nghe:
§
Ta thấy dội, muốn né, không muốn nhận, khó
hiểu, động lòng lên, lo âu, thúc đẩy, soi sáng.
Ví dụ: Mt 16,15: “Nếu anh em không tha thứ cho người ta thì Cha anh em cũng không tha thứ
cho anh em”.
§
Ta được thúc đẩy phải làm điều này, phải tránh
điều nọ.
Ví dụ: Mt 5,43-48: “Anh em đã nghe
luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em:
hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới
được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
§
Ta được đánh động: thấy có những tình cảm nổi
lên trong lòng.
Ví dụ: Lc 15,4-10: “Trên trời cũng
thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín
mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.
(bình
an, hạnh phúc, hân hoan tin Chúa thương xót và tha thứ cho người có tội ăn năn
hối cải ...).
§
Ta được soi sáng: Ta hiểu những điều từ trước
giờ chưa hiểu hoặc hiểu cạn.
Ví dụ: Lc 24,18-35: “Dọc đường khi
người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng
bừng cháy lên sao?”
§
Ta thấy quan trọng: Ta thấy điểm này, điểm kia
quan trọng mà không hiểu tại sao?
v Đọc giúp chọn điểm:
§ Quan trọng vì giúp ta
nhận ra Chúa muốn nói gì với ta (nghe – thu nạp dữ liệu để chia sẻ).
§ Người điều động xướng
câu: Chậm, to, rõ (ví dụ: câu 20 ... đọc
ra ..., báo số câu: lớn, dứt khoát, rõ, còn khi đọc câu thì đủ nghe, chậm,
truyền cảm để lắng nghe)
v Nghe để chọn điểm:
Câu nào hoặc điểm nào đánh động, tác
động thì các thành viên lập lại 1 hoặc vài lần tùy mức độ ta rung động, (thường 1 lần cũng được) với giọng nhỏ
nhẹ hoặc quả quyết.
Ví dụ: Mt 5,38: “Mắt đền mắt, răng
đền răng” (1 lần - nhẹ).
Mt 5,39a: “đừng chống cự người ác” (3 lần - quả quyết).
Mt 5, 39b: “Vả má phải giơ má trái”
Mỗi câu người điều động đọc ba lần, rút
gọn nếu có thể được (bỏ bớt câu, từ phụ) chỉ giữ lại ý trọng tâm. Nếu câu đó
không thể bỏ đi chữ nào vì đã đủ nghĩa thì cứ đọc đủ với một câu quá dài, có
thể phân ra được ta chia a, b, c nghĩa là thành những câu ngắn, nhưng phải đủ
nghĩa nếu không được ta cứ để câu dài, và nếu chia thành câu nhỏ thì cuối cùng
người điều động cũng nên đọc lại một lần từ a, b, c để nắm được ý của cả câu.
Vd: Lc 17,5:
lần 1: Các tông đồ thưa với Chúa Giêsu
rằng “Thưa Thầy xin thêm lòng tin cho
chúng con”.
lần 2: “Thưa Thầy xin thêm lòng tin lòng tin cho chúng con”
lần 3: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”.
lần 4: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”.
Lc 23,45. Câu này không thể
lược bớt được nên ba lần đọc đều giống nhau.
“Mặt trời tối đi, bức
màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa”
Hoặc:
Mc 12,33: “ Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực,
và yêu người thân cận như chính mình, là điều quí hơn lễ toàn thiêu và hi lễ”.
Ga 10,16: Câu này có thể chia
hai câu nhỏ.
- 10,16:
“Tôi còn có những chiên khác không thuộc
ràn này, tôi cũng phải đưa chúng về”.
- 10,16b: “Chúng sẽ nghe tiếng
tôi và chỉ có một đoàn chiên và một mục
tử”.
Bước 3: Lắng nghe
Nhận ra điều Chúa
muốn nói với mình và thưa lại.
v Sau khi nhóm thinh
lặng 5 phút hoặc 7 phút để nhận ra tiếng Chúa, ý Chúa.
v Để nhghe được Chúa
nói với mình bạn có thể:
§
Lặp
đi lặp lại câu được tác động.
§
Tưởng tượng (hình ảnh, khung cảnh, hoạt cảnh).
§
Nghiền ngẫm hoặc chiêm ngắm.
§
Nếu bạn đã cố lắng nghe mà không nghe được gì,
hãy xin những người có kinh nghiệm về cầu nguyện chia sẻ cho.
Chặng 3: CHÚA MUỐN NHÓM SỐNG THẾ NÀO?
Bước
4: Chia sẻ thiêng liêng (vì bài Tin Mừng liên
quan đến cuộc sống).
Bước 5: Chia sẻ hướng
sống cũ (kiểm tra nhìn lại.)
Bước 6: Chọn hướng sống mới + Lời giúp sống.
Mục tiêu: Chia sẻ điều Chúa
nói với ta (Tin Mừng), hướng sống tuần qua đồng thời nhận ra Chúa muốn nhóm
sống thế nào trong giai đoạn tới.
Bước 4: Chia sẻ thiêng liêng: có hai mục tiêu:
1.
Mục tiêu chung: Củng cố cải thiện các tương quan với
Chúa, với chính bản thân và đối với nhau.
2.
Mục tiêu riêng: Cùng nhau nhận ra xem Chúa muốn nhóm
sống thế nào trong thời gian tới.
§
Với Chúa: Khi chia sẻ các ơn
đã nhận được sẽ giúp ta ý thức hơn, cảm nghiệm sâu xa hơn tình yêu Chúa.
§
Với nhau: Để nỗ lực sống tình
huynh đệ, hiệp thông trong nhóm, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn để hiểu, chấp
nhận, thông cảm yêu thương và hiệp nhất với nhau hơn.
§
Với mình: Nhận ra các giới
hạn, giá trị.
v
Để chia sẻ tốt phải đạt hai điều là: Biết thông chia và lắng
nghe.
§
Thông chia:
Không phải là dạy dỗ người khác biết điều họ chưa biết hay trình bày một lý
thuyết xa vời cũng không phải để khoe mình, đề cao mình một cách khéo léo, tinh vi. Không tìm cách nói cho hay, không tìm
cách thuyết phục người khác, không phê bình, chỉ trích, chửi xéo ai đó, cũng
không cảm thấy xấu hổ vì giới hạn của mình. Khi chia sẻ như thế bạn đang cố
công để tìm vinh danh cho bạn đấy.
Thông chia là nói cho người khác điều
mình vừa sống, vừa cảm nghiệm, là nhận mình tội lỗi, yếu đuối mà Chúa vẫn
thương, vẫn ban ơn và tạ ơn Chúa .
§
Lắng nghe thông chia
của người khác:
Để nhận ra Chúa muốn dạy mình điều gì
qua những thông chia của người khác và để biết mình hơn.
Muốn biết mình một cách cụ thể, sống
động đích thực cần để ý đến:
§
Điểm
đụng chạm
§
Thái
độ của ta đối với việc đụng chạm, chạm ở chỗ nào? Mức độ nào? Phản ứng của ta:
Sợ? Giận? Buồn? Vui? Bình an?
Bị đụng chạm mà tức giận người nói là
dấu không ghi lại đủ, rõ, vắn để biết mình mà sửa.
§
Nghe
để cảm thông chứ không phải để bắt bẻ, không nên nệ vào từ, không chế nhạo cười
đùa sai lầm của người khác, không lặp lại sai lầm của người này cho người kia
nghe, không tranh cãi, phê phán, phản đối. Khi muốn phản đối ai cứ ghi lại phản
ứng của mình rồi tìm đọc lại trong bầu khí cầu nguyện để biết mình hơn.
Bước 5: Nhìn lại hướng sống cũ (chia
sẻ).
Mục tiêu: Nhìn lại xem tôi đã
sống, đã thực hành hướng sống vừa qua thế nào? Chọn hướng sống mới (tuần này)
theo ý Chúa.
§
Một
số bạn chia sẻ hướng sống cũ.
§
Nhóm
trao đổi để tìm nguyên nhân đưa đến thất bại hoặc thành công -> rút kinh
nghiệm để chọn hướng sống sao cho vừa sức với mọi người hoặc cụ thể hơn.
Bước 6: Nhận định hướng sống mới và chọn lời giúp sống
Mục tiêu: Dựa vào chia sẻ, các
bài học Chúa dạy trong bài Tin Mừng, nhóm nhận định xem: Chúa muốn nhóm sống
thế nào trong giai đoạn tới.
§
Các
thành viên đưa ra, đề nghị hướng sống cho giai đoạn tới.
§
Tổng
hợp để rút lại một hướng sống hoặc nếu có hai, ba...hướng sống khác ý nhau thì
biểu quyết để chọn. Hướng sống nào có đông ngưồi chọn nhất thì lấy. (Hướng sống nên ngắn, gọn, súc tiến, phong
phú và có phần cụ thể )
§
Nhóm
chọn lời giúp sống (chọn câu Lời Chúa nào
sát với hướng sống nhất )
Ghi hướng sống và lời giúp sống vào sổ
để sống và kiểm điểm hằng ngày.
Chặng 4: CHÚA BẢO NHÓM LÀM GÌ?
Mục tiêu: Nhìn lại các công
việc cũ đã nhận định tuần trước (kiểm tra, báo cáo). Qua đoạn Tin Mừng và hoàn
cảnh sống hiện nay tìm xem Chúa muốn nhóm làm gì rồi phân công thực hiện cho kỳ
được.
Bước 7: Nhìn lại nhận định cũ
(công việc cũ)
§ Lần lượt rao lại từng
việc, người được phân công làm việc đó báo cáo kết quả việc cho nhóm (xong/chưa
xong; tốt/không đạt) cần nêu rõ lý do, nguyên nhân. Nhóm bàn luận giải quyết
bằng cách tìm phương thế thực hiện hoặc bảo lưu việc đó sang tuần tiếp theo này
để thực hiện; (Nhớ nhóm bàn luận, giải
quyết trong tình bác ái, trưởng thành...)
Bước 8: Nhận định
công việc mới
§ Nêu việc (đề
nghị một số việc cần phải làm liên quan đến đoạn Thánh kinh vừa chia sẻ và hoàn
cảnh, môi trường sống).
§ Công việc đưa ra cần: cụ thể; cần thiết; ích
lợi phổ quát, lâu dài và khẩn cấp - Chọn ít hay nhiều tùy nhóm miễn sao là làm
được (Không nên chọn quá nhiều việc để
lấy tiếng, cho kêu mà không làm được. Phải có sự đồng ý chung của cả nhóm).
§ Nếu việc nào nhóm không nhất trí lắm thì lấy
đa số là 2/3 nếu không đạt 2/3 ủy thuận thì tạm hoãn việc đó lại - khi vấn đề
quá quan trọng, để tránh áp lực có thể chọn bằng phiếu kín.
§ Phân công thực hiện: Ai sẽ lãnh làm? Việc gì?
Ở đâu? Lúc nào? Bao lâu?
§ Tổ chức kiểm tra, phân công kiểm tra, báo cáo.
§ Chia sẻ Lời Chúa mà không nhận định ->
không nhận ra ý Chúa mà thực thi.
Nhận định công việc mà không phân công
-> Chỉ nói mà không làm. Nhận định, phân công mà không kiểm tra -> Kết
quả không khả quan.
Chặng 5: CẦU NGUYỆN
Mục tiêu: Sao cho mỗi người
trong nhóm có được tương giao với Chúa, thấy Chúa hoạt động trong giờ chia sẻ
và tin Chúa đồng hành trong cuộc sống .
Bước 9: Cầu nguyện tự
phát
§ Thinh lặng một chút.
§ Cầu nguyện tự phát (không buộc hết mọi thành viên phải chia sẻ, lòng mình có tâm tình gì
cứ cầu nguyện như vậy, không cần dọn sẵn, không dùng công thức phục vụ).
§ Dựa vào điều được tác động, có thể tạ ơn, tạ
tội, hoặc xin sức mạnh để thực hiện ý Chúa, sống theo điều Chúa chỉ.
§ Đại diện nhóm cầu nguyện kết thúc.
Chặng LƯỢNG GIÁ
Mục tiêu: Sao cho việc chia sẻ ngày càng tốt hơn
(cải thiện cách thức cầu nguyện).
Bước Lượng giá
§ Sau 4 buổi nên lượng giá 1 lần để xây dựng,
cải thiện, góp ý từng chặng hoặc từng bước: rất khá, khá, hơi khá, trung bình,
hơi kém, kém, rất kém.
§ Góp ý là vì thương chứ không phải vì ghét, không
hại nhau nhưng để cùng nhau làm tốt hơn.
§ Cần lượng giá ngay, nếu thấy việc chia sẻ
không đưa lại kết quả tốt hơn hoặc sau một thời gian 1 tháng 1 quí.
MỘT CÁCH THỰC TẬP GỢI Ý
Chặng 1:
Bước 1: Chuẩn bị
Ø Hát, múa, băng reo để
qui tụ mọi người vào đội hình vòng tròn.
Ø Thăm hỏi vài ba người
để tạo bầu khí thân mật.
Ø [Người điều động nêu
mục đích] hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau ở đây để (học tập). Chia sẻ Lời Chúa
theo phương pháp: 5 chặng 9 bước. Ước mong mọi người tích cực tham gia và cùng
với nhau chúng ta tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa.
Ø Dấu thánh giá.
Ø [Người điều động đọc
lời nguyện nhận diện]:
Lạy Chúa chúng con biết chúng con sống không
chỉ nhờ cơm bánh, những còn bởi Lời Chúa nữa.
Xin Chúa hiện diện
giữa chúng con và dùng Lời Chúa để biến đổi chúng con, giúp chúng con sống hiệp
nhất, yêu thương nhau hơn. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con biết yêu mến và
rao truyền Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của chúng con để Danh Thánh Chúa
được vinh hiển và ý Chúa được thể hiện.
v
Chúng ta sang
Chặng
2: Lắng nghe Chúa nói
Chặng này có 2
bước, bước 2 và bước 3.
Bước 2: Tuyên đọc và chọn điểm
Mời
các bạn mở sách Tin Mừng... chương...
từ câu... đến... [rao 2 hoặc 3 lần nhớ
báo lớn, chậm, rõ. Chúng ta chỉ bắt đầu khi mọi người đã mở được sách].
§
Mời bạn thứ nhất đọc [sau lần đọc này ngưng chừng 20 giây].
§
Mời bạn thứ hai đọc lại bản văn [ngưng 20 giây].
v
Chúng ta sang phần
chọn điểm
§
Câu... (đọc
câu đó lên)
-
Lần
1: Đọc nguyên văn
-
Lần
2: Lược ý nếu có thể
-
Lần
3: Lược trong tâm hơn nhưng vẫn đủ nghĩa.
Ø
Câu dài chia a, b, c
Ø
Câu đủ nghĩa không thể lược cứ đọc nguyên văn
3 lần.
Người điều động động đọc 3 lần xong,
các thành viên khác nếu cảm thấy bị tác động
câu đó thì lặp lại (câu của lần 3 chứ
không phải lần 1), nếu có sáu bảy người được tác động thì cũng cứ lần lượt
lặp lại. Cuối cùng người điều động đọc lần 4 đầy đủ nguyên văn của câu.
Quan trọng của chọn điểm là người điều
động. Đọc sao cho mọi người nghe rõ, ngắt, nghỉ cho chính xác và lược ý cho
đúng, đủ nghĩa.
v
Chúng ta sang bước 3: Mời các bạn lắng nghe trong vòng 5 phút
(hoặc 7 phút, không dài quá).
v
Giờ
lắng nghe đã hết, mời các bạn sang
Chặng 3: Chúa muốn
nhóm sống thế nào?
Chặng này có 3 bước:
Bước 4: Chia sẻ.
Bước 5: Chia sẻ hướng sống cũ,
Bước 6: Chọn hướng sống mới và lời giúp sống.
Ở bước 4 này chúng ta có (30) phút để
chia sẻ.
Xin mời các bạn. [Thời gian chia sẻ tùy số lượng người dự, có thể linh động, nếu nhóm
không tích cực lắm, người điều động nhớ mời họ chia sẻ, đừng để thời gian chết,
không mời đích danh ai đó chia sẻ, cứ để họ tự nguyện, đừng áp đặt.]
Khi chia sẻ tránh
dùng từ: “chúng ta”, “mình” nên xử dụng tôi vì chia sẻ nội tâm của mình chứ
không của người.
Thỉnh thoảng sau khi chia sẻ xong hát
một điệp khúc của bài hát nào đó phù hợp với tâm tình của người vừa chia sẻ,
ngắn thôi để bầu khí thêm sốt sắng.
v
Thời gian chia sẻ đã
hết
[hoặc: có lẽ nhiều bạn khác cũng muốn chia sẻ nhưng thời gian có hạn].
v
Chúng ta sang bước 5: chia sẻ hướng sống cũ mời các bạn [không buộc tất cả
phải chia sẻ, nếu mọi người đều chia được thì càng hay].
v
Bây giờ chúng ta sang
bước 6: chọn hướng sống mới và lời
giúp sống. Xin mời các bạn. [Các thành viên chia sẻ hướng sống sau đó tổng hợp hoặc
biểu quyết để chọn ra một hướng sống ngắn gọn, hay. Nhớ hướng sống có 2 phần: Đề nghị và cụ thể bằng những việc làm
thực tế.]
Người điều động
ghi tất cả các hướng sống đề ra, hướng sống tổng hợp thành một hướng sống mới…
hoặc biểu quyết chọn ra một hướng sống tốt nhất cho nhóm. Sau đó xin đọc lại
hướng sống mới, mời các bạn ghi vào sổ. Mời các
bạn chọn lời giúp sống - Mời ghi vào sổ. [Lời giúp sống phải bổ nghĩa, sát với hướng sống đề ra, sát với hướng
sống đề ra là hay nhất].
Chúng ta bước sang
Chặng 4: Chúa bảo nhóm
làm gì?
Ở chặng này có 2
bước: bước 7 và bước 8.
Bước 7: Nhận định công việc cũ
§ Người điều động đọc
tên việc và nhìn chờ người đã lãnh nhiệm nhiệm vụ đó báo cáo:
§ Đã xong.
§ Chưa xong (lý do)
§ Gần xong (lý do)
§ Nếu đây là đầu tiên
chia sẻ theo phương pháp này thì sang bước 8 luôn vì chứa có việc cũ.
§ Việc nào chưa làm
xong của tuần rồi thì lưu qua tuần này để làm cho xong.
Bước 8: Nhận định công việc mới
§ Mời các bạn nêu những
việc mà chúng ta thấy cần thiết phải làm.
§ Người điều động phân
công.
§ Đọc
lại một lần tên việc và tên người nhận việc.
§ Xin các bạn cố gắng
hoàn tất tốt công việc được giao nhé.
v
Chúng ta sang chặng 5
Bước 9: Cầu nguyện tự phát
§ Mời các bạn dâng lời
cầu nguyện. (vài bạn).
§ Người
điều động cầu nguyện kết thúc buổi chia sẻ:
Lạy Chúa chúng con
xin dâng lên Chúa những lời cầu nguyện chân thành và tha thiết của mỗi chúng
con, xin Chúa thương chấp nhận. Chúng con xin ký gởi trong tay Chúa, những công
việc nhóm chúng con sẽ làm trong tuần này, xin Chúa hướng dẫn và giúp đỡ để
chúng con có sức thực thi Thánh ý Chúa bây giờ và mãi mãi. Chúng con cùng cầu
xin Chúa.
v
Bây giờ là chặng 6, bước 10: lượng giá (nếu có).
§ Mời các bạn lượng giá buổi chia sẻ hôm nay để
rút kinh nghiệm cho lần sau chúng ta chia sẻ được tốt hơn.
(Nhớ lượng giá cách tế nhị, nhẹ nhàng, chính xác không làm
tổn thương cho ai để xây dựng nhóm ngày càng tốt hơn đồng thời để tình huynh đệ
của nhóm ngày càng bền chặt - người điều động ghi nhận để chấn chỉnh kịp thời).
§ Làm dấu thánh giá kết thúc.
§ Có thể vui vẻ với nhau một chút sau chia sẻ (nhẹ thôi) để thắt chặt thêm tương quan
với nhau (không nhất thiết phải có.
VÀI LỜI NGUYỆN GỢI Ý CỦA MỘT SỐ BẠN
1. Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã hiện đến để cùng đồng hành với
hai môn đệ trên đường Em-mau. Xin Chúa cùng hiện diên với chúng con lúc này để
mở trí cho chúng con hiểu được lời của Chúa và để sống Lời Chúa dạy cách trọn
vẹn hơn. Xin Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn chúng con tìm gặp được Thánh ý của Chúa và mau mắn đem ra thực hành trong đời sống chúng
con. (N.M.K).
2. Lạy Chúa Giêsu Chúa đẵ hứa rằng: “Thầy ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế”. Chúng con tin rằng giây phút này đây Chúa cũng đang hiện
diện giữa chúng con, cùng đồng hành với chúng con trong giờ chia sẻ này. Xin
ban Thần Khí xuống trên chúng con, để chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa và
thông chia cho anh em những hồng ân Chúa đã dành cho mỗi người chúng con mà
thực thi trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. (T.Đ.L).
3. Lạy Chúa Giêsu, chính Chúa đã dạy chúng con: “Tất cả những
gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện thì anh em sẽ được. “Vậy chúng con
xin Chúa hiện diện giữa nhóm chia sẻ của chúng con, để lòng tin của mỗi anh em
chúng con ngày càng thêm vững mạnh. Xin Chúa ban Thánh Thần soi sáng cho chúng
con hiểu lời Chúa hôm nay muốn nói gì và quyết tâm đem ra thực hành trong đời
sống hằng ngày. (T.T.H)