Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 17

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVII Thường Niên

thứ 5 tuần XVII.jpg

Lời Chúa: Mt 13, 47-53

(47) "Nước trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. (48) Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. (49) Ðến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, (50) rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

(51) "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu". (52) Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ kho tàng của mình cả mới lẫn cái cũ".(53) Khi Ðức Giêsu kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi đó.

Suy Niệm

Theo thánh sử Mát-thêu, khi Đức Giê-su trình bày và công bố hình ảnh Nước Trời cho các môn đệ cũng như dân chúng thời bấy giờ, Ngài thường mượn những hình ảnh gần gũi, dễ gần với con người đương thời như hạt cải, viên ngọc quý để diễn tả, cụ thể hóa giá trị Vương quốc của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, những hạt cải bé nhỏ hay viên ngọc quý giá này tuy nhỏ bé nhưng có sức sống và lan toả không ngừng. Nước Trời cũng vậy, tuy là một màu nhiệm như chính Chúa Giê-su đã nói, nhưng nó cũng là một thực thể có sức lay động và biến đổi lòng người. Và chỉ ai có ơn nhận biết và dám mở lòng mình ra thì họ mới được thụ ân cũng như lớn lên trong ân sủng. Chính vì thế, Đức Giê-su đã đề cao tầm quan trọng của việc lắng nghe và thực thi các Giáo huấn đương thời của Ngài.

Tin mừng ngày hôm nay, Chúa Giê-su ví Nước Trời như chiếc lưới cá thả xuống biển. Nước Trời chính là Lời Chúa, Giáo huấn và những đòi buộc của Ngài đối với người nghe. Biển là trần gian, là cuộc sống này.  Cá là toàn thể nhân loại. Là những người đang sống trên trái đất này. Lắng nghe, đón nhận, thực thi và làm cho Lời ấy sinh thêm hay mất đi là do cách diễn tả, áp dụng cũng như ý thức cộng tác với Lời của chúng ta có hết tâm hồn, trí khôn và hết sức lực không? Trước những Giáo huấn và lời mời gọi của Đức Giê-su, các môn đệ đã hiểu ra, đã đáp trả, họ như là những hạt giống đầu tiên mau mắn đáp lời xin vâng. Với ơn Chúa linh hứng, họ hiểu ngay những Lời Chúa Giê-su kêu mời, họ mạnh dạn ra đi rao giảng, làm chứng và công bố về một Vương Quốc vĩnh cửu và bình an.

Tiên vàn, họ còn là Phê-rô tự nguyện, sẵn sàng từ bỏ cái nghề sống chết của mình để đi theo Chúa. Ông đã mạnh dạn bỏ nghề lưới cá để trở thành lưới người với mục đích giúp nhân loại nhận ra Thiên Chúa là Đấng chân, thiện, mỹ cũng là cùng đích của nhân loại. Họ còn là Phao-lô, một dân ngoại, một kẻ chỉ biết dùng lý trí, sự khôn ngoan của người Hy-lạp làm lẽ sống cho riêng mình và cổ súy cho con người đương thời. Thế nhưng ơn gọi của ông đã đảo lộn tất cả..  Sự minh triết nơi ông đã trở thành ngọn đuốc Lời Chúa được tỏ rạng khắp nhân gian. Sách vở của ông biến thành công cụ để nói về những giá trị cũng như quảng diễn Giáo lý của Đức Ki-tô là Đường, là Sự thật và là Sự sống. Ơn Chúa đã thay đổi tâm hồn ông

Kế đến, trải dài suốt chiều dài lịch sử Giáo hội, còn biết bao nhiêu những mẫu gương, thánh nhân và chứng nhân đã hiểu, đã ngộ ra được Chân lý. Họ còn là Mai Đệ Liên, không mặc cảm với nghề cũ, bà được coi là tông đồ nữ tiên khởi theo như nhiều truyền thống kể lại. Họ còn là Phan-xi-cô nói không với sự sa hoa chỉ mong là hình ảnh Đức Ki-tô nghèo khó và hiền lành cho mọi người. Họ còn là Tê-rê-sa Can-cút-ta đã dùng cả cuộc đời mình để minh chứng về Nước Trời nơi những người đầu làng cuối phố. Lời nói, việc làm, và cử chỉ của họ thực sự họa lại cũng như sống thực với những Giáo lý và hành động Đức Giê-su đã sống.

Sau cùng, con người thời nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Lời Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI vẫn luôn vang vọng, gần gũi và thực tế cho những người Ki-tô hữu hôm nay. Họ tin Chúa, đi theo Chúa, gia nhập Giáo hội, đó là điều kiện cần để được hưởng ơn Cứu độ nhưng không. Cao cả hơn, họ cần diễn tả, thực thi Lời Chúa và làm cho các giá trị Nước Trời được triển nở và lan tỏa đến hết  mọi người. Ấy là mục đích tròn đầy để họ hưởng ơn tha thứ và bình an không chỉ ở đời này mà còn muôn đời sau. Amen.

Lm Mi-ca-e Vũ An Lộc


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVII Thường Niên_Nt. Maria Trần T. Thu Trang, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVII Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVII Thường Niên Năm C_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVII Thường Niên Năm C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Thứ Bảy tuần XVII Thường niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên - Duyên Trần

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVII Thường Niên_ Lm. J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVII Thường Niên_ NT Anna Luyến SSS
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XVII Thường Niên C _Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XVII Thường Niên C_Lm. Đan Vinh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên-NT Anna Kim Luyến SSS
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên-Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVII Thường Niên- Lm J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVII Thường Niên-Lm Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVII Thường Niên-Lm.Duy Khang