Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

THINH LẶNG VÀ LỜI NÓI :

HÀNH TRÌNH CỦA VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM

Anh Chị Em thân mến,

14485591260780329.jpgKhi gần tới Ngày Thế Giới Về Truyền Thông Xã Hội Năm 2012, Tôi muốn chia sẻ với Anh Chị Em một vài suy tư về một vài khía cạnh liên quan đến tiến trình của con người trong việc truyền thông mà đôi khi người ta đã quên đi, cho dù vấn đề này lại hết sức quan trọng và ngày nay thì lại đặc biệt cần thiết phải nhắc nhở lại. Đó là mối liên hệ giữa thinh lặng và lời nói: hai giai đoạn truyền đạt làm sao có được thế quân bình, khi chúng tiếp nối nhau và chúng thấm nhập vào nhau để có được một cuộc đối thoại và một thái độ gần gũi nhau giữa con người với con người. Khi lời nói và sự thinh lặng loại bỏ nhau, thì sự truyền thông trở nên xấu xa đồi tệ, hoặc vì bầu khí trở nên chói tai, hoặc làm nên một bầu khí lạnh lùng; trái lại, khi lời nói và sự thinh lặng xâm nhập vào nhau, thì sự truyền thông có được một giá trị và một ý nghĩa. Sự thinh lặng là phần làm nên việc truyền thông và nếu không có thinh lặng thì không có được những lời nói mang đầy nội dung thâm sâu. Trong thinh lặng chúng ta lắng nghe và nhận biết rõ ràng hơn chính mình chúng ta, trong thinh lặng làm nảy sinh ý tưởng và làm cho nó sâu sắc hơn, trong thinh lặng chúng ta hiểu được một cách rõ ràng hơn điều chúng ta muốn nói hoặc điều chúng ta chờ đợi nơi người khác, chúng ta chọn lựa được cách thế để diễn tả chính mình. Khi thinh lặng, người ta để cho người khác nói, tự diễn tả chính mình họ ra, và chúng ta để cho chúng ta không bị ràng buộc, mà không cần một sự đối chọi nào mà chỉ có sự đối chọi giữa những lời nói và ý tưởng của chúng ta. Như thế người ta mở ra một không gian để lắng nghe lẫn nhau và làm cho mối tương quan trọn vẹn hơn có thể thực hiện được Trong thinh lặng, thí dụ, người ta có được những giây phút chính thực nhất của việc truyền thông giữa những người yêu thương nhau: cử chỉ, cách biểu lộ bộ mặt, thân xác như những dấu hiệu tỏ lộ ra con người. Trong thinh lặng người ta nói lên niềm hân hoan, tỏ lộ ra những ưu tư lo lắng, đau khổ, mà chính trong thinh lặng chúng tìm ra được một hình thức diễn tả thật sâu đậm. Vì thế từ thinh lặng phát sinh ra một sự truyền thông mang tính cách đòi hỏi hơn, đó là một sự thinh lặng đặt lại vấn đề về cảm tính và khả năng biết lắng nghe mà thường chúng cho thấy mức độ và bản tính của các mối dây ràng buộc. Ở đâu các sứ điệp và việc thông tin hiện hữu thật dồi dào, chính lúc này sự thinh lặng lại trở nên thật chính yếu để có thể phân định điều gì quan trọng, với điều gì là vô ích hoặc cần thiết. Một việc suy tư sâu xa sẽ giúp chúng ta khám phá ra mối liên hệ vẫn có giữa các biến cố mà thoạt nhìn, hình như chúng không liên hệ gì với nhau, nhờ đó người ta có thể đánh giá, phân tích các sứ điệp trong các biến cố đó; và điều đó làm cho thấy rằng người ta có thể chia sẻ cho nhau các quan điểm được suy nghĩ chín chắn và có tầm quan trọng, khi làm phát sinh ra một sự hiểu biết được chia sẻ với người khác. Để được như thế cần tạo ra một môi trường thích hợp, như một thứ gì “như hệ thống tiếng vang” (écosystème) biết mang lại thế quân bình giữa thinh lặng, lời nói, hình ảnh và tiếng động.

Phần lớn sức năng động hiện thời của việc truyền thông được hướng định bởi các nhu cầu rất đòi hỏi, hướng tới việc tìm kiếm các câu trả lời. Các động cơ tìm kiếm và các sức lực xã hội là những khởi điểm của việc truyền thông đối với nhiều người đang đi tìm các lời khuyên bảo, các gợi ý, các thông tin, các câu trả lời. Vào thời đại chúng ta, mạng lưới thông tin mỗi ngày luôn trở nên nơi bao gồm các câu hỏi và những câu trả lời; trái lại, thường con người thời nay bị tấn công tứ phía với những câu trả lời cho các vấn nạn mà họ không bao giờ đặt ra và cho các nhu cầu mà họ không hề nghĩ tới. Thinh lặng thật quý báu để cổ võ việc phân định thật cần thiết giữa bao nhiêu sự thúc đẩy và bao nhiêu câu trả lời mà chúng ta nhận được, chính là vì để nhận ra và để tập trung vào những câu hỏi thật sự quan trọng. Cũng vậy trong thế giới thật phức tạp và đa dạng của việc truyền thông thấy hiện ra chú ý của nhiều người về những câu hỏi sau cùng của sự hiện hữu của con người : như con người là ai? Tôi có thể biết được gì? Tôi phải làm điều gì? Tôi phải hy vọng điều gì? Điều thật quan trọng là chúng ta tiếp nhận con người đang đặt ra các vấn nạn này, khi làm cho họ có khả năng đi tới một cuộc đối thoại sâu xa, được thành hình bởi lời nói, bởi cuộc đụng độ, nhưng cũng còn do việc mời gọi hãy suy nghĩ và giữ thinh lặng, điều mà, nhiều lần, còn lợi khẩu hơn là một câu đáp hấp tấp và còn cho phép những người đặt câu hỏi để có thể đi sâu hơn nữa vào chính mình và mở ra một hành trình thực lời đáp lại Thiên Chúa, lời đáp mà chính Thiên Chúa đã đặt để trong con tim con người.

Một làn sóng đang làm lan tràn ra không ngừng những câu hỏi, tự thâm tâm đang tỏ lộ sự lo âu về sự hiện hữu của con người luôn luôn đi tìm kiếm sự chân lý, chân lý thường hay chân lý quan trọng, là những chân lý cho thấy ý nghĩa và niềm hy vọng. Con người không thể tự hài lòng vì một sự trao đổi thô sơ hay có nhân nhượng về những ý kiến mang tính cách nghi ngờ và về những kinh nghiệm của cuộc sống: tất cả chúng ta là những người đi tìm chân lý và chúng ta chia sẻ mong ước sâu xa này với nhau, điều này còn cần hơn thế nữa, vào thời đại chúng ta khi con người đổi chác cho nhau những thông tin, đã được chia nơi chính mình, cái nhìn của mình về vũ trụ, về các mối hy vọng của họ, về các lý tưởng của họ” (Sứ điệp cho Ngày Thế Giới về Các Phương Tiện Truyền thông xã hội, năm 2011).

Cũng thật thú vị, khi chúng ta nhìn vào các hình thức khác nhau của các mạng lưới, các hình thức áp dụng khác nhau và các mạng lưới mang tính cách xã hội, những mạng có thể giúp con người thời nay sống những giây phút suy tư và giúp đặt ra những câu hỏi chính thực, nhưng cũng để tìm ra những khoảng không gian cho thinh lặng, những cơ hội để cầu nguyện, để suy niệm hoặc để chia sẻ Lời của Thiên Chúa. Trong cái chính yếu của các sứ điệp, thường thường không dài hơn là một câu Kinh Thánh, người ta có thể diễn tả những tư tưởng thâm sâu nếu mỗi người không bỏ qua việc lưu ý tới thế giới nội tâm của mình. Không có gì để ngạc nhiên nếu, trong những truyền thống tôn giáo khác nhau, việc sống cô tịch và thinh lặng là những không gian chiếm ưu thế trong việc giúp con người tìm lại được chính mình và tìm ra Sự Thật đem lại ý nghĩa cho tất cả mọi vật. Thiên Chúa của Mặc Khải trong Kinh Thánh cũng nói mà không có lời: “Làm sao diễn tả được thập giá của Đức Kitô, Thiên Chúa cũng nói nhờ sự thinh lặng của mình. Sự thinh lặng của Thiên Chúa, kinh nghiệm về quãng cách xa xăm của Đấng Toàn Năng và là Cha là chặng đường quyết định trong hành trình dưới thế của Con Thiên Chúa, Lời Nhập Thể. [ . . . ]. Sự thinh lặng kéo dài các lời nói trước đây của Ngài. Trong những giây phút đen tối này, Con Thiên Chúa nói trong mầu nhiệm của sự thinh lặng của mình” (Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Lời Đức Kitô [Verbum Domini] ngày 30-9-2010, s. 21). Trong thinh lặng của Thập Giá, sự hùng biện của tình yêu sống động của Thiên lên tiếng nói, một tình yêu được sống cho đến mức độ trao ban ơn huệ cao cả nhất. Sau cái chết của Đức Kitô, trái đất ở thinh lặng và trong Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, khi “Đức Vua nằm ngủ và Thiên Chúa làm người đánh thức dậy những ai đã ngủ yên từ bao thế hệ” (x. Phụng Vụ Các Giờ Kinh, Giờ Kinh Sách Thứ Bảy Tuần Thánh), có tiếng vang của Thiên Chúa đầy tình yêu thương đối với con người gióng lên”.      

Nếu Thiên Chúa nói với con người cả trong thinh lặng, thì chính con người cũng khám phá ra trong thinh lặng khả năng để nói với Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa. “Chúng ta cần tới sự thinh lặng đó, sự thinh lặng sẽ trở thành việc chiêm ngắm, sự thinh lặng làm cho chúng ta đi vào trong sự thinh lặng của Thiên Chúa và như thế chúng ta đi tới điểm từ đó phát sinh ra Lời, Lời có sức cứu độ” (Bài giảng với các Thành Viên của Ủy Ban Thần Học Quốc tế, ngày 6-10-2006). Khi nói về sự cao cả của Thiên Chúa, ngôn ngữ của chúng ta luôn luôn cảm thấy bất lực, không thể tìm được ngôn từ nào thích hợp và như thế nó mở ra cho việc chiêm ngắm trong thinh lặng. Từ sự chiêm ngắm đầy sức lực bên trong này, sinh ra một điều khẩn trương của một sứ mạng, về việc cần thiết đòi buộc phải có một tác động “truyền thông điều chúng ta đã thấy và đã nghe” (x. 1Ga 1, 3). Việc chiêm ngắm trong thinh lặng làm nảy ra nơi chúng ta từ suối nguồn Tình Yêu, điều dẫn đưa chúng ta đến với người thân cận của chúng ta, để có thể cảm nghiệm được nỗi đau khổ của họ và hiến tặng cho họ ánh sáng của Đức Kitô, đem đến Sứ Điệp ban sự sống của Ngài, ơn huệ tình yêu trọn vẹn của Ngài, là tình yêu cứu độ.

Rồi trong sự chiêm niệm thinh lặng, còn nảy sinh ra một cách thế mạnh hơn nữa, Lời Đời Đời nhờ đó mà thế giới được tạo thành, và người ta đón nhận kế đồ cứu rỗi mà Thiên Chúa thực hiện qua các lời và cử chỉ trong tất cả lịch sử nhân loại. Như Công Đồng Chung Vatican II nhắc lại, Mặc Khải của Thiên Chúa được thực hiện với “các biến cố và lời nói gắn liền với nhau cách thật chặt chẽ, đến nỗi các hành động, được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu rỗi, biểu lộ ra và tăng cường giáo huấn và các thực tại đã được các lời chỉ tới, trong khi các lời công bố các công trình và soi sáng mầu nhiệm được chứa đựng trong các công trình đó (Hiến chế Lời Thiên Chúa - Dei Verbum, s. 2). Và kế đố cứu rỗi này đạt tới tột đỉnh trong Con Người của Chúa Giêsu thành Nazareth, là Đấng Trung Gian và là sự viên mãn của tất cả Mặc Khải. Ngài làm cho chúng ta thấy được Dung Nhan đích thực của Chúa Cha và với Thánh Giá và Sự Sống lại của Ngài, Ngài làm cho chúng ta vượt qua từ cảnh nô lệ của tội lỗi và sự chết bước sang sự tự do của con cái Thiên Chúa. Câu hỏi nền tảng về ý nghĩa của con người được tìm ra nơi Mầu Nhiệm của Đức Kitô câu trả lời có thể đem lại bình an và tình trạng không lo âu trong trái tim con người. Chính từ Mầu Nhiệm này sinh ra sứ mệnh của Giáo Hội, và chính Mầu Nhiệm này thúc đẩy các Kitô Hữu làm cho mình trở nên các người loan báo niềm hy vọng và ơn cứu độ, trở nên chứng nhân của tình yêu làm thăng tiến phẩm giá con người và xây dựng công lý và hòa bình.

Lời và Thinh Lặng. Giáo dục cho việc truyền thông nhằm việc làm cho họ biết lắng nghe, biết chiêm ngắm, ngoài phạm vi nói ra lời, và điều này thật quan trọng cho những ai đi loan báo Tin Mừng: Thinh Lặng và Lời cả hai là những yếu tố chính yếu và làm nên hành động truyền thông của Giáo Hội, để canh tân việc loan báo Đức Kitô trong thế giới ngày nay. Tôi xin trao phó cho Mẹ Maria, là Đấng giữ nơi mình sự Thinh Lặng, để “lắng nghe và làm nảy sinh ra Lời” (Lời cầu nguyện cho Đại Hội Giới Trẻ của Italia, tại Loreto, ngày 1-2/9/2007), Tôi xin trao phó tất cả công cuộc loan báo Tin Mừng mà Giáo Hội thực hiện qua trung gian các phương tiện truyền thông xã hội.

Từ điện Vatican, ngày 24-1-2012, Lễ Thánh Phanxicô de Sales.

(Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho ngày thế giới truyền thông xã hội – lần thứ 46. Dịch từ nguyên bản tiếng Ý, do Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố. Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 24-1-2012).


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     KHÔNG GÌ ĐẸP HƠN NỤ CƯỜI CỦA MỘT TRẺ THƠ!
     DUY NHẤT THIÊN CHÚA CHỮA LÀNH MỌI VẾT THƯƠNG!
     CÂY DÙ CỦA NIỀM TIN
     CON THÁNH THIỆN NHỜ CHA MẸ HIỀN ĐỨC
     MỖI NĂM MỚI, MỘT CUỐN SÁCH MỚI!
     CHÚA GÌN GIỮ BƯỚC CHÂN NGƯỜI TRUNG HIẾU
     ĐẠO CÔNG GIÁO THAY ĐỔI HẲN CUỘC ĐỜI TÔI!
     ĐẸP THAY BƯỚC CHÂN NGƯỜI RA ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG!
     MỪNG ĐÓN CHÚA VÀO GIA ĐÌNH NHÂN DỊP NĂM MỚI. Antôn Lương Văn Liêm
     TÌNH XUÂN. Sưu tầm