Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Bài Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Phanxicô

cho các Cặp Đính Hôn Chuẩn Bị Hôn Phối

Ngày 14-02-2014

Câu hỏi thứ nhất: Nỗi sợ điều "vĩnh viễn"

Thưa Đức Thánh Cha, trong lòng biết bao nhiêu người ngày nay, người ta nghĩ rằng việc hứa trung thành suốt cả cuộc đời là một việc quá khó khăn; nhiều người nghĩ rằng thách đố sống với nhau luôn mãi thật đẹp, hấp dẫn, nhưng lại quá đòi hỏi, hầu như không thể thực hiện được. Chúng con xin  Đức Thánh Cha  ban lời soi sáng chúng con về vấn đề này.

ĐTC : Cha cám ơn chứng tá và câu hỏi này. Cha giải thích cho các con như sau: người ta đã gửi cho Cha các câu hỏi trước . . . Người ta hiểu được . . . Và như thế Cha có thể suy nghĩ và nghĩ ra một câu trả lời một cách chắc chắn hơn một chút.

Thật quan trọng khi hỏi mình xem có thể yêu nhau "luôn mãi" không. Đây là một câu hỏi mà chúng ta đặt ra: có thể yêu nhau "luôn mãi" không? Ngày nay biết bao nhiêu người sợ thực hiện các chọn lựa vĩnh viễn. Một thanh niên nói với vị giám mục của mình như sau: "Con muốn trở nên một linh mục, nhưng chỉ trong 10 năm thôi". Người thanh niên này sợ một sự chọn lựa vĩnh viễn. Nhưng đó là một sự sợ hãi chung, riêng của nền văn hóa của chúng ta. Thực hiện một sự chọn lựa suốt cả đời, coi như là một điều không thể được. Ngày nay tất cả đều thay đổi nhanh chóng, không gì kéo dài mãi mãi . . .  Và tâm thức này đem biết bao nhiêu người đang chuẩn bị cử hành hôn phối để nói ra: "chúng con sống với nhau cho tới khi nào tình yêu còn", và sau đó thì sao? Biết bao nhiêu câu chào hỏi và chúng ta nhìn ra . . .  Và hôn nhân kết thúc như thế. Nhưng chúng ta  hiểu thế nào về "tình yêu"? Chỉ là một tình cảm, một tâm trạng tâm vật lý phải không? Chắc là thế, nếu là như thế, thì người ta không thể xây dựng cuộc đời chúng ta trên một điều gì vững chắc. Nhưng nếu ngược lại, tình yêu là một liên hệ, thì đó là một thực tại có sức lớn lên, và chúng ta cũng có thể nói, như là một thí dụ, rằng người ta đang xây ngôi một nhà. Và cái nhà người ta cùng nhau xây dựng, không làm một mình! Xây dựng có nghĩa là làm cho dễ dàng và giúp cho việc tăng trưởng.

Các Bạn đính hôn thân mến, các Con đang chuẩn bị cùng nhau lớn lên, để xây ngôi nhà này, để chung sống với nhau luôn mãi. Các Con không muốn đặt nền tảng ngôi nhà này trên cát của tình cảm, đi rồi đến, nhưng trên đá cứng của tình yêu chân thực, tình yêu đến từ Thiên Chúa. Gia đình sinh ra từ dự án yêu thương này, là dự án muốn lớn lên như người ta xây dựng một ngôi nhà, là nơi chứa chan tình thân thương, giúp đỡ nhau, hy vọng, nâng đỡ nhau. Như tình yêu của Thiên Chúa vững bền và luôn mãi, cũng thế tình yêu làm nền tảng cho gia đình mà chúng ta muốn bền vững và luôn mãi. Xin vui lòng, đừng để cho chúng ta bị thắng lướt bởi một "nền văn hóa tạm bợ"! Nền văn hóa này, nền văn hóa mà ngày nay đang xâm chiếm tất cả chúng ta, nền văn hóa của những gì tạm bợ. Điều này không thể được!

Vì thế làm sao người ta ưu tư cho sự sợ hãi điều "luôn mãi"? Hằng ngày, ngày này sang ngày khác, khi tín thác vào Chúa Giêsu trong đời sống để nên hành trình thiêng liêng hằng ngày, được kiến tạo nên từng bước một - những bước ngắn, những bước lớn hơn, những bước bình thường - được làm nên do sự dấn thân để trở nên những người đàn bà và đàn ông trưởng thành trong đức tin. Tại sao, các Bạn đính hôn thân mến, "điều luôn mãi" không chỉ là vấn đề kéo dài ra! Hôn nhân không thành công nếu không kéo dài ra, nhưng đúng thật là hôn nhân có phẩm chất. Ở với nhau và biết luôn yêu thương nhau là thách đố của các đôi bạn Kitô. Điều đang đến trong đầu óc Tôi, phép lạ hóa bánh ra nhiều: cả các Con nữa, Chúa có thể làm cho tình yêu của các Con tăng thêm ra nhiều và trao ban tình yêu đó cho các con tình yêu tươi mát và tốt đẹp mỗi ngày. Có một sự dè đặt vô bờ bến! Ngài ban cho các Con tình yêu làm nền tảng cho cuộc hiệp nhất của các Con và mỗi ngày sự hiệp nhất này làm cho tình yêu đó nên mới, làm cho mạnh mẽ thêm. Làm cho tình yêu đó lớn hơn khi gia đình lớn lên với con cái. Trên hành trình này, thật quan trọng, thật cần thiết lời cầu nguyện, luôn luôn cần thiết và quan trọng. Anh cho Chị, và Chị cho Anh và tất cả hai cùng nhau. Các Con hãy xin Chúa Giêsu biến hóa tình yêu của các con ra thật nhiều. Trong Kinh Lạy Cha chúng ta xin: "Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày". Các đôi bạn cũng có thể học biết cầu nguyện khi nói như sau: "Lạy Chúa, xin cho chúng con hôm nay tình yêu hằng ngày", để tình yêu hằng ngày của các đôi bạn là bánh ăn, bánh thực sự của linh hồn, bánh nâng đỡ họ để tiến về phía trước. Và lời cầu nguyện: chúng ta có thể thử để biết chúng ta có biết nói lời cầu nguyện này không? "Lạy Chúa xin ban cho chúng con hôm nay tình yêu hằng ngày". Tất cả cùng nhau! [các người đính hôn hãy nói: "Lạy Chúa xin ban cho chúng con hôm nay tình yêu hằng ngày"]. Một lần nữa! [các bạn đính hôn: Lạy Chúa xin ban cho chúng con hôm nay tình yêu hằng ngày"]. Đó là lời cầu nguyện của các người đính hôn và các đôi bạn. Xin Chúa dạy chúng con biết yêu nhau, muốn điều lành cho nhau! Các Con càng tín thác nơi Chúa, tình yêu của các Con sẽ còn "luôn mãi", có khả năng canh tân chính mình, và sẽ thắng vượt mọi khó khăn. Điều này, Cha đã nghĩ tới để nói với các Con, khi trả lời cho câu hỏi của các Con. Xin cám ơn!

Câu hỏi thứ 2: Sống với nhau, một "cung cách" sống đời sống hôn nhân.

Kính thưa Đức Thánh Cha, sống với nhau từng ngày thật đẹp, đem lại niềm hoan lạc. Nhưng là một thách đố phải đương đầu. Chúng con tin rằng cần học để yêu nhau. Có một "cung cách" sống lứa đôi, một linh đạo của cái hằng ngày mà chúng con muốn học biết. Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con trong vấn đề này không, Kinh thưa Đức Thánh Cha?

ĐTC. Sống với nhau là một nghệ thuật, một hành trình kiên nhẫn, thật đẹp và rất hấp dẫn. Không chấm dứt, khi nói các Con đã chiếm đoạt nhau, người này chiếm đoạt người khác . . .  Trái lại, chính là lúc vừa bắt đầu! Hành trình này xẩy ra mỗi ngày có những luật mà người ta có thể tóm lại trong 3 lời này mà Con đã nói, những lời mà Cha đã lặp lại nhiều lần cho các gia đình: xin phép - Tôi có thể, bạn đã nói - cám ơn và xin lỗi.

"Tôi có thể - xin lỗi". Là lời xin thật nhã nhặn để có thể đi vào trong đời sống của một ai khác với sự kính trọng và chú ý. Cần học biết xin: Tôi có thể làm điều này không? Anh có thích chúng ta làm như thế không? Nào chúng ta đưa ra sáng kiến này, để giáo dục con cái như thế này? Anh [Em] có muốn chiều nay chúng ta ra ngoài không? . . . Tóm lại, xin phép có nghĩa là biết đi vào, một cách lịch sự, đi vào trong đời sống của người khác. Nhưng hãy nghĩ kỹ điều này: biết đi vào, với cung cách lịch sự, trong đời sống người khác. Và điều này không dễ dàng. Trái lại đôi lần người ta dùng những kiểu cách nặng nề, như các đôi ủng đi núi! Tình yêu chân thực không áp đặt với sự cứng rắn và tấn công. Trong các lời nói như những hoa nhỏ [Fioretti] của Thánh Phanxicô thành Assisi người ta thấy kiểu nói này: "Bạn hãy biết rằng lịch sự là một trong những đặc tính của Thiên Chúa . . . và nhã nhặn là chị của bác ái, là điều dập tắt ghen ghét và bảo tồn tình yêu" (Chương 37). Phải, lịch thiệp bảo tồn tình yêu. Và ngày nay trong các gia đình của chúng ta, trong thế giới của chúng ta, thường xảy ra bạo lực và kiêu hãnh, cần có nhiều lịch thiệp. Và điều này phải bắt đầu từ trong gia đình.

"Cám ơn". Xem ra là dễ nói tiếng "cám ơn" (thanks, merci, grazie), nhưng chúng ta biết rằng không phải thế đâu . . .  Tuy nhiên đó là điều thật quan trọng. Chúng ta dạy điều này cho trẻ con, nhưng rồi chúng ta lại quên nó! Lòng biết ơn là một tình cảm quan trọng! Một bà cụ già, một lần, nói với Cha ở Buenos Aires: "lòng biết ơn là đóa hoa mọc lên trong thửa đất thanh nhã". Cần sự thanh nhã của tâm hồn để đóa hoa này lớn lên. Các Con còn nhớ bài Phúc Âm của Thánh Luca không? Chúa Giêsu chữa 10 người mắc bệnh phong cùi và rồi chỉ có một người trở lại nói lời cám ơn với Chúa Giêsu. Và Chúa nói: và 9 người khia đâu? Lời này cũng có giá trị cho chúng ta: Chúng ta có biết cám ơn không? Trong mối tương quan của các Con, và ngày mai trong đời sống hôn nhân, thật quan trọng là giữ cho sống động ý thức là người khác là ơn huệ của Thiên Chúa, và với các ơn huệ của Thiên Chúa, người ta nói lên tiếng cám ơn! Và trong thái độ bên trong này người ta nói với nhau lời cám ơn, về từng sự vật một. Không phải là lời nói lịch sự dùng với người ngoại quốc, để tỏ ra là có giáo dục. Cần biết nói với nhau tiếng cám ơn, để cùng nhau tiến tới cách tốt đẹp đi về phía trước trong đời sống hôn nhân.

Tiếng thứ ba: "Xin lỗi". Trong đời sống, chúng ta làm biết bao nhiều điều lỗi lầm, sai lỗi. Tất cả chúng ta đều làm như thế. Nhưng có thể là ở đây, có người tại chỗ này, không hề làm điều sai lỗi bao giờ? Tất cả chúng ta đều làm điều sai lỗi! Người nào đó hãy giơ tay lên, ở đây: một người không bao giờ làm điều sai lỗi? Tất cả chúng ta đều làm điều sai lỗi! Tất cả chúng ta! Có thể không có một ngày nào đó chúng ta không làm điều sai lỗi. Kinh Thánh nói rằng người công chính nhất cũng phạm tội 7 lần trong ngày. Và như thế tất cả chúng ta đều làm điều sai lỗi . . . Vậy cần dùng lời nói đơn sơ này: "xin lỗi". Cách mỗi người trong chúng ta sẵn sàng cáo lỗi người khác và biện minh chính mình chúng ta. Điều này bắt đầu từ nguyên tổ của chúng ta, ông Adong, khi Thiên Chúa hỏi ông: "Adong, con đã ăn trái này phải không". "Con, không, con không ăn! Chính người phụ nữ đó đã cho con!". Tố cáo người khác để không nói lời "xin lỗi", "xin tha lỗi". Đó là câu truyện cũ rích! Và đó là bản năng ở ngay từ đầu của biết bao nhiêu tai ương. Chúng ta hãy học chấp nhận các sai lầm của chúng ta và học xin lỗi. "Xin lỗi, nếu hôm nay Tôi đã cao giọng"; "xin lỗi, nếu tôi đi qua mà không chào hỏi"; "xin lỗi, nếu tôi đã đến trễ", "nếu cả tuần này tôi giữ thinh lặng như thế", "nếu tôi đã nói nói nhiều mà không bao giờ chịu nghe"; "xin lỗi, tôi đã quên"; "xin lỗi, tôi đã nóng giận và tôi đã khó chịu với bạn" . . . Biết bao nhiêu điều phải "xin lỗi" trong ngày chúng ta có thể nói. Cũng trong cách đó, mà gia đình Kitô phải lớn lên. Tất cả chúng ta  biết rằng không có gia đình hoàn hảo, và cũng đúng là, không có người chồng hoàn hảo, hoặc không có người vợ hoàn hảo. Chúng ta không nói tới bà mẹ chồng hoàn hảo . . . Chúng ta hiện hữu, là người có tội. Chúa Giêsu, Đấng biết chúng ta rõ ràng, dạy chúng ta một bí quyết: không bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, mà không làm cho bình an trở lại trong nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta. Điều này thường xẩy ra, là các đôi bạn cãi nhau, nhưng luôn vì có điều gì đó, nên chúng ta đã cãi nhau . . . Có lẽ các con đã tức giận, có thể một cái đĩa đã bay đi, nhưng xin vui lòng nhớ điều này: không bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau! Đừng bao giờ! Không bao giờ! Đừng bao giờ! Đó là một bí quyết, một bí quyết để bảo tồn tình yêu và để làm hòa với nhau. Không cần làm một bài diễn văn đẹp . . . Đôi khi một cử chỉ mà thôi, cũng đủ. . . và hòa bình đã trở lại. Đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau, bởi vì nếu bạn kết thúc một ngày mà không hòa giải với nhau, thì điều con có trong lòng con, ngày hôm sau sẽ lạnh đi và cứng nhắc và càng khó làm hòa với nhau. Các Con hãy nhớ cho kỹ: không bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau! Nếu chúng con học biết xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau, hôn nhân sẽ kéo dài, sẽ tiến về phía trước. Khi người ta đến đây trong các buổi triều yết hoặc ở đây tại nhà Santa Marta các đôi bạn già, mừng 50 năm, Cha có hỏi: "Ai đã nâng đỡ ai?" Và thật đẹp điều này! Tất cả nhìn nhau, nhìn Cha, và nói với Cha: "Cả hai!" Và điều này thật đẹp! Đó là một chứng tá thật đẹp!

Câu hỏi thứ ba: Cung cách của việc cử hành Hôn phối

Kính thưa Đức Thánh Cha, trong mấy tháng này chúng con đang chuẩn bị nhiều điều cho đám cưới của chúng con. Xin Đức Thánh Cha có thể cho chúng con một vài lời khuyên để cử hành hôn phối của chúng con cho tốt đẹp?

ĐTC. Các Con hãy làm thế nào để thực sự là một buổi lễ - bởi vì Hôn phối là một buổi lễ - một buổi lễ Kitô giáo, không phải là một buổi lễ trần tục! Lý do sâu xa hơn của niềm vui trong ngày này được Phúc Âm Thánh Gioan chỉ cho chúng ta: các con hãy nhớ tới tiệc cưới tại Cana? Ở một điểm nào đó, rượu cũng thiếu và bữa tiệc như bị phá hủy. Các Con hãy tưởng tượng nghĩ xem, vào kết thúc bữa tiệc, mà người ta phải uống nước trà! Không được, không được! Không có rượu thì không có lễ! Theo gợi ý của Đức Maria, trong giây phút đó Chúa Giêsu mặc khải mình lần đầu tiên và làm một dấu lạ: biến nước thành rượu, và làm như thế Chúa cứu vãn buổi lễ của tiệc cưới. Theo như điều xẩy ra ở Cana cách đây 2000 năm, điều xẩy ra trong thực tế trong mỗi lễ cưới: điều làm cho trọn vẹn và đúng thực cách sâu xa hôn nhân của chúng con, sẽ là sự hiện diện của Chúa Giêsu Đấng tự mặc khải và ban ơn thánh của Ngài. Chính sự có mặt của Chúa cống hiến "rượu tốt", và Ngài là bí mật của niềm hoan lạc trọn vẹn, sự hoan lạc sưởi ấm con tim cách đích thực. Và sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bữa tiệc đó. Chớ gì một buổi lễ diễn ra thật đẹp, nhưng phải có Chúa Giêsu! Không với tinh thần thế tục, không thế! Điều này người ta cảm thấy được, khi Chúa có mặt ở đó.

Tuy nhiên, trong cùng một lúc, điều thật tốt lành, là hôn nhân của các Con phải thanh đạm và làm phát sinh ra điều thực sự quan trọng. Một số người lo lắng về các dấu hiệu bên ngoài, về tiệc tùng, về chụp hình, về áo xống, về hoa . . .  Đó là những điều quan trọng trong một buổi lễ, nhưng chỉ khi nào chúng có khả năng chỉ cho thấy lý do đích thực của niềm vui của các Con: lời chúc của Chúa trên tình yêu của các Con. Hãy làm sao, để, như rượu ở Cana, các dấu hiệu bên ngoài của buổi lễ của các Con tỏ ra cho thấy sự hiện diện của Chúa và nhắc nhớ cho các Con và cho tất cả mọi người nguồn gốc và lý do của niềm vui của các Con.

Nhưng có điều gì đó mà Con đã nói và Cha muốn giải thích thêm, vì Cha không muốn để nó qua đi. Hôn nhân cũng là một việc của mỗi ngày, Cha có thể nói, đó là một công việc tiểu công nghệ, một công việc của người thợ kim hoàn, vì người chồng có nhiệm vụ làm cho người đàn bà, thế nào hơn nữa là người vợ của mình, và người vợ có nhiệm vụ làm cho người đàn ông thế nào, hơn nữa là người chồng của mình. Lớn lên cả trong phạm vi nhân bản, như là người đàn ông và người đàn bà. Và điều này phải thực hiện giữa các Con. Điều này có nghĩa là cùng lớn lên với nhau. Điều này không đến từ không khí! Chúa chúc lành cho hôn nhân, nhưng đến qua bàn tay của các Con, từ các thái độ của các Con, từ cách thế các Con sống, từ cách thế các Con yêu thương nhau. Hãy làm cho chúng ta lớn lên! Luôn làm thế nào để người khác lớn lên. Hãy làm việc theo cách thế này. Và như thế, Cha không biết, Cha nghĩ tới Con, người mà một ngày kia sẽ đi ra đường của xứ sở của Con và giữa người dân của Con, và người dân sẽ nói: "Nhưng nhìn kìa, chị đó đẹp thật, mạnh mẽ thật! . .  ". "Cho người chồng của chị, đúng rồi!" Và cả cho Con: "Nhìn kìa, thật là thế! . . . ". "Với người vợ mà anh ta có, người ta hiểu rồi!". Đó là điều này, tới điểm này: hãy làm chúng ta lớn lên với nhau, người này làm cho người khác. Và con cái sẽ có được di sản này vì có một người cha và một người mẹ đã lớn lên với nhau, khi làm như thế - người này cùng làm với người kia - làm cho nên hơn nữa, người đàn ông và người đàn bà, làm cho nên hơn nữa, người đàn ông và người đàn bà.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 14-02-2014. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 15-02-2014).


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các Vị sẽ được đặt cử là Hồng Y trong Cuộc Họp ngày 22-02-2014
     Bí tích Thánh Thể phải đưa chúng ta tới cuộc sống bác ái quảng đại và tha thứ
     Kỷ niệm 1 năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm
     Buổi gặp gỡ của các cặp đính hôn với Đức Thánh Cha nhân ngày lễ thánh Valentino, Ngày Lễ của Tình Yêu
     Kitô hữu môn đệ truyền giáo là muối đất và ánh sáng thế gian
     Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi Hát Kinh Chiều Kết Thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội
     Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và chúc Tết Nguyên Đán
     Đức Thánh cha tiếp kiến Tổng Thống Pháp
     Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 48
     “Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm”