Gia đình – GIÁO HỘI TẠI GIA
loan báo Tin Mừng
Giáo Hội tại gia cũng là GH trên đường lữ hành về quê trời
Có một mái nhà mẫu, đó là thánh gia Nagiaret
Ai cũng ao ước ngôi nhà của mình – một Nagiaret cho thế giới hôm nay – ở đó Giêsu lớn lên từng ngày, từng ngày ở lại trong GIÊSU, từng ngày ở lại trong Thiên Chúa, vâng giữ lời Người truyền dạy, đi trên con đường Đức Giêsu đã đi (x. 1Ga 2, 5-6)
Thánh gia Nagiaret công bố Giêsu trong chính cuộc sống thường ngày :
Hài nhi ngày càng lớn lên, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa (Lc 2,40)
Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn, thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta. (Lc 2,52)
Một gia đình sống trong ân nghĩa, nuôi con lớn lên trong ân nghĩa, được Thiên Chúa thương yêu và mọi người thương mến.
Thánh gia thoạt nhìn chỉ thấy có 3 nhân vật : Giuse, Maria và Giêsu.
Thế nhưng nếu ngắm nhìn Hài Nhi lớn lên khôn ngoan và hằng được ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa, thì dưới mái nhà này còn có 2 khuôn mặt vô hình nữa là Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
Thực ra trong tất cả các gia đình, có gia đình nào không có Ba Ngôi Thiên Chúa dưới mái nhà của mình, vâng, gia đình chúng ta giống hay khác thánh gia ở việc có dành chỗ cho Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện và dẫn đưa theo kế hoạch của Người không thôi :
Chúng ta hãy đến gặp từng nhân vật dưới mái nhà Nagiaret để học sống đời gia đình ra sao :
Mẹ Maria mỗi ngày làm công việc nội trợ, hình như đôi khi cũng phụ hàng xóm nấu nướng,
thế nhưng với con tim biết lắng nghe – CG trong Tin Mừng gọi Mẹ là người biết lắng nghe và vâng giữ Lời Thiên Chúa (x.Lc 8,21)
lắng nghe, tin tưởng phó thác để thuộc trọn về Chúa
khi Mẹ nhận lấy Lời, chính Lời đưa mẹ vào bước đường hằng ngày theo như chỗ của Thiên Chúa dành cho Mẹ trong kế hoạch Giêsu.
Học với Mẹ để có con tim biết lắng nghe,
Và một con tim biết đón nhận,
Ngày mai sẽ ra sao, biết bao rắc rối trên hành trình sứ mạng, từ Nagiaret tới Bêlem, qua Ai Cập, về lại Nagiaret, lên Giêrusalem cho tới tận thập giá, và kết thúc ở giữa các tông đồ trong phòng tiệc ly . đó là một hành trình luôn được Thấnh Thần dẫn đưa trên đôi tay quyền năng của Thiên Chúa Cha, cùng với con tim sẵn sàng hiến tế bên cạnh Chúa Con.
THÁNH THẦN SẼ NGỰ XUỐNG TRÊN BÀ, VÀ QUYỀN NĂNG ĐẤNG TỐI CAO SẼ RỢP BÓNG TRÊN BÀ, khời đầu đời sứ vụ chỉ có nhiêu đó và cũng chỉ cần nhiêu đó.
Nơi cung lòng của Mẹ luôn có một không gian nội tâm cho Thiên Chúa dẫn đưa và làm việc, để ngang qua mọi việc mình làm, Mẹ có thể cât lên lời kinh chúc tụng :
Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh người là Thánh
Còn Giuse thì sao, ông được thánh kinh gọi là người công chính : điềm đạm, lặng lẽ, cần cù, cái nghề thợ mộc phải nuôi 3 miệng ăn trên một vùng đất khô cằn chắc phải cần cù lắm, lặng lẽ để lắng nghe khi nhìn mà không hiểu, trong cơn bối rối, không làm cho rối thêm : toan tính lặng lẽ bỏ đi, dù giải pháp này cũng chưa giải quyết được gì, nhưng đây cũng là cách chờ đợi trong khi mọi việc chưa sáng tỏ.
Ai sống công chính thì đã được Thiên Chúa sinh ra (1Ga 2,29), vì thế không gian nội tâm của Giuse cũng là nơi để Thiên Chúa bày tỏ ý định của Người và hành động.
Thánh gia, từng biến cố diễn ra, màu nhiệm cuộc sống, những bước đi trong đời là màu nhiệm để sống với Thiên Chúa, và để Thiên Chúa xử dụng cuộc sống của mình cho công trình của ngài : tất cả bắt đầu từ nơi Chúa làm việc ; tất cả mọi tình huống diễn ra đều mang dấu ấn Thiên Chúa, chứa đầy những lời mời gọi. Lần theo dấu ấn Thiên Chúa ở mọi nơi mọi lúc, ngang qua mọi hoàn cảnh, vững vàng, không nao núng, như thể xem thấy Đấng vô hình (Dt 11,27)
Mẹ nhìn con lớn lên, khỏe manh, đầy khôn ngoan,
Hài nhi lớn lên có bàn tay của me cha : khỏe mạnh
Tuyệt vời nhất là đầy không ngoan, lẽ khôn ngoan Thánh Thần dẫn đưa mẹ cũng tạo dáng cho con
Và ân nghĩa của Thiên Chúa mẹ nghiệm thấy nơi mình, cũng nhìn thấy nơi con,
Thế còn Nagiaret hôm nay, những gia đình được nhìn nhận là Giáo Hội tại gia thì sao ?
Ngôi nhà và mảnh đất kia chính là GIÁO ĐIỂM tại gia, ngôi nhà của gia đình tôi được dựng lên giữa Thiên Chúa và thế giới để công bố ơn cứu độ, giáo điểm chiếm trọn chỗ riêng tư, giáo điểm đặt mỗi người trong gia đình trên đường với Giêsu hiến mình cho nhân thế. Đối với một số nhà của các chú giáo phu vùng xa thì nhà mình cũng là giáo điểm, nhà anh Đao ở Bình Long….
Ngôi nhà của gia đình tôi cũng phải trở thành điểm gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người, các thành viên trong gia đình là những người thân trong Chúa và cũng là bạn của mọi người trong Chúa. Từ nhà bếp lên nhà trên, cho tới tất cả các sinh họat của gia đình, tất cả mang dấu ấn của giáo hôi lữ hành trên đường về quê trời, tất cả được dành chỗ cho Thiên Chúa gặp gỡ và cứu độ con người, tất cả được đặt trên đường với Giêsu.
Cả nhà lao vào cuộc sống trong tư thế trên đường, cuộc sống không nhằm ăn gì uống gì hay mặc gì, nhưng lo liệu để Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến và Ý Cha được thi hành, cứ tìm Nước Thiên Chúa trước rồi tất cả các sự khác sẽ được ban thêm cho, người tính đâu bằng trời tính, bất hạnh xảy ra khi con người cố tìm kiếm cái được ban thêm mà bỏ quên cội nguồn sự sống. Trên đường, người môn đệ được sai đi chỉ có đôi tay trắng, không tiền lận lưng, tương tự, một gia đình trên đường ngày nào trắng tay, ngày ấy cùng nhau đưa tay cho Chúa dắt đi, cùng nhau nép mình vào vòng tay Thiên Chúa, ngày ấy dung nhan Thiên Chúa tỏ hiện đến nỗi mọi người cứ như thấy Đấng Vô Hình. Hãy nếm thử và hãy nhìn coi cho biết Chúa thiện hảo dường bao, (trên các cánh đồng truyền giáo thì điều này rất rõ)
Một gia đình trên đường sứ vu là một gia đình được sai đi để sinh hoa trái và hoa trái tồn tại.
Ở nhà nhưng như thể trên đường, mỗi thành viên phải hòan tất phần của mình trong tư cách NGƯỜI PHỤC VỤ cho sứ vụ của Chúa GIÊSU, để cây Thập giá đã được Con Thiên Chúa dựng lên suốt hai ngàn năm qua tiếp tục trổ sinh hoa trái cho Thiên Chúa Cha. Như những người thợ giỏi trong vườn nho của Chúa, hay như cành nho gắn với thân nho, được CHỦ VƯỜN lượng giá, cành nào không trái sẽ bị chặt bỏ, cành nào có trái được cắt tỉa để sinh nhiếu hoa trái hơn, và phải là hoa trái tồn tại chứ những hoa trái vương sâu rầy thế tục thì sớm muộn cũng hư thối
Mỗi con người, mỗi công trình, mỗi công việc đều nhắm hoa trái, có những công trình xây dựng nhưng ít được xữ dụng, có những ngôi nhà bỏ hoang trong khi bao kẻ không nhà. có những ngày tháng vô vị. Đời sống của Giáo Hội tại gia được kể như là giáo điểm luôn được tính chung với mọi người, ngược lại đời sống gia đình hiểu theo thói đời lại rất rạch ròi, mỗi thứ có chỗ của nó, kia là nơi đón khách, ăn uống, phòng ngủ, đây là chỗ làm việc, mỗi thứ đều được đặt tên không thể phân chia, mà nếu có cho mượn thì cũng ngại xáo trộn.
Tại sao các gia đình được gọi là Hội Thánh tại gia mà không quen tạo lập thành giáo điểm, có lẽ vì thích yên tĩnh và an tòan, đôi khi nhà cao cửa rộng cũng giam hãm con người như thể ốc đảo
Đời sống gia đình có thể trải qua nhiều biến cố, ở đó mỗi biến cố là một lời kinh tạ ơn vì Chúa đã thương gìn giữ gia đình vững vàng vượt qua. Tuy nhiên có những biến cố Chúa dẫn đưa để gia đình buớc qua một khúc quanh mới như thể đổi đời, thêm tươi trẻ, để phục vụ cho Vinh Danh Chúa hơn thì không dễ nhận ra, và đây chính là lý do tại sao hình ảnh của gia đình càng lúc thêm già cỗi, ít hoa trái.
Vâng, gia đình thường bao gồm ông bà, cha mẹ với con cái, người cha trong gia đình được gọi là gia trưởng, thế nhưng khi gia đình là GH tại gia thì gia trưởng chính là Thiên Chúa, đó là một gia đình được Thiên Chúa lập lên giữa con cái lòai người cho kế hoạch của Người, do đó mọi thành viên phải cẩn thận đừng để bị mắc kẹt trong thế giới của sức tự nhiên và thuần nhân loại của mình. Nhìn lại những việc đã làm, mọi người thường xếp hạng chúng vào loại tốt hay xấu, thói quen lượng giá thì làm như vậy cũng tốt lắm rồi! Nhưng ở đây, một gia đình vì sứ vụ lượng giá không để tự tin hay chán nản, mà là thêm tín thác, vì điều quan tâm chính là những gì đã và đang xảy đến, những gì đang diễn ra trong gia đình, ở đó Chúa đã và đang hành động trong mỗi người như thế nào, Ngài đã và đang yêu cầu gia đình mình điều gì? Rồi sau đó mới xét đến những hành động của mình, làm sao để con tim không bị lỗi nhịp với con tim của Đấng đã nhận lãnh sứ vụ từ Cha và ủy thác cho mỗi gia đình, cho giáo xứ, và cho cả giáo phận.
Từ đó, đời sống gia đình mỗi ngày được thanh luyện, lấy lại nhịp sống, trở nên sinh động trong sứ vụ
Hỡi anh em là những người con thơ bé … anh em biết Chúa Cha,
Hỡi các bậc phụ huynh…anh em biết đấng vẫn có từ lúc khởi đầu,
Hỡi các bạn trẻ…anh em là những người mạnh mẽ, Lời Thiên Chúa ở lại trong anh em, và anh em đã thắng ác thần (1Ga 2,14).
MM Tân, SJ. |
|