Phiên Họp Thứ 2
Của
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Về Gia
Đình
VATICAN.
Lúc 9 giờ sáng thứ ba, 7-10-2014, Thượng HĐGM thế giới khóa ngoại thường thứ
III về "những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng" đã
nhóm phiên khoáng đại thứ 3 trước sự hiện diện của ĐTC và 180 nghị phụ. ĐHY
Antonio Luis Tagle, TGM Manila, chủ tọa phiên họp theo lượt.
ĐHY
loan báo chủ đề của phiên họp là ”Tin Mừng gia đình và luật tự nhiên” (I,3) và
”gia đình và ơn gọi của con người trong Chúa Kitô' (I, 4) như đã được trình bày
trong chương 3 và 4 thuộc phần thứ I của tài liệu làm việc.
Sau
lời giới thiệu của ĐHY Tagle, đôi vợ chồng dự thính viên George và Cynthia
Campos người Philippines đã trình bày chứng từ. Ông George là Giám đốc tổ chức
”Các đôi vợ chồng vì Chúa Kitô” và bà Cynthia là thành viên của tổ chức này. Cả
hai đều thuộc tổng giáo phận Manila.
Chúng
tôi sẽ tường thuật nội dung phiên họp này trong bản tin tới.
Họp báo của Cha Lombardi
Khác
với các công nghị GM thế giới trước đây, lần này Văn phòng Tổng thư ký Thượng
HĐGM không phổ biến các bản tóm tắt bài phát biểu do chính nghị phụ thực hiện.
Trái lại, mỗi ngày đều có một cuộc họp báo ngắn để tường trình tổng quát cho giới
báo chí những gì đã được trình bày trong phiên họp.
Trưa
thứ hai 6-10-2014, sau phiên khoáng đại thứ I, cha Lombardi Giám đốc Phòng báo
chí Tòa Thánh, đã chủ tọa cuộc họp báo này với sự tham dự của ĐHY Peter Erdoe,
người Hungari, Tổng trường trình của Thượng HĐGM, ĐHY André Vingt-Trois, TGM
Paris là người đã chủ tọa phiên họp thứ I, và ĐHY Bruno Forte, Tổng thư ký đặc
biệt của Thượng HĐGM đang tiến hành.
ĐHY Peter Erdoe
Ngỏ
lời với giới báo chí, ĐHY Peter Erdoe nói đến một vài thay đổi trong phương
pháp của Thượng HĐGM, vì ĐTC đã thay đổi qui luật của Công nghị GM, chẳng hạn
ngài qui định rằng từ nay ngôn ngữ chính thức của Thượng HĐGM là tiếng Ý, thay
vì tiếng la tinh như từ trước đến nay, dĩ nhiên là có phần thông dịch. Sự thay
đổi này cũng làm cho công việc của Tổng tường trình viên dễ dàng hơn. Trong những
Công nghị GM trước đây, các nghị phụ phải nghe bài tường trình cả tiếng đồng hồ
bằng tiếng la tinh, và đó là điều không dễ dàng đối với mọi người.
Những
thay đổi đáng kể khác trong phương pháp liên quan đến nội dung và cách thức soạn
bản tường trình trước khi thảo luận, nhất là vì sau khi nhận được Tài liệu làm
việc, các Nghị Phụ được yêu cầu gửi trước bài phát biểu của mình về Văn phòng Tổng
thư ký trước cuối tháng 9 vừa qua. Vì thế, nhiều bài phát biểu đã được gửi về,
và dựa trên các văn bản đó, chúng tôi dang soạn bài tường trình sau cuộc thảo
luận. Dĩ nhiên cũng cần theo dõi các bài phát biểu của các nghị phụ trong những
ngày tại tại Hội trường THĐGM, vì không phải tất cả các nghị phụ đều trình bày
giống như đã viết trên giấy và gửi về trước, ngoài ra cũng có những bài phát biểu
tự do. Tóm lại là phải thu thập tất cả để soạn bản tường trình sau cuộc thảo luận.
Khi soạn bản tường trình trước cuộc thảo luận, chúng tôi cũng có thể để ý đến nội
dung của một số bài phát biểu trên giấy đã được gửi về. Chúng tôi nghĩ, như thế
có thể nhắc đến vắn tắt một số lập trường quan trọng từ những câu trả lời, và
dĩ nhiên chúng tôi cũng dựa trên Tài liệu làm việc. Văn kiện này thực ra đã là
kết quả của cuộc đúc kết các bản trả lời từ các nơi gửi về. Vì thế có thể nói
là toàn Giáo Hội được tham khảo ý kiến hai lần. Tóm lại công việc của chúng tôi
như tường trình viên là tổng hợp những gì được trình bày, và nói một cách thơ
phú hơn, công việc đó hệ tại ”lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội hoàn vũ”.
ĐHY Vingt-Trois
Tiếp
lời ĐHY Erdoe, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, một trong 3 vị Chủ tịch thừa ủy,
là người đã chủ tọa phiên khoáng đại đầu tiên của Thượng HĐGM sáng thứ hai
6-10, vừa qua, đã lên tiếng lưu ý các ký giả về cám dỗ muốn diễn tả kinh nghiệm
của Thượng HĐGM theo kinh nghiệm mình đã có về các cuộc thảo luận tại quốc hội.
ĐHY
nói: ”Trong cuộc thảo luận tại quốc hội, người ta cố gắng đạt tới một mục đích
là đi tới một đa số và một thiểu số. Các chế độ dân chủ, hay ít là các chế độ
”mặc bộ áo dân chủ”, nói là đa số thắng thiểu số và thiểu số phải phục tùng đa
số. Nhưng công việc tại Thượng HĐGM không phải như vậy. Các nghị phụ ở đây
không phải để đạt được đa số từ những lập trường được trình bày. Các vị ở đó là
để làm việc, làm sao phát triển được một ý chí chung trong Giáo Hội. Ý chí này
là động viên về những mục tiêu rõ ràng và chính xác bao nhiêu có thể, và phần
còn lại thì để cho các Giáo Hội địa phương thi hành.
Phiên họp khoáng đại thứ 2
Lúc
5 giờ chiều thứ hai 6-10-2014, Thượng HĐGM đã nhóm phiên khoáng đại thứ 2 với sự
hiện diện của ĐTC và 180 nghị phụ và bàn về chủ đề: 'Ý định của Thiên Chúa về
hôn nhân và gia đình” (I,1), và ”Việc hiểu biết và đón nhận Kinh Thánh và các
văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình” (I,2). Hai đề tài này thuộc
chương thứ I và thứ II trong phần thứ I của Tài liệu làm việc.
Chứng từ của ông bà Ron và
Mavis Pirola
Mở
đầu mọi người đã nghe chứng từ của ông bà Ron và Mavis Pirola người Australia,
dự thính viên tại Thượng HĐGM này. Ông bà là đồng giám đốc Hội đồng Công Giáo
Australia về hôn nhân và gia đình. Họ kể lại kinh nghiệm trong gia đình về việc
sống căng thẳng giữa một bên là khẳng định chân lý, và bên kia là sự cảm thông
và từ bi. Cụ thể là người con trai của Ông bà Pirola là một người đồng tính luyến
ái. Một hôm, nggười con ấy nói là muốn đưa người bạn trai của anh ta về nhà.
Ông bà là người hoàn toàn tin tưởng và chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội, nhưng
phải làm sao trước yêu cầu của người con? Ông bà bị giằng co giữa một bên là
tôn trọng và chấp nhận chân lý và giáo huấn của Hội Thánh, và bên kia là từ bi
yêu thương người con. Ông bà biết rằng các cháu muốn ông bà đón nhận đứa con và
bạn trai của anh ta trong gia đình. Vì thế câu trả lời của ông bà có thể được
tóm tắt trong câu: ”Đó là con chúng tôi!”.
Theo
ông bà Ron và Mavis Pirola, điều này có thể là ”kiểu mẫu loan báo Tin Mừng cho
các giáo xứ khi gặp những hoàn cảnh tương tự”. Vai trò của Giáo Hội là làm cho
thế giới nhận biết tình thương của Thiên Chúa.
Ông
bà dự thính viên còn kể thêm rằng: ”Một người bạn gái của chúng tôi ly dị và
cho biết là nhiều khi không cảm thấy hoàn toàn được đón nhận trong giáo xứ của
bà. Nhưng bà vẫn đi dự lễ thường xuyên và không than thở gì với các con của bà.
Đối với giáo xứ, bà là một gương mẫu về sự can đảm dấn thân đương đầu với những
nghịch cảnh. Từ những người như bà chúng ta học cách nhận ra rằng tất cả chúng
ta mang những thương tích nội tâm trong cuộc sống của mình. Ý thức về những vết
thương nội tâm của mình, giúp chúng ta rất nhiều trong việc giảm bớt xu hướng
xét đoán người khác, một thái độ cản trở việc loan báo Tin Mừng”.
Nội dung phát biểu của các
nghị phụ
Sau
chứng từ của ông bà Pirola, một số nghị phụ đã phát biểu ý kiến, mỗi vị tối đa
là 4 phút. Nội dung các bài phát biểu của các nghị phụ có thể tóm tắt như sau:
Đi
từ tiền đề gia đình là tế bào cơ bản của xã hội loài người, là chiếc nôi của
tình yêu nhưng không, và việc nói về hôn nhân và gia đình bao hàm một sự giáo dục
về lòng chung thủy, nhiều nghị phụ nhấn mạnh rằng cần phải bảo vệ gia đình vì
tương lai của nhân loại tùy thuộc gia đình.
Ngoài
ra, từ nhiều phía, người ta thấy cần phải thích ứng ngôn ngữ của Giáo Hội, để đạo
lý của Hội thánh về gia đình, về sự sống, tính dục, được hiểu đúng đắn: cần đối
thoại với thế giới, noi gương Công đồng chung Vatican 2, nghĩa là có thái độ cởi
mở phê bình, nhưng chân thành. Lý do vì nếu Giáo Hội không lắng nghe thế giới,
thì thế giới cũng chẳng nghe Giáo Hội. Và cuộc đối thoại có thể dựa trên những
đề tài quan trọng như phẩm giá bình đẳng giữa người nam và người nữ, sự phủ nhận
bạo lực.
Có
nghị phụ nói: chúng ta không phải giải thích Tin Mừng, nhưng là chứng tỏ Tin Mừng
và nhất là cần có sự can dự của giáo dân trong việc loan báo Tin Mừng, nêu rõ
đoàn sủng truyền giáo của giáo dân. Việc loan báo Tin Mừng không thể là một lý
thuyết xuông, nhưng phải làm sao để chính các gia đình làm chứng tá cụ thể về vẻ
đẹp và về chân lý Phúc Âm, Thách đố ở đây là đi từ một thế tự vệ tới một thái độ
đề nghị và tích cực, nghĩa là tái đẩy mạnh khả năng đề nghị gia sản đức tin với
một ngôn ngữ mới, hy vọng, nhiệt thành, hăng say, trình bày chứng tá có sức
thuyết phục, bắc những nhịp cầu giữa ngôn ngữ của Giáo Hội và ngôn ngữ của xã hội.
Theo nghĩa đó có nghị phụ đề nghị sử dụng viêc huấn giáo Kinh Thánh hơn là thần
học suy lý, vì nói đúng ra, con người không còn thỏa mãn vì sự ích kỷ và tìm kiếm
những lý tưởng. Cũng vì con người muốn hạnh phúc và Kitô hữu biết rằng hạnh
phúc là chính Chúa Kitô, nhưng họ không tìm được ngôn ngữ thích hợp để nói điều
đó cho thế giới. Trái lại Giáo Hội phải có sức thu hút, làm việc để thu hút, với
thái độ thân thiện đối với thế giới.
-
Về những đôi vợ chồng gặp khó khăn, có nghị phụ nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải gần
gũi họ trong sự cảm thông, tha thứ và từ bi: lòng từ bi là phẩm tính đầu tiên của
Thiên Chúa, nhưng cần nhìn sự từ bi trong bối cảnh công lý, chỉ như thế ta mới
tôn trọng thực sự toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa.
Hộn
nhân đang và vẫn còn là bí tích bất khả phân ly, nhưng vì chân lý là Chúa Kitô,
một ngôi vị, chứ không phải là một toàn bộ các qui luật, nên điều quan trọng là
duy trì những nguyên tắc, tuy thay đổi những hình thức cụ thể trong việc áp dụng.
Tóm lại như ĐGH Biển Đức 16 đã nói, đó là ”sự mới mẻ trong sự liên tục”: Thượng
HĐGM này không đặt lại vấn đề đạo lý, nhưng suy tư về Mục Vụ, tức là về sự phân
định tinh thần để áp dụng đạo lý ấy trước những thách đố của gia đình ngày nay.
Theo nghĩa đó lòng từ bi không loại bỏ các giới răn, nhưng là chìa khóa để giải
thích các giới răn.
Ngoài
ra, trong Công nghị cũng nhấn mạnh rằng cần phải cứu xét những tình trạng bất
toàn với lòng tôn trọng: ví dụ những cặp nam nữ sống chung không kết hôn, nhưng
họ sống trong sự chung thủy và với tình yêu thương, trình bày những yếu tố
thánh hóa và sự thật. Vì thế điều thiết yếu là trước tiên cần nhìn những yếu tố
tích cực, để Thượng HĐGM mang lại can đảm và hy vọng cho cả những hình thức bất
toàn của gia đình, những hình thức có thể đề cao giá trị theo nguyên tắc tiệm
tiến. Cần thực sự yêu mến các gia đình gặp khó khăn.
Trong
bối cảnh một xã hội mà người ta tôn thờ cái tôi của mình, đưa tới sự giải trừ
gia đình, cần nêu rõ sự đánh mất ý nghĩa Giao Ước giữa con người với Thiên
Chúa. Do đó việc loan báo vẻ đẹp của gia đình, không thể là một khoa thẩm mỹ,
trình bày một lý tưởng thuần túy phải bắt chước, nhưng phải trình bày tầm quan
trọng sự sự dấn thân chung kết dựa trên Giao Ước của đôi vợ chồng với Thiên
Chúa.
-
Một điểm thiết yếu khác là sự phủ nhận thái độ giáo sĩ trị, nhiều khi Giáo Hội
dường như quan tâm tới quyền bính hơn là phục vụ và vì thế không soi sáng cho
tâm hồn con người. Do đó cần tái noi gương Chúa Kitô, tìm lại sự khiêm tốn: việc
cải tổ Giáo Hội phải bắt đầu bằng việc cải tổ giáo sĩ, vì nếu các tín hữu thấy
các vị mục tử noi gương Chúa Kitô, thì họ sẽ tái gần gũi với Giáo Hội, và như
thế Giáo Hội có thể đi từ tình trạng chỉ loan báo Tin Mừng để trở thành người
loan báo Tin Mừng.
Và
các nghị phụ cũng bàn về đề tài giá trị thiết yếu cảu tính dục trong hôn nhân:
thực vậy người ta nói rất nhiều để phê bình tính dục ngoài hôn nhân, đến độ
tính dục trong hôn nhân dường như là một sự nhân nhượng đối với một sự bất
toàn. Thượng HĐGM nhấn mạnh tới sự cần thiết phải huấn luyện kỹ lưỡng hơn cho
các LM, các chính sách bênh vực gia đình và đẩy mạnh việc thông truyền đức tin
giữa lòng gia đình.
Trong
giờ thảo luận tự do từ 6 đến 7 giờ chiều, có 2 đề nghị được đưa ra: xin Thượng
HĐGM gửi một sứ điệp khích lệ và quí mến đối với các gia đình ở Irak, đang bị
đe dọa vì cuộc tàn sát do trào lưu Hồi giáo cuồng tín gây ra và phải chạy trốn
để không từ bỏ đức tin. Đề nghị này được đa số các nghị phụ bỏ phiếu chấp thuận.
Đề
nghị thứ hai là cần suy tư về hàng giáo sĩ có gia đình trong các Giáo Hội Đông
phương, họ cũng thường sống những cuộc khủng hoảng gia đình, và có thể đi tới
chỗ yêu cầu được ly dị.
G. Trần Đức Anh OP