Trang Chủ > Truyền Giáo > Chuyên Đề

SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT

Sự thay đổi niềm tin về sự sống lại sau cái chết, tự nó là một điều hết sức thú vị. Vào giai đoạn của các tổ phụ cho đến thời Vua Đa-vít, sự chết được xem như là việc về chầu các tổ phụ ( như một số người Việt Nam vẫn nói về cái chết : về chầu ông bà). Ý tưởng như thế vẫn còn thấy trong dụ ngôn Lazaro ở trong lòng Abraham. Sau đó, hình ảnh về âm ty chiếm lĩnh suy tư, vẽ ra hình ảnh một âm ty là nơi nào đó dưới lòng đất, nơi mà cái chết tồn tại trong bóng tối và trong tình trạng bất lực, như những chiếc lá trong cát bụi, ray rứt, bất an và thiếu vắng Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi Macabe tử đạo, đã cho họ niềm tin vào sự sống lại của cái chết ở vào thời khắc cuối cùng dẫn đến viễn cảnh “ Vua của vũ trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời, vì chúng tôi đã chết vì Luật pháp của Ngài” ( 2 Mc 7,9)

Những người thuộc nhóm Sa-đốc đã không chấp nhận sự tiến bộ về niềm tin sự sống lại sau cái chết nên đã nỗ lực thử Chúa Giê-su bằng việc nhạo báng sự sống lại. Họ muốn thử Chúa Giê-su, chất vấn Ngài về sự sống lại từ những câu hỏi hóc búa được lấy từ luật Lê-vi: nếu một người anh chết đi mà không có con, người em phải cưới vợ của anh mình và sinh con trai để tiếp tục dòng dõi cho anh mình. (Đnl 25,5)

Câu trả lời của Chúa Giê-su có thể được xét đến ở hai mức độ, một cái ở ngay trên bề mặt sự kiện, và cái kia nằm sâu thẳm ở bên trong. Ở gần sát sự việc, Chúa Giê-su cho thấy Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của Abraham, của Issac và Thiên Chúa của Giacob. Đây là một cách thức sử dụng tạm thời chú giải Kinh Thánh theo nghĩa đen để nói lên rằng Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của cha ông, của các tổ phụ. Họ vẫn còn đó và Thiên Chúa không bao giờ rời bỏ họ. Khi cha ông, tổ phụ được cất nhắc đi, Thiên Chúa sẽ không bao giờ lìa xa các ngài. Đây là một suy tư an ủi và cam đoan chắc chắn.

Ở góc cạnh khác, về cơ bản, những người thuộc nhóm Sa-đốc kia đã hiểu sai lệch ý nghĩa của thế giới tiếp đó và sự sống lại của cái chết, khi nghĩ rằng sự sống lại chỉ là một sự lập lại của những gì hiện tại. Thánh Luca đã nhiều lần chỉ cho thấy một sự “dự trữ” chắc chắn hướng đến đời sống vợ chồng, đặt nó như một sự trở ngại có thể về nước trời , nơi đó một trong những những sự khác biệc sẽ lien quan đến việc lấy vợ, lấy chồng. Không có chuyện lấy vợ gả chồng, sẽ không có chết và cũng không cần sự hồi sinh về thể xác. Nhưng ở một khía cạnh rất cơ bản, cuộc sống sẽ khác biệt hoàn toàn. Trong sự sống đó, tình bạn và yêu sẽ khác biệt. Thánh Phaolô đã làm tròn đầy điều này hơn trong thư 1 Cr 15 “ Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi”. Sẽ có sự liên tục của tính cách, nhưng chẳng bao lâu nữa, thân xác sẽ không ở trong tình trạng vật chất như trước, khi họ được đưa lên lên bầu trời của sự thánh thiện. “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Ngài” ( 1 Cr 2,9) .

Sự sống sau cái chết vẫn là một mầu nhiệm đối với con người ngày nay. Tuỳ theo mỗi niềm tin vào tôn giáo của mình, mà mỗi người sẽ nhìn đến sự sống sau cái chết dưới góc cạnh giáo thuyết và niềm tin của riêng mình. Ngay cả những người vẫn mạnh miệng tuyên bố “ sự vô thần” của mình, cũng vẫn phải nhìn nhận sẽ có một cái gì đó đến sau cái chết mà chính họ mơ hồ chưa minh xác được.

Hạnh phúc của người Kitô- hữu chính là được Thiên Chúa ban thưởng niềm tin vào sự sống lại của chính mình. Chính vì niềm tin vào sự sống lại mà người Kitô- hữu có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thách đố để hoàn tất hành trình đời mình với ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt để nơi mỗi người. Tròn đầy sứ mạng trong hiện tại, đồng nghĩa với sự trân trọng cuộc sống mình đang sống. Chính Thiên Chúa cũng đã muốn cho con người hạnh phúc ngay tại thế, trong mỗi giây, mỗi phút của con người. Hiện tại được viên mãn nếu người Kitô- hữu sống có trách nhiệm với mình và với mọi người. Không khinh chê nhưng cũng không quá đề cao đời sống hiện tại, để chỉ ngong ngóng về sự sống mai sau. Hãy sống thật tròn đầy với ơn gọi của mình cho sự sống mai sau.

Sự sống sau cái chết có giá trị hạnh phúc vĩnh cửu, là hy vọng, khát khao để về với Thiên Chúa tình yêu trong ánh sáng của thiên thần và bất diệt. Và sự sống sau khi chết là quà tặng của Thiên Chúa dành cho những người đón nhận tình yêu của Ngài và sống đời sống của các mối phúc.

Khi chúng ta hành trình cùng với người khác trong khi tìm kiếm sự toàn vẹn, chúng ta có thể trở thành những chứng chân của Thiên Chúa, nguồn tình yêu, tâm điểm của mọi đời sống.

Lạy Chúa, Thiên Chúa của các tổ phụ chúng con,

Làm sao chúng con có thể sợ hãi về cái chết khi biết rằng Ngài không bao giờ rời xa chúng con.

Dù con không thể nhìn thấy được sự sống lại sau cái chết sẽ là gì, nhưng con biết rằng, con được an toàn, bảo bọc trong cánh tay của Ngài.

Têrêsa Ngọc Lễ


Các bài viết mới hơn
     Các Giám đốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo châu Âu nhóm họp - Ngọc Yến - Vatican News
     HỌC HỎI SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021 - Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Hương, OP
     Người giáo dân tham gia trong sứ vụ loan báo Tin mừng - Michel Trương
     Thừa tác viên truyền giáo: Con người và hoạt động - Michel Trương
     Bình vẫn chưa hề cũ - Lm. Giuse Trương Đình Hiền
     Hội Nhi đồng Giáo hoàng Truyền giáo nỗ lực trong các hoạt động mới
     CAO CẢ & TẦM THƯỜNG Bài học truyền giáo từ Maximum Illud_Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2019
     Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
     NGƯỜI GIÁO DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ SAI ĐI- Anphong Nguyễn Hữu Long Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa

Các bài viết cũ hơn
     Chứng nhân trong sự hiệp nhất yêu thương - Jos. Tạ Duy Tuyền
     Những ngày đầu xuân: Chuyện kể về tình yêu và sự sống_ MMsj
     ĐI TÌM DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG