Bài suy niệm 6: Philatô và nỗi khao khát
quyền lực
Ariccia
– Bài suy niệm thứ 6 được cha Michelini trình bày trong tuần tĩnh tâm của Đức
Thánh Cha và giáo triều Roma vào chiều ngày 08/03 về cuộc xét xử Chúa Giêsu và
người vợ của tổng trấn Philatô (Mt 27, 11-26).
Bài
suy niệm xoay quanh nhân vật tổng trấn Philatô, và đặc biệt được viết cùng với
một đôi vợ chồng – ông bà Mariateresa Zattoni và Gilberto Gillini, là những
người đã cộng tác với cha Michelini nhiều nàm trong việc giảng tĩnh tâm cho các
gia đình và các buổi đào tạo, cũng như cha đã viết chung với họ nhiều sách,
trình bày cách đọc kép các bản văn Thánh kinh - chú giải và ngữ cảnh gia đình.
Theo cha Michelini, việc đọc và chú giải Thánh kinh không phải là đặc quyền của
các tu sĩ hay các người nghiên cứu Thánh kinh, các đôi vợ chồng và gia đình
phải được giúp đỡ để thực hành Thánh kinh, điều cho đến nay chưa được thực hiện
nhiều trong Giáo hội.
Lựa
chọn giữa Chúa Giêsu và Baraba của tổng trấn Philatô
Cha
Michelini nhắc lại rằng Đức Biển đức XVI đã nói đến một bản văn khác biệt
được Origen ghi nhận, về tên của Baraba, và tên “Giêsu”. Cha giải thích cho
thấy điều này quan trọng trong việc hiểu hệ thống phức tạp mà thánh sử Matthêu
nhìn nhận về hiệu quả của máu Chúa Giêsu đối với ơn tha tội. Hệ thống thần học
này được Mátthêu sử dụng, nhưng chúng ta không được bỏ qua khung cảnh quan
trọng về sự chọn lựa giữa Baraba và Chúa Giêsu: hai con người – không đơn giản
là hai con dê như thánh Mátthêu tưởng tượng khi dựng lại cảnh tượng của lễ Yom
Kippur (lễ xá tội) để trình bày về cái chết của Đấng Mêsia) – một người trước
một người khác và chỉ một người sẽ sống.
Cha
Michelini thuật lại câu chuyện trong tiểu thuyết của William Styron “Chọn lựa
của Sophie”, khi người mẹ trẻ bị một sĩ quan phát xít buộc phải chọn một trong
hai đứa con mình phải chết. Cha kết luận rằng, thật không may là dân Do thái,
hàng thế kỷ, bị các Kitô hữu kết tội giết Chúa. Cuối cùng, lời kết án vô lý này
đã được gỡ bỏ ở mọi cấp độ. Cha Michelini nói thêm rằng chúng ta không được
quên rằng theo cuộc Thương khó theo thánh Mátthêu, lời kết án này không bao giờ
có, ngay cả từ khía cạnh lý luận đơn giản: bởi vì, giống như trường hợp của
Sophie, người buộc phải chọn để cho đứa con gái phải chết, trách nhiệm của
quyết định khủng khiếp này đến từ người đã đưa ra điều kiện cho đám đông chọn
lựa, hiển nhiên đó là tổng trấn Roma.
Khía
cạnh gia đình: quyền lực của người nam
Cha
Michelini trình bày suy tư của ông bà Gillini-Zattoni, với sự lưu ý của họ về
việc trình bày quyền lực của người nam. Sự đồng lõa giữa thượng tế và Philatô
đã tiêu diệt tiếng nói của người phụ nữ, của vợ ông Philatô, nói với Philatô
qua một tin nhắn, bởi vì ông không cho phép bà được lắng nghe”.
Giấc
mộng của Chúa và khao khát quyền lực
Cuối
cùng, cha Michelini đã xem xét 5 giấc mộng trong Tin mừng thời thơ ấu theo
thánh Mátthêu và giấc mộng của vợ tổng trấn Philatô. Các giấc mộng này được xem
xét trong một tổng thể bởi vì chúng trình bày cùng một điều mà chúng ta có thể
gọi là “giấc mộng của Thiên Chúa”: ơn cứu độ của người con (mà qua những giấc
mơ trong phần đầu của Tin mừng, đã trốn thoát người muốn giết hại). Nhưng nếu
thánh Giuse và các đạo sĩ hiểu điều họ phải làm và dù cho sự yếu đuối họ đã
thực hành. Ngược lại, Philatô, đã không lắng nghe lời của vợ mình, không nghe
theo các giấc mộng, và giống như vua Hêrôđê, ông chỉ quan tâm đến việc gìn giữ
quyền lực. (RV 08/03/2017)
Hồng
Thủy
Nguồn: vi.radiovaticana.va