Trang Chủ > Phụng Vụ > Tài Liệu Khác

PHẦN II : CHIA SẺ LỜI CHÚA

 BÀI 1

SUY CHIÊM NHẬP CẢNH

0. DẪN VÀO

  cau nguyen.jpg Để đi vào khóa suy chiêm nhập cảnh, trước tiên chúng ta phải hiểu rất rõ điểm phải đạt tới, gọi là mục tiêu, và con đường phải đi để tới được mục tiêu.

0.1. Mục tiêu

Điểm mà chúng ta phải đạt cho được trong khóa học này là làm sao cho mỗi người biết đứng vào cảnh của những đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh mà cầu nguyện một cách có kết quả, tức là biết suy chiêm nhập cảnh.

0.2. Đường đi

Để đạt mục tiêu trên, trước hết chúng ta phải thấu hiểu phương pháp, sau đó phải tâp dùng phương pháp cho tới khi dùng một cách dễ dàng. Một cách cụ thể, đường chúng ta sẽ đi gồm những bước sau:

§   Hiểu suy chiêm nhập cảnh là gì.

§   Nhập cảnh theo sự hướng dẫn.

§   Phân tích để hiểu rõ hơn.

§   Đánh giá để nhận đúng giá trị

§   Tóm tắt để dễ nhớ dễ dùng.

§   Tập dùng phương pháp này.

1. SCNC LÀ GÌ?

Mục đích của số 1 này là giúp hiểu suy chiêm nhập cảnh là gì và tập quen nhận diện hoạt cảnh để nhận ra những đoạn văn có hoạt cảnh.

     a. Giải thích từ “nhập cảnh

Nhập là vào trong. Ma nhập ai là ma vào trong người ấy. Cảnh là hoạt cảnh. Cảnh là những thứ bày ra trước mắt có thể nhìn ngắm được. Ta thấy từ “cảnh” trong những từ như “hoàn cảnh”, “phong cảnh”. Còn “hoạt” là sống động, không dừng một chỗ, là làm một việc nào đó nhằm một mục đích nào đó.

   Như vậy hoạt cảnh là một nơi phơi bày trước mắt có người vật gọi là nhân vật đang hoạt động, nói năng nhằm một mục đích nào đó.

   Khi đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh mà ta dùng tưởng tượng để nhập vào trong cảnh ấy mà cầu nguyện thì ta gọi là suy chiêm nhập cảnh.

     b. Giải thích bằng thí dụ

Để hiểu rõ hơn, ta hãy lấy Lc 1,2-38 để giải thích.

26Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

 28Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biêt đến việc vợ chồng!”

35Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuông trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

38Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Trong đoạn Thánh Kinh này, cái gì bày ra trước mắt chúng ta để ta thấy? Có phải là cảnh sứ thần vào nhà một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se và trao đổi với trinh nữ về ý định của Thiên Chúa và trinh nữ tìm hiểu rồi hoàn toàn vâng theo ý định ấy hay không? Như vậy, đoạn Thánh Kinh này có một hoạt cảnh vì có các nhân vật là sứ thần và trinh nữ Ma-ri-a hoạt động trong đó.

Khi ta dùng tưởng tượng đi vào trong cảnh ấy để trở thành một nhân vật trong đó mà phản ứng, mà cầu nguyện, đó là ta suy chiêm nhập cảnh.

c. Thử xem đã hiểu chưa

Muốn thử xem mình đã thực sự hiểu suy chiêm là gì hay chưa, có thể làm hai loại bài tập sau:

1) Những đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh:Lc 2,39-40;  2,1-7;  2,8-20;  2,23-35;  2,36-38; 2,41-50.

Hãy tìm ra các nhân vật, hoạt động của họ và nơi hoạt động của họ. Đó chính là nhận diện hoạt cảnh.

Khi đã nhận ra hoạt cảnh, hãy dùng tưởng tượng đưa mình vào trong các hoạt cảnh ấy mà phản ứng y như người trong cảnh. Đó chính là suy chiêm nhập cảnh.

2) Những đoạn Thánh Kinh chưa rõ hoạt cảnh. Hãy lấy những đoạn Thánh Kinh bất kỳ, rồi tìm xem đoạn ấy có hoạt cảnh không. Nếu có hoạt cảnh thì hoạt cảnh ấy là gì? Hãy làm như đã làm ở 1) trên đây. Hãy tìm nhiều đoạn Thánh Kinh khác nhau mà làm cho đến khi nhận diện đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh một cách chính xác và mau chóng.

2. NHẬP CẢNH THEO SỰ HƯỚNG DẪN

2.0. Chuẩn bị

Để chuẩn bị cho việc suy chiêm nhập cảnh một đoạn Thánh Kinh, chúng ta phải làm những công việc sau đây:

     a. Xác định mục đích và ơn xin

 Ở đây, chúng ta muốn cảm nghiệm được tình yêu vô hạn của Ba Ngôi trong mầu nhiệm nhập thể.

     b. Chọn đoạn Thánh Kinh

Chọn một đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh và thích hợp với mục đích và ơn xin. Với mục đích trên, chúng ta chọn Lc 1,26-38 có được không?

     c. Tìm ra hoạt cảnh

Tìm ra hoạt cảnh tức là sân khấu và các nhân vật đang hoạt động. Chúng ta hãy đọc đoạn Thánh Kinh theo những câu hỏi sau:

Œ Có những nhân vật hoạt động nào trong đoạn Thánh Kinh?

 Họ nói gì? Và làm gì?

Ž Họ hoạt động ở nơi nào?

2.1. Nhập nguyện

     a. Tạo những điều kiện thuận lợi nhất

Hãy tìm lấy một chỗ thuận lợi nhất để cầu nguyện theo hướng dẫn… Tiếp đến, xin ngồi thẳng lưng. Chúng ta sẽ có 30 phút để cầu nguyện. Về tư cách và thái độ, chúng ta tự nhiên sẽ có khi nhập cảnh.

b. Định tâm

Bây giờ hãy nhắm mắt, chú ý tới cảm giác ở những bộ phận khác nhau, đi từ đỉnh đầu xuống gáy, xuống lưng, tay chân và dần dần tới tận bàn chân. Làm nhiều vòng cho tới khi thấy toàn thân thư giãn, tâm hồn an tĩnh.

c. Nhận diện, xin giúp và xin ơn

Định tâm xong, ta thấy Ba ngôi đang ở trước mặt. Hãy xin cùng Cha giúp đỡ bằng ánh sáng và sức mạnh của Thánh Thần của Cha để bạn nhập vào được cảnh truyền tin mà cảm nghiệm sâu xa tình yêu nhưng không và vô hạn của Ba ngôi.

2.2. Nhập cảnh

a. Đọc để nhập cảnh

Sau khi đã nhập nguyện, bây giờ bạn hãy nhập cảnh đoạn Thánh Kinh đã chuẩn bị. Muốn thế, bạn nên đọc ba đợt. Mỗi đợt có một mục đích.

1) Đợt 1: Đọc để hình dung được hoạt cảnh.

Bây giờ xin bạn cầm sách lên, chú ý hết sức, đọc chậm, đọc suốt đoạn Thánh Kinh…

Đọc xong, xin bạn buông sách xuống, nhắm mắt lại, hình dung ra hoạt cảnh vừa đọc… Nếu bạn hình dung được thì đợt 1 đã đạt được mục đích.

Nếu chưa hình dung được thì hãy tìm ra nguyên nhân thất bại. Sửa chữa lại theo nguyên nhân. Rồi cầm sách lên, chú ý hết sức, đọc chậm, đọc suốt đoạn Thánh Kinh… Đọc xong, xin buông sách xuống, nhắm mắt lại, hình dung ra hoạt cảnh vừa đọc… Nếu vẫn chưa hình dung được thì tìm nguyên nhân để sửa chữa lại, rồi đọc lại cho tới khi hình dung ra được.

2) Đợt 2. Đọc để hình dung đúng và đủ hoạt cảnh.

Khi đã hình dung được hoạt cảnh, vẫn còn phải đọc lại theo cách đọc trên nhưng với mục đích khác: đọc để hình dung đúng và đủ hoạt cảnh.

3) Đợt 3. Đọc để vào được hoạt cảnh.

Khi đã hình dung đủ, đúng hoạt cảnh thì chuyển sang đợt ba. Theo cách đọc trên đây mà làm, nhưng với mục đích khác: đọc để vào cho được hoạt cảnh. Hãy đọc như vậy cho tới khi vào được hoạt cảnh.

b. Phản ứng

Bây giờ bạn đã vào được hoạt cảnh rồi. Hãy ở yên trong cảnh mà chiêm ngắm, cảm nếm, suy nghĩ, phản ứng như người đang thực sự đứng trong cảnh. Phản ứng như khi bạn say mê xem đá bóng và bạn đang theo dõi trận đấu. Phản ứng như khi bạn đang say mê xem một cuốn phim, một cuốn truyện và bạn phản ứng theo các biến cố diễn ra.

2.3. Kết nguyện

   Để kết nguyện, bạn hãy chọn lấy một trong những cách sau đây:

   Cách 1: Tâm sự với Ba ngôi theo tâm tình của bạn đang có rồi đọc lại đoạn Thánh Kinh để kết thúc.

   Cách 2: Thinh lặng ra đi vì không muốn chấm dứt nỗi lòng lúc ra đi.

3. PHÂN TÍCH

     a. Tầm quan trọng

          Sau khi suy chiêm dưới sự hướng dẫn, nên nhìn lại và phân tích cẩn thận cách suy chiêm theo nhân vật mà ta vừa làm. Công việc này vừa ích lợi cho người học, vừa giúp ích người hướng dẫn.

   Cho người học, vì nó giúp họ biết mình đã hiểu hay chưa, giúp họ cơ hội và điều kiện để

Ø     hiểu những gì chưa hiểu,

Ø     hiểu sâu những gì còn hiểu nông,

Ø     hiểu rõ những gì chưa ro.

   Cho người hướng dẫn, vì nó còn giúp họ nhận ra người học đã hiểu đúng phương pháp mình truyền đạt hay chưa.

     b. Làm thế nào?

            Muốn đạt được lợi ích trên thì người học cần tích cực tham gia việc phân tích. Nếu học viên thụ động thì họ khó có thể đạt được những ích lợi nói trên.

   Như vậy, người hướng dẫn phải dùng những cách thức thích hợp đưa người học vào thế năng động. Một trong những cách ấy là dùng câu hỏi để đưa họ tới chỗ trao đổi với nhau.

     c. Phân tích theo những câu hỏi sau:

          0) Chuẩn bị

            Để chuẩn bị, chúng ta đã làm thế nào? Chúng ta đã làm những công việc sau đây:

Œ Xác định mục đích và ơn xin.

 Chọn đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh thích hợp với ơn xin.

Ž Đọc đoạn Thánh Kinh để tìm ra hoạt cảnh, tức là sân khấu và các nhân vật với các hoạt động của họ.

          1) Nhập nguyện

Œ Chúng ta đã nhập nguyện như thế nào? Đã làm những công việc nào? Có đủ các yếu tố của thì nhập nguyện thông thường hay không?

 Trong cách suy chiêm này, chỗ cầu nguyện đặc biệt quan trọng. Tại sao?

Ž Chúng ta đã định tâm như thế nào?

 Trong cách làm này, có gì đặc biệt hay không?

          2) Suy chiêm

Œ Để vào được hoạt cảnh của đoạn Thánh Kinh, chúng ta đã phải làm thế nào?

 Chúng ta đã đọc thế nào?

Ž Ba đợt đọc giống và khác nhau ở chỗ nào?

 Khi đọc mà chưa đạt được mục đích thì ta đã làm như thế nào?

 Thứ tự của ba đợt đọc có bó buộc không?

‘ Khi đã vào được hoạt cảnh, ta còn phải làm gì?

’ Nhập cảnh có khác nhập vai không?

          3) Kết nguyện

   Chúng ta đã kết nguyện như thế nào?

4. LƯỢNG GIÁ

Phương pháp này có những điểm yếu nào và những điểm mạnh nào?

     a. Điểm yếu

-  Phương pháp này chỉ sử dụng được cho những bản văn có hoạt cảnh.

- Người nào thiếu óc hình dung sẽ không dùng được phương pháp này.

- Muốn suy chiêm theo phương pháp này, cần phải có một nơi cầu nguyện không bị người khác đến quấy rầy.        b. Điểm mạnh

   Phương pháp này có rất nhiều điểm mạnh:

   1) Chuẩn bị lấy một cách dễ dàng

   Khi đã quen phương pháp thì có thể chuẩn bị lấy những điểm suy chiêm cho mình một cách dễ dàng và mau chóng.

   2) Lời Chúa trở nên sống động

   Vì dùng tưởng tượng đưa mình vào hoạt cảnh của Thánh Kinh, người cầu nguyện sẽ thấy những đoạn Thánh Kinh rất sống động như mình đã thực sự tham dự.

   3) Cách sống sẽ được điều chỉnh một cách tự nhiên

   Nếu người ta thường cầu nguyện bằng phương pháp nhập cảnh thì lối sống, cung cách tiếp vật xử thế của họ sẽ tự nhiên biến đổi dần theo tinh thần Tinh Mừng mà không nhất thiết phải luôn thông qua những điều dốc lòng.

   4) Thuật lại sống động

   Nói về những đoạn Thánh Kinh đã suy sẽ sống động như người đã thực sự chứng kiến các hoạt cảnh đã suy chiêm.

5. TÓM TẮT

   Để dễ nhớ và tiện dùng, chúng ta sẽ tóm tắt phương pháp vào bảng tóm sau:

     a. Chuẩn bị

   Œ Xác định mục đích và ơn xin của giờ suy chiêm.

    Chọn đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh thích hợp với ơn xin.

   Ž Đọc đoạn Thánh Kinh để tìm ra hoạt cảnh, tức là sân khấu và các nhân vật với các hoạt động của họ.

     b. Nhập nguyện

   Œ Tạo những điều kiện thuận lợi nhất để suy chiêm: nơi chốn, thời gian. Cẩn thận chọn nơi không bị quất rầy. Tư cách và thái độ sẽ có lúc nhập cảnh.

 Định tâm. Định tâm bằng cách để ý tới cảm giác tại các chỗ khác nhau trên cơ thể, và tới hơi thở .

Ž Nhận diện, xin giúp và xin ơn.

     c. Nhập cảnh

   Œ Đọc để nhập cảnh

   Chú ý đọc suốt, đọc chậm, rồi buông sách và hình dung hoạt cảnh hoặc nhập vào hoạt cảnh. Đọc mà không đạt tới mục tiêu thì đi tìm nguyên nhân, sửa chữa nguyên nhân rồi mới đọc lại. Đọc thành ba đợt, mỗi đợt có mục tiêu riêng.

Ø Đọc đợt 1 để hình dung được hoạt cảnh.

Ø Đọc đợt 2 để hình dung cho đúng, cho đủ hoạt cảnh.

Ø Đọc đợt 3 để nhập cảnh.

    Ở lại trong cảnh

   Khi đã nhập vào được cảnh thì ở lại trong cảnh cho đến hết giờ. Ở lại để chiêm ngắm, nếm cảm, phản ứng.

     d. Kết nguyện

  Để kết nguyện, bạn hãy chọn lấy một trong những cách sau đây:

   Cách 1: Tâm sự với Ba ngôi theo tâm tình của bạn đang có rồi đọc lại đoạn Thánh Kinh để kết thúc.

   Cách 2: Thinh lặng ra đi vì không muốn chấm dứt nỗi lòng lúc ra đi.

6. TẬP LÀM

6.0. Chất liệu

          Để tập suy chiêm theo nhân vật, có thể dùng một trong hai cách sau mà tìm những đoạn Thánh Kinh để suy chiêm:

     a. Cách thứ nhất

            Lấy những đoạn Thánh Kinh có hoạt cảnh trong các Tin Mừng nhất lãm: Mátthêu, Máccô và Luca.

     b. Cách thứ hai

            Dùng những đoạn Thánh Kinh sau:

1) Về Chúa Cha: St 2,4b-25; Mt 20,1-15; 21,33-43; 25,14-30; 27,39-49 ; Lc 15,4-7; 15,8-10 ; 15,11-32.

2) Về Đức Ki-tô: Lc 1,26-38; 2,1-20; 3,21-22; 2,51-52; 4,1-13; 22,39-46; 22,47-53; 22,63-65; 22,66-76; 23,2-7; 23,13-25; 23,33-34; 23,35-38; 23,39-43; 23,44-49; 24,13-35;  24,36-43;  23,44-53.

3) Chúa Thánh Thần: Lc 1,26-30; Ga 3,1-8; Ga 4,7-15; Ga 19,31-36;  Ga 20,19-23;  C2,1-13.

6.1. Tập suy chiêm nhập cảnh

Áp dụng phương pháp đã tóm tắt trên đây vào những đoạn Thánh Kinh trong danh sách trên đây.


Các bài viết mới hơn
     Truyền thống cử hành phụng vụ các nhà thờ “trạm” trong Mùa Chay_Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Công bố Lời Chúa trong cử hành Phụng Vụ Các Giờ _Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
     Ba hình thức rửa tội khác nhau trong Hội thánh Công giáo
     14 Câu Kinh Thánh chứng tỏ chúng ta được cứu độ nhờ Bí tích Rửa Tội - Dave Armstrong
     Tại sao Công đồng Vatican II thấy cần phải cải cách phụng vụ? - Timothy P. O’Malley
     5 cách để gặp gỡ Chúa trong thói quen hằng ngày - Tác giả Cecilia Pigg
     Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của Mùa Vọng_ Lm Giuse Nguyễn Hữu An, sưu tầm
     Tài Liệu Giúp Các Giới Tôn Thờ Thánh Thể_Ban Chuyên Đề Thánh Thể Gp. Xuân Lộc
     Các bài đọc Chúa Nhật 14 Thường Niên Năm A
     Bài Đọc Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm A

Các bài viết cũ hơn
     Bài 4: NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN
     Nghi Thức Gia đình cầu nguyện Chào đón giao thừa
     LUYỆN NGỤC LÀ GÌ?
     NGÀY 1 THÁNG 11: NGUỒN GỐC CỦA SỰ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC.
     CHUỖI MÂN CÔI VỚI CÔ Y TÁ ĐỨC QUỐC XÃ
     CHUỖI HẠT MÂN CÔI VỚI NGƯỜI LÍNH LÊ DƯƠNG PHÁP
     CHUỖI HẠT MÂN CÔI VỚI ĐỨC MẸ.
     59 LỜI HỨA CHO NHỮNG AI MANG CHUỖI HẠT MÂN CÔI.
     15 LỜI HỨA CHO NHỮNG AI SIÊNG NĂNG LẦN CHUỖI MÂN CÔI
     BỨC THƯ KHÔNG CÓ ĐỊA CHỈ