Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Khóa XIII
(Ngày 5-10-2012)
Bài Trình Bày Sơ Lược
Về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (HĐGMTG) Khóa
XIII
của Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic
Tổng Thư Ký THĐGMTG
Nhập đề
“Anh
em hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Với những lời này của Chúa
Giêsu Kitô phục sinh, được ghi lại trong phần cuối của Sách Tin Mừng theo Thánh
Marco, là lúc bắt đầu thời điểm truyền giáo của Giáo Hội. Giáo Hội hiện diện để
rao giảng Tin Mừng, để luôn loan báo và nhất là loan báo Tin Vui cho tất cả mọi
người có thiện chí. Mệnh lệnh này vẫn còn y nguyên, như chính Chúa Giêsu vẫn là
“hôm qua và hôm nay và mãi mãi” (Dt 13, 8), và loan báo Tin Mừng của
Ngài, trong khi các người mà Tin Mừng này được gửi tới, thì thay đổi, và điều
kiện xã hội, văn hóa, chính trị và Tôn Giáo, mà họ sống trong đó, cũng thay đổi.
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Kitô phục được tôn vinh, chiến thắng trên tội lỗi
và trên sự chết, cũng sẽ ghi dấu ấn vào các hoạt động của Khóa Họp Thường Kỳ lần
thứ XIII của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế .
Ngoài ra, lời nói trên đây của Đức Giêsu Kitô đã hướng dẫn cả việc suy tư trong
chương thứ hai của Văn Kiện Dụng cụ làm
việc (Instrumentum laboris) mang
tựa đề “Thời gian của việc rao giảng mới
của Tin Mừng”. Như người ta đã biết, Đại Hội của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới Khóa họp thường kỳ lần thứ XIII sẽ nhóm họp từ ngày 7 đến ngày 28
tháng 10 năm 2012, về đề tài Việc rao giảng
mới của Tin Mừng để truyền đạt Đức Tin Kitô Giáo. Về điều này vấn đề thật
quan trọng là giữ lại một hai khía cạnh của đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới. Quả thế, đề tài chỉ ra cho thấy rằng mục đích của việc rao giảng mới
là truyền đạt Đức Tin. Đàng khác, tiến trình truyền đạt Đức Tin, mà ngày nay
trong nhiều trường hợp người ta thấy có những cản trở đủ thứ, hướng về phạm vi
của việc rao giảng mới của Tin Mừng.
Việc chuẩn bị và diễn tiến của một Đại
Hội của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới là một tiến trình phức tạp và đòi hỏi
rằng phải thực hiện nhiều công việc đáng kể trong Văn Phòng Tổng Thư Ký của Thượng
Hội Đồng Giám Mục Thế Giới trong việc tổ chức và đặc biệt để điều hòa việc quy
tụ nhiều người tham dự vào cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới.
Trong đường hướng chung, trong một tiến trình như thế người ta có thể phân biệt ra những khía cạnh
mà thường xuyên lẫn với nhau: chiều kích thiêng liêng, suy tư thần học mục vụ
và việc chuẩn bị kỹ thuật cũng như tổ chức.
Chiều kích thiêng liêng
Việc cầu nguyện kèm theo
làm linh hoạt mỗi hoạt động của THĐGMTG. Ngoài ra, người Kitô Hữu được mời gọi
để cầu nguyện không ngừng (xem 1Ts 5,
17), theo gương Chúa Giêsu. Với lý do mạnh hơn, một cuộc họp các Giám Mục, đại
diện hàng Giám Mục trên toàn thế giới, chung quanh Vị Giám Mục Rôma và là Chủ Tịch
của THĐGMTG, không thể nào diễn ra nếu không ở trong bầu khí cầu nguyện. Cầu
nguyện đã theo sát các giai đoạn và công việc chuẩn bị, và theo hình ảnh một cuộc
Hành hương của ĐTC Beneđictô XVI tại Loreto, ngày 4-10-2012, việc cầu nguyện
này sẽ có chỗ đứng bậc nhất trong suốt công việc của THĐGMTG. Đặc biệt, Đức
Thánh Cha sẽ chủ tọa 4 buổi cử hành Phụng
Vụ. Với buổi cử hành đồng tế Thánh Lễ
ngày 7 tháng 10 sẽ khai mạc Đại Hội của THĐGMTG lần thứ XIII. Trong buổi
cử hành Thánh Thể này, Đức Thánh Cha sẽ công bố hai Thánh Tiến Sĩ mới của Giáo
Hội: Thánh Gioan D’Avila (Tây Ban Nha) và Thánh Ildegarda thành Bingen (Đức).
Các công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sẽ bế mạc vào ngày Chúa Nhật
28 tháng 10 với buổi đồng tế Thánh Thể của tất cả các Nghị Phụ của Thượng Đồng
Giám Mục Thế Giới và các Linh mục đã tham dự Đại Hội. Vào Chúa Nhật 21 tháng
10, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ phong hiển thánh cho 7 Chân Phước: Giacôbê
Berthieu, Pedro Calungsod, Gioan tẩy giả Piamarta, Maria del Monte Carmelo
Sallés y Barangueras, Marianna Cope, Catarina Tekakwitha và Anna Schaffer. Buổi
cử hành Thánh Thể ngày 11 tháng 10 có ý nghĩa đặc biệt, vì là dịp kỷ niệm 50
năm Khai Mạc Công Đồng Chung Vatican II và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Trong
dịp này, Đức Thánh Cha chính thức khai mạc Năm
Đức Tin sẽ kết thúc vào Lễ Trọng Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 24 tháng
11 năm 2013. Khi khai mạc công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, các
Nghị Phụ kêu cầu Chúa Thánh Thần, là Tác nhân chính yếu của Đại Hội. Mỗi buổi
sáng có việc cử hành Giờ Kinh Ban Ngày bắt đầu công việc của THĐGMTG. Ngay cả
các cuộc họp ban chiều cũng sẽ được bắt đầu với một lời cầu nguyện ngắn. Các
công việc của THĐGMTG sẽ kết thúc, sáng và chiều, với lời cầu xin sự bảo trợ của
Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội và là Sao Sáng của việc rao giảng mới của
Tin Mừng. Bên cạnh Phòng Họp lớn của THĐGMTG, trong nhà nguyện nằm sát cạnh, có
để Mình Thánh Chúa, làm như thế để cho các Tham Dự Viên vào Đại Hội của
THĐGMTG, trước và sau mỗi buổi họp, có thể dừng lại trong nhà nguyện này để suy
niệm trước Vị Thày Đấng luôn gửi đi các môn đệ của Ngài khắp các nẻo đường trên
thế giới để loan báo Tin Mừng, cũng là Tin Vui cho con người thời nay.
Văn Phòng Tổng Thư Ký đã nhận được sự bảo đảm việc cầu
nguyện từ phía nhiều cá nhân và các cộng đoàn trong Giáo Hội. Chúng tôi ngỏ lời
cám ơn gửi tới tất cả vì sự nâng đỡ quan trọng như thế, và đây chắc chắn là điều
sẽ tăng cường mối dây liên kết thông hiệp, không chỉ giữa các Giám Mục họp lại
với Đức Thánh Cha trong Đại Hội của THĐGMTG, trái lại với các thành viên của
Dân của Thiên Chúa đang theo dõi các hoạt động của THĐGMTG.
II) Suy Tư Thần học mục vu
Sau khi Đức Thánh Cha
Beneđictô XVI chọn đề tài cho cuộc Họp của THĐGMTG, tiếp theo là việc tham khảo
các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo, Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐGMTG đã soạn
thảo một Văn Kiện Các đường hướng (Lineamenta), đó là văn kiện của suy tư về
đề tài đã được chọn. Đề tài này được soạn ra với sự trợ giúp của Hội Đồng Thường
Trực của Văn Phòng Tổng Thư Ký và với sự cộng tác của các chuyên viên. Bản các Đường Hướng được công bố ngày
4-3-2011. Các cơ quan của Giáo Hội, cùng với họ, Văn Phòng Tổng Thư Ký của
THĐGMTG có các mối liên hệ trong cơ cấu, được thỉnh cầu trả lời các Câu Hỏi nêu
ra trong Bản Các Đường Hướng trước
ngày 1-11-2011. Từ một số rất cao các câu trả lời gửi tới, 90, 5 % các câu trả
lời nhận ra mối quan tâm lớn từ các Giáo Hội Địa Phương và các cơ quan khác về
đề tài suy tư của THĐGMTG. Đặc biệt, các câu trả lời được phân phối trong thế
giới như sau: 11 trong số 13 Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quyền (sui iuris) đã trả lời; và 26 Cơ Quan của
Giáo Triều Roma đã trả lời 25. Ngoài ra, Văn Phòng Tổng Thư Ký đã nhận được các
câu trả lời từ Hiệp Hội các Bề Trên Tổng quyền. 114 từ các Hôi Đồng Giám Mục đã
trả lời 93. Phân chia theo Châu Lục, các câu trả lời tương đương với phần trăm
sau đây: Châu Đại Dương: 100%; Châu Mỹ: 95, 8 %; Châu Á: 88, 8%; Châu Âu: 81,
25 %; Châu Phi: 66, 6%. Hội Đồng Thường Vụ của Văn Phòng THĐGMTG đã phân tích
các câu trả lời và đã đúc kết lại thành Bản
Văn Dụng cụ (Instrumentum laboris).
Văn kiện này đã được công bố ngày 19-6-2012. Và đây là một Chương trình làm việc
cho Cuộc Họp của THĐGMTG, mỗi Nghị Phụ của THĐGMTG phải hướng về đó trong các
phát biểu của mình. Theo cách thế đó, việc suy tư tại THĐGMTG phải đào sâu các
chủ đề đã được đưa ra để mang lại ánh sáng mới về các điểm mang tính thời sự
hơn trong Giáo Hội và trong xã hội.
Các tài liệu khác có tầm
quan trọng trong việc chuẩn bị Cuộc Họp của THĐGMTG. Trước tiên, là các suy tư
của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI trong những tuyên bố khác nhau của Ngài. Trong
phạm vi này, ngoài các buổi giáo lý về cầu nguyện, tôi nghĩ là phải nhớ lại hai
tài liệu có tính cách đặc biệt hơn. Đó là hai Tông Thư trong hình thức Tự Sắc. Tông thư thứ nhất là Ở bất cứ đâu và luôn mãi (Ubicumque et semper) ngày 21-9-2010, với
Tự Sắc này, ĐTC đã thiết lập Hội Đồng Tòa Thánh Cổ võ Việc Rao Giảng Mới của
Tin Mừng. Tông thư thứ hai là Cửa Thánh (Porta Fidei) ngày 11-10-2011, với Tông
Thư này ĐTC Beneđictô XVI công bố mở Năm
Đức Tin. Cả hai văn kiện này đã được
đem vào trong các văn kiện chuẩn bị Đại Hội Đồng của THĐGMTG.
III) Chuẩn Bị kỹ thuật và tổ chức
Theo các nguyên tắc trong Quy Chế của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới
(Ordo Synodi), ở Đại Hội Thường Kỳ
của THĐGMTG, các thành phần tham dự gồm có:
·
theo nhiệm vụ (ex officio) là Các Trưởng Tòa của các
Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quyền (sui
iuris); Các Vị Đứng Đầu các Cơ
Quan Tòa Thánh;
·
Các Nghị Phụ của THĐGMTG do chính ĐTC chỉ định;
·
Các Nghị Phụ của THĐGMTG do các Hội Đồng Giám Mục chọn;
·
Các Nghị Phụ do các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quyền (sui iuris) chọn, nếu quá con số 25 Giám Mục;
·
Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền, có thể chọn 10 thành viên;
Văn Phòng Tổng Thư Ký THĐGMTG thu xếp tiến trình để ĐTC
chấp thuận các Nghị Phụ của THĐGMTG được chọn.
Rõ ràng, trong diễn tiến công việc tại THĐGMTG có tầm
quan trọng lớn là nhân viên kỹ thuật được điều hành do các Viên Chức của Văn
Phòng Tổng Thư Ký của THĐGMTG.
IV) Các Tham Dự Viên vào THĐGMTG
Trong Khóa Họp Thường Kỳ của THĐGMTG lần thứ XIII sẽ có
262 Nghị Phụ tham dự , con số cao nhất trong lịch sử của THĐGMTG. Chia ra như
sau:
·
Từ Châu Âu: 103 Nghị Phụ;
·
Từ Châu Mỹ: 63 Nghị Phụ;
·
Từ Châu Phi: 50 Nghị Phụ;
·
Từ Châu Á: 39 Nghị Phụ;
·
Từ Châu Đại Dương : 7 Nghị Phụ.
Đa phần các Nghị Phụ THĐGMTG, nói chính xác ra là 182, được
chọn, 172 được chọn do Các Hội Đồng Giám Mục và 10 do Hiệp Hội các Bề Trên Thượng
Cấp; 3 được chỉ định do các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quyền (sui iuris); 37 tham dự do chức vụ (ex officio); 40 được Đức Thánh Cha chọn.
Trong số các Nghị Phụ này có:
·
6 Đức Thượng Phụ;
·
49 Vị Hồng Y;
·
3 Tổng Giám Mục Trưởng bên Đông Phương (Ấn Độ), mà một Vị là Hồng Y;
·
71 Vị Tổng Giám Mục;
·
120 Vị Giám Mục;
·
14 Linh Mục.
Xét về chức vụ mà các Nghị Phụ đang đảm trách, phân chia như sau:
·
10 Nghị Phụ là Đứng Đầu các Giáo Hội Đông Phương tự quyền (sui iuris);
·
32 Chủ Tịch các Hội Đồng Giám Mục;
·
26 Vị đứng đầu các Cơ Quan Trung Ương của Tòa Thánh;
·
211 Vị là Bản Quyền (Ordinarii);
·
11 là Giám Mục Phụ Tá.
Như mọi người biết, thứ bảy ngày 22 tháng 10 năm 2011, Đức
Thánh Cha Beneđictô XVI đã chọn Vị Thuyết
Trình Viên Chung là Đức Hồng Y Donald William Wuerl, Tổng Giám Mục, Tổng
Giáo Phận Washington (USA), và Vị Tổng
Thư Ký Đặc Biệt, là Đức Cha Pierre-Marie Carré, Tổng Giám Mục Montpellier
(Pháp).
Ngày 29-6-2012, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ba Vị Chủ Tịch Ủy Nhiệm: Đức Hồng Y John
Tong Hon, Giám Mục Hông Kông (Trung Quốc); Đức Hồng Y Francisco Robles Ortega,
Tổng Giám Mục Guadalajara (Mexico); và Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Tổng
Giám Mục Kinshasa (Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Phi Châu).
Dự Đại Hội của THĐGMTG cũng có 45 Chuyên Viên và 49 Dự Thính
Viên, nam và nữ, được chọn trong số các chuyên viên và những người dấn thân
trong việc rao giảng Tin Mừng từ khắp Năm Châu.
Trong THĐGMTG cũng có các
Phái Đoàn của Các Anh Em Kitô Giáo ngoài Công Giáo, Đại diện của 15 Giáo Hội và
Cộng Đoàn Giáo Hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Về điểm
này, có điểm quan trọng là cần lưu ý rằng Tiến Sĩ Rowan Douglas Williams, Tổng
Giám Mục Canterbury và Giáo Chủ của tất cả Nước Anh và của Giáo Hội Anh Giáo,
là người sẽ có bài Phát Biểu trong thời gian Họp THĐGMTG. Ngoài ra Đức Thượng
Phụ Bartolomeo I, Tổng Giám Mục Constantinople và Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống
và Thượng Phụ Giáo Chủ, sẽ tham dự vào Buổi cử hành Thánh Thể ngày 11-10-2012.
Những sự hiện diện này mang lại một sự đóng góp đại kết vào Cuộc Họp của
THĐGMTG. Trong Đại Hội của THĐGMTG cũng sẽ có mặt 3 Vị Khách Mời Đặc Biệt: Thày Alois, Viện trưởng Cộng Đoàn Taizé
(Pháp), Cha Lamar Vest, Chủ Tịch Hiệp Hội American
Bible Society (USA), và Ông Werner Arber, Giáo Sư Khoa Sinh Vật Học và Vi
Khuẩn Học tại Trung Tâm Sinh Học của Đại Học ở Basilea (Thụy Sĩ) và là Chủ Tịch
Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Khoa học. Cuộc đối thoại với các người làm trong
ngành truyền thông xã hội sẽ được bảo đảm đều đặn do 5 Nhân Viên Báo Chí, mỗi Vị đảm trách trong một trong các ngôn ngữ của
THĐGMTG. Các Nhân Viên này sẽ gặp gỡ các Ký Giả Báo Chí mọi ngày, trừ thứ hai
ngày 8-10, thứ năm ngày 18-10, thứ sáu ngày 26 và thứ bảy ngày 27 tháng 10, khi
dự tính sẽ có các Cuộc Họp Báo với sự tham dự của Các Nghị Phụ của THĐGMTG.
Cũng là điều giúp ích cho các Nghị Phụ của THĐGMTG, là sẽ có 32 nhân viên phục vụ và 30 Thông dịch viên. Tất cả cộng lại, trong
THĐGMTG lần họp thứ XIII sẽ có ngoài 400 người.
V) Các Biến Cố nổi bật
Theo chương trình về các hoạt động của THĐGMTG, được Đức
Thánh Cha Beneđictô XVI chấp thuận, sẽ dự liệu có 23 Đại Hội Chung và 8 lần làm
việc theo Nhóm Nhỏ (Circuli minores).
Trong Buổi họp thứ nhất, các thành viên của 12 Nhóm Nhỏ, được phân chia theo
ngôn ngữ chính thức của THĐGMTG, các vị này sẽ chọn một Một Vị Điều hành (Moderator) và Một Vị Thuyết Trình (Relator)
cho Nhóm. Như tên gọi cho thấy, Vị Điều hành sẽ điều khiển các buổi bàn thảo,
trong khi Vị Thuyết Trình sẽ trình bày nội dung chính do kết quả từ những cuộc
bàn cãi của Nhóm trong Buổi Họp Đại Hội vào ngày thứ sáu 19 tháng 10. Từ những
biến cố có ý nghĩa, cũng nên nói ra ở đây những điểm sau đây:
-
Trong ngày thứ nhất làm việc, tức là ngày 8 tháng 10, dự kiến sẽ có những bài tường trình của Vị Tổng
Thư Ký Chung và Vị Thuyết Trình Chung. Trong buổi họp vào buổi chiều sẽ có những
phát biểu ngắn của các Đại Diện của các Hội Đồng Giám Mục từ Năm Châu Lục về đề
tài của Buổi Họp của THĐGMTG này. Các Vị này phải cho thấy, trong một bài tổng
hợp, chủ đề của THĐGMTG được hiểu thế nào và được đón nhận trong hoàn cảnh cụ
thể của các Giáo Hội Địa Phương tại từng Châu Lục.
-
Ngày 9 tháng 10, Đại Hội ban chiều, Đức Hồng Y Marc Ouellet, P.S.S., Tổng
Trưởng Bộ Giám Mục, sẽ tường trình về việc tiếp nhận Tông Huấn Lời Đức Kitô (Verbum Domini), kết quả của THĐGMTG khóa họp thứ XII cử hành tháng
10 năm 2008.
-
Thứ tư 1o tháng 10, Tiến Sĩ Rowan Douglas Williams, Tổng Giám Mục
Canterbury và Giáo Chủ Toàn Nước Anh và Anh Giáo, trong Đại Hội ban chiều, sẽ
ngỏ lời với Đại Hội, để làm sáng tỏ, từ quan điểm Anh Giáo, thách đố về việc
rao giảng mới của Tin Mừng và việc truyền đạt Đức Tin Kitô Giáo.
- Thứ sáu ngày 12 tháng 10,
Giáo Sư Werner Arber, Giáo Sư Khoa Sinh Học và Vi Khuẩn Học tại Trung tâm Sinh
Học (Biozentrum) thuộc Đại Học tại Basilea (Thụy Sĩ) và là Chủ Tịch của Hàn Lâm
Viện Giáo Hoàng về Khoa Học, sẽ trình bày một vài suy nghĩ về mối tương quan giữa
khoa học và Đức Tin. Giáo Sư cũng sẽ trình bày trong Đại Hội buổi chiều.
- Các Bài đóng góp nói trên
phải làm linh hoạt cuộc bàn thảo tự do được dự liệu vào cuối mỗi Đại Hội vào buổi
chiều.
Trong
buổi cử hành Thánh Thể ngày 11 tháng 10, Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomeo
I sẽ có một bài nói với Giám Mục Rôma Beneđictô XVI và với tất cả các Tham dự
Thánh Lễ với Thánh Lễ này khai mạc Năm Đức
Tin. Vào lúc khởi đầu các việc của THĐGMTG, các Nghị Phụ THĐMTG sẽ chọn các
thành viên của Ủy Ban Sứ Điệp, gồm có
12 thành viên, mà Chủ Tịch sẽ là Đức Hồng Y Betori, Tổng Giám Mục Firenze
(Italia) và Vị Phó Chủ Tịch, Đức Cha Luis Antonio G. Tagle, Tổng Giám Mục
Manila (Phi Luật Tân), được Đức Thánh Cha chọn. Đức Thánh Cha sẽ chọn hai thành
viên khác, trong khi 8 thành viên sẽ được chọn bởi các Nghị Phụ của THD8GMTG.
VI) Kết
Luận
Nhìn lại kinh nghiệm của các Đại Hội của THGĐGMTG trước
đây, phương pháp của THĐGMTG, thay đổi bởi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI trong
năm 2005, sẽ giữ nguyên về nét chính yếu. Tuy nhiên mỗi Nghị Phụ của THĐGMTG sẽ
có 5 phút để phát biều trong các Đại Hội. Trong khi bàn thảo tự do, được dự liệu
trong mỗi Đại Hội vào buổi chiều từ 18 giờ đến 19 giờ, mỗi cuộc phát biểu không
quá 3 phút, để cho phép nhiều người phát biểu hơn như là biểu lộ sự hiệp thông
và ý thức tập đoàn.
Các buổi phát biểu của các Vị Đại Diện từ các Giáo Hội
Anh Chị Em, của các Dự Thính Viên nam nữ không quá 4 phút.
Các bản văn được soạn thảo do các Tham Dự Viên của
THĐGMTG có thể dài hơn và được nộp cho Văn Phòng Tổng Thư Ký THĐGMTG. Bằng mọi
cách, sẽ xuất bản một bản tóm ngắn, được soạn bởi từng Nghị Phụ của THĐGMTG,
theo chỉ dẫn của cuốn Cẩm Nang (Vademecum).
Giới hạn thời gian, để cho phép một số đông hơn của các Tham Dự Viên của Đại Hội
có thể phát biểu và như thế sẽ làm suy tư của THĐGMTG phong phú hơn.
Để công việc thực hiện cách dễ dàng, và để tiết kiệm thời
giờ, cả trong Cuộc Họp Lần thứ XIII của THĐGMTG khóa thường kỳ sẽ xử dụng các
máy bỏ phiếu điện tử. Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của việc bỏ phiếu Các Đề Nghị (Propositiones), vẫn còn giữ thói quen đáng khen, theo đó việc bỏ
phiếu sẽ được thực hiện bằng phiếu viết tay hoặc bỏ phiếu điện tử. Cần lưu ý,
giữa các cách thế, là các Đề Nghị (Propositiones) có thể bỏ phiếu, bằng
cách viết, cả do các Nghị Phụ của THĐGMTG bị ngăn trở không thể tham dự vào Đại
Hội, trong đó có việc bỏ phiếu điện tử. Tuy nhiên, kết quả chính thức sẽ là các
kết quả được đếm ra do Ủy Ban lo về việc
khui phiếu được thành lập vào lúc và sẽ lo việc khui phiếu viết bằng giấy.
Lịch các hoạt động của Khóa
họp thứ XIII của Đại Hội THĐGMTG chỉ cho thấy các hành động quan trọng và người
ta mong ước việc tham dự đồng loạt của các Nghị Phụ của THĐGMTG được thể hiện.
Sự hiện diện cần mẫn trong việc cầu nguyện, trong việc lắng nghe và trong việc
suy tư sẽ không thiếu vắng, để sau cùng tăng thêm tình tập đoàn giữa các Giám Mục,
giữa các Ngài với Giám Mục Roma, là Đầu của Giám Mục đoàn. Hơn nữa, việc tham dự
vào công việc của THĐGMTG của những thành viên ưu tú của Dân của Thiên Chúa sẽ
còn tăng cường hơn nữa các dây liên kết giữa các phần tử của Giáo Hội Công
Giáo. Sự hiện diện trong Buổi Họp của THĐGMTG của các Phái Đoàn Anh Em sẽ làm
cho khía cạnh đại kết ở Đại Hội của THĐGMTG được nổi bật. Khía cạnh này được
tăng cường bởi sự tham dự của Đức Thượng Phụ Đại Kết ở Constantinople
Bartolomeo I và Tiến Sĩ Rowan Douglas Williams, Tổng Giám Mục Canterbury và Thượng
Phụ của tất cả Nước Anh và của Anh Giáo. Cùng nhau chúng ta cầu xin thực hiện sớm
hết sức lời cầu xin của Chúa Giêsu Kitô: “Xin
cho họ tất cả nên một; như Cha, Lạy Cha, ở trong Con và Con ở trong Cha, xin
cho họ ở trong Chúng Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21). Công việc thật lớn lao của
việc loan báo Tin Mừng và của việc loan báo mới của Tin Mừng của thế giới hiện
tại đòi hỏi việc đóng góp cùng nhau của
tất cả các Giáo Hội và các Cộng Đồng Giáo Hội. Chúng ta hãy tháp tùng tiến
trình này với lời cầu nguyện, với chứng tá của đời sống Kitô Giáo và với một sức
năng động được canh tân trong việc tuyên xưng, trong sự hiệp thông với Đức
Thánh Cha Beneđictô XVI, Người Kế Vị thứ 264 của Thánh Phêrô Tông Đồ: ”Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16).
(Dịch từ nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến, thứ sáu,
ngày 5-10-2012. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 6-10-2012).