Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

HOÁN CẢI VÀ SINH NHIỀU HOA TRÁI

300px-Diya.jpgHàng năm cứ vào dịp lễ Tro, tín hữu lại tham dự thánh lễ chật cứng tại các nhà thờ. Điều này cho thấy, ý thức hoán cải, quay về với Thiên Chúa vẫn hằng ở trong ý thức của các Kitô hữu.

Giữa ý thức trong lựa chọn: con đường thập giá và con đường thực tiễn của mỗi người đang đi là một cuộc chiến nội tâm luôn luôn diễn ra. Ở đó, con người cố gắng tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống tội lỗi và nô lệ của sự dữ. Những ai đã có ít nhiều trải nghiệm về cuộc chiến này đều nhận thức rõ tính cam go, khốc liệt của nó do nhục thể là đặc tính vốn có của con người. Vì thế Chúa Giêsu truyền lại ý này trong kinh cầu Lạy Cha ở câu cuối “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Chúng ta không thể là người chiến thắng nếu không liên lỉ cầu xin và nhận được ân sủng từ Trời cao.

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 7,19 mô tả cuộc chiến nội tâm như sau: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành. Nhưng nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì không còn phải chính tôi làm ra nó, song là tội lỗi cư ngụ trong tôi.”

Mùa chay là thời gian thích hợp mà giáo hội ân cần và tha thiết kêu gọi chúng ta tự kiểm duyệt lại bản thân để nghiêm túc suy tư lời khuyên chí tình của Chúa Giêsu: “Hãy vào cửa hẹp. Vì rộng rãi và thênh thang, là con đường dẫn đến hư vong, và lắm kẻ đi ngang qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật, thì dẫn đến sự sống, và ít kẻ gặp được nó” (Mt 7, 13).

Việc quay về với Thiên Chúa, mặc dù phải bắt đầu từ tấm lòng của con người, nhưng với sự trợ giúp của ngoại cảnh, việc từ bỏ những đam mê trần tục trở nên thuận lợi hơn. Vì thế trong mùa chay, giáo hội đưa ra một số nghi thức mà ăn chay là môt trong các nghi thức giáo dân cần tuân thủ trong thời gian này. Trong Cựu Ước, trước khi cảm nghiệm lòng thương xót và tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, dân Do Thái phải trải qua 40 năm cực khổ trong sa mạc. Thánh Gioan Tẩy giả đã rao giảng việc thống hối trong hoang địa. Chính Chúa Giêsu cũng trải qua kinh nghiệm 40 ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu công cuộc rao giảng ba năm của Ngài.

Trong lúc ngồi trò chuyện, một người bạn bảo: “Khi gia đình còn nghèo khổ, ngày 13 hàng tháng mình đều đi lễ kỷ niệm ngày Mẹ Maria hiện ra ở Fatima. Bây giờ có nhà, có tiền thì hàng năm chỉ đi ngày 13 tháng 10”. Việc dẫn đến Thiên Chúa khi bản thân đang rơi vào điểm đáy của khủng hoảng, nhưng sau khi thoát hiểm lại bỏ rơi Ngài là thuộc tính xấu mà con người thường vấp phải. Thật ra, với cái nhìn của đức tin, chính Thiên Chúa đã dùng các thử thách lớn lao mà mỗi cá nhân phải đối diện trong vòng đời của mình để kêu gọi chúng ta hãy quay về cùng Ngài. Từ những cảm nghiệm của bản thân đúc kết trong những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, biết chạy đến bên Ngài- Đấng luôn nâng đở, ủi an cho những ai khó nhọc và gáng nặng- để từ đó chúng ta biết tri ân và ca tụng Ngài mãi mãi. Và đây cũng là con đường phổ biến để đức tin cá nhân được tăng trưởng theo thời gian.

Cụm từ mùa chay có thể chỉ là cách nói ngắn gọn của cụm từ mùa chay Thánh. Trong mùa này các Kitô hữu làm đồng thời ba việc để thể hiện sự hoán cải: cầu nguyện, ăn chay và làm các việc bác ái. Sự chuẩn bị này giúp mỗi chúng ta sốt sắng bước vào một tuần đặc biệt được gọi là Tuần Thánh tại cuối mùa Phục Sinh. Thánh Phanxicô Assisi quan niệm chữ hoán cải ở một ý nghĩa sâu rộng hơn, nghĩa là: hoán cải và tin vào Tin Mừng. Sau hành vi hoán cải là hãy sinh những hoa trái xứng đáng với lòng sám hối (Lc 3, 8)

Suy niệm về mùa chay với việc nghiền ngẫm lại đoạn Tin Mừng nói về đứa con hoang đàng trong Luca 15, 11 sẽ khích lệ chúng ta mạnh dạn thực hiện một cuộc quay về với người Cha rất giàu lòng thương xót và luôn mở rộng vòng tay. Ngài sẽ vui mừng vì “thấy chúng ta đã chết mà lại sống, đã mất đi mà lại tìm thấy được".

Thực hiện sự quay về, chúng ta không chỉ được ban ơn hòa giải với Thiên Chúa, mà còn được Ngài chữa lành những bệnh tật, khiếm khuyết ở phần hồn. Đoạn Tin Mừng trong Mc 2, 1-12 kể Chúa Giêsu chữa lành cho một người bất toại được bốn người dỡ mái nhà, rồi thòng dây xuống hay đoạn Zakêu trèo lên cành cây để mong gặp Chúa là những gợi ý cho chúng ta, những ai muốn tìm gặp Ngài, cần hành động quyết liệt, năng động, thậm chí phải sáng tạo và liều lĩnh.

Lạy Chúa, chúng con luôn nhận thức sự yếu đuối và mỏng dòn của chính mình trong cuộc chiến nội tâm. Mặc dù quay về cùng Ngài luôn nằm trong sự mong muốn, nhưng để đạt được điều ấy trong từng giờ của mỗi ngày là vượt xa khả năng của chúng con. Xin ban ơn trợ lực để chúng con không tuột dốc, đuối sức khi trèo lên đồi Gôngotha với Ngài.

G. Tuấn Anh

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ LỄ TRO NĂM B
     TẠI SAO LẠI CÓ NHỮNG DẤU ĐINH?
     Ý NGHĨA LINH THIÊNG CỦA TUẦN THÁNH
     Tình yêu vượt trên sự chết
     SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN THÁNH-ĐƯỜNG THẬP GIÁ.Lm. GioanB Lại Anh Tuấn
     SỰ THẬT TRONG GIOAN (Ga 18, 28 – 19, 16a). Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
     Khi hôn chân Chúa bạn nghĩ về điều gì?
     SUY NIỆM THỨ BA TUẦN THÁNH-MÔN SINH PHẢN THÀY. Nt. Thiên Lan
     SUY NIỆM THỨ HAI TUẦN THÁNH NĂM A- LỜI MỜI GỌI YÊU THƯƠNG
     SUY NIỆM TUẦN THÁNH. Lm. Gioan B. Phan Kế Sự