Một năm sau khi bị cách ly, Giáo hội Hà Lan lo ngại
bị sa sút không ngừng
Dựa trên các cuộc phỏng vấn 21
linh mục của 7 giáo phận trên khắp nước Hà Lan, tuần báo Công giáo Hà Lan
Katholiek Nieuwsblad kết luận rằng một năm sau khi đợt phong tỏa cách ly đầu
tiên chống đại dịch, “đời sống bình thường của giáo xứ phần nào bị mất đi” và
cuộc khủng hoảng đang đẩy nhanh vấn đề tục hoá vốn đã đang tồn tại.
Hồng Thủy - Vatican
News
Vấn đề Giáo hội Hà
Lan sa sút không chỉ là vấn đề số tín hữu tham dự Thánh lễ sút giảm. Một số
linh mục chỉ ra rằng chủ yếu là những người vốn có mối liên hệ rời rạc với Giáo
hội nay không còn tham dự nữa, và phần lớn các linh mục biết rằng mối liên kết
hiện nay dễ dàng bị lung lay hơn.
Các linh mục cũng
cho biết Covid-19 đã đặt một gánh nặng lên đời sống bí tích. Một năm sau khi
Giáo hội Hà Lan áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa virus, số tín hữu rửa tội,
hôn phối, rước lễ lần đầu và thậm chí xức dầu bệnh nhân và lễ an táng đều suy
giảm. Một linh mục của giáo phận Groningen-Leeuwarden cho biết tất cả các hoạt
động giáo lý, như chuẩn bị cho các thiếu nhi rước lễ lần đầu hay Thêm sức, đều
bị ngưng.
Một số linh mục
nhận định rằng văn hóa của Giáo hội về lễ tang cũng đang thay đổi. Người dân dễ
dàng bỏ qua Thánh lễ an táng và đưa người chết trực tiếp đến nơi hỏa táng. Một
trong những lý do, có thể là ở đó họ còn có thể uống với nhau tách cà phê,
trong khi tại nhà thờ họ không thể. Một số người trước đây còn đến nhà thờ
nhưng bây giờ thì không.
Đại dịch cũng gia
tăng sự thế tục hóa. Vào tháng 9/2020, 6 tháng sau khi phong tỏa lần đầu, số
người đến nhà thờ giảm 25%, có lẽ là những người già và người bệnh không đến
nhà thờ. Đến nay, nửa năm sau, khuynh hướng suy giảm này tiếp tục tăng. Đại
dịch cũng mang lại gánh nặng tài chính cho các giáo xứ.
Tuy nhiên, bất chấp những điều tiêu cực này, các linh
mục nghĩ về những điều tích cực như các tín hữu được đánh động nhất sẽ trở lại
nhà thờ. Những người ít có thói quen đi lễ sẽ nhìn nhận việc này tích cực
hơn. Một linh mục nói rằng cuộc khủng hoảng virus corona cũng mang lại những cơ
hội khác. Cha cho rằng Giáo hội nên tìm kiếm những cách thức mới để tiếp cận
mọi người. Cha nói: “Việc phong tỏa này đã đánh thức Giáo hội và giáo xứ của
chúng tôi để tìm kiếm một cách khác để liên lạc với mọi người.” (Crux
13/03/2021)
Trích nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/world/news/2021-03/sau-phong-toa-giao-hoi-ha-lan-giam-sut-khong-ngung.html