Trang Chủ > Truyền Giáo > Hoạt Động

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRUYỀN GIÁO CỦA MỘT CHỦ NHÀ TRỌ

                                                  Maria Trịnh Thị Măng

Chủ nhà trọ khu Suối Sao

17102008tbRosaryBead.jpgiO agN 10x350.pngKính thưa Quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, và quý đại biểu.

Do phải lo kinh tế gia đình, năm 2002, con bắt đầu xây dựng các phòng trọ trên diện tích 7.300m2, gồm 160 phòng. Nhờ số phòng trọ đông, khu nhà trọ của gia đình con đã đón nhận số anh chị em di dân đến ở trọ khoảng trên dưới 600 người. Trong số 600 anh chị em đến ở trọ, chỉ có khoảng trên 10 người là Công giáo, còn phần lớn là anh chị em không công giáo.

Một lớp học tình thương cho các em:

Dù xây dựng phòng trọ là kế hoạch đầu tư cho kinh tế gia đình, nhưng con không muốn dừng lại ở đó, khi mỗi ngày chứng kiến các em nhỏ của các gia đình đến trọ nơi đây không có chỗ học, suốt ngày lông bông, phá phách. Vì gia cảnh nghèo, hoàn cảnh xã hội, các em ở tại khu nhà trọ của con không thể đến trường, không được giáo dục.

Vì thế,

Sau nhiều tháng trăn trở suy nghĩ, con nghĩ mình phải làm một cái gì đó để giúp con em của những người đến ở trọ có chỗ để học tập, phải được biết đọc, biết viết, giúp các em có một tương lai tốt. Nhờ ơn Chúa, tình thương của Ngài, con đã mạnh dạn xây 1 căn phòng riêng rộng gấp 6 lần phòng trọ để làm lớp học tình thương cho các em. Những ngày tháng đầu tiên lớp học bắt đầu, chúng con được sự giúp đỡ của quý cha, quý Thầy dòng Đaminh- tu viện Martino, Hố Nai và một số cô giáo có sư phạm đển dậy các em. Tiếp đến là sự hỗ trợ của quý dì dòng Đa Minh Rosa Lima, miền Mân Côi có trụ sở tại giáo xứ Hà Nội và quý cô giáo đến giúp các em.

Năm 2008, con đã xây 1 căn nhà trên mảnh đất 300m2 có ý để làm nhà nguyện riêng cho những người ở trọ nhưng không được chính quyền cấp phép và căn nhà ấy hiện giờ là trường phổ cập tình thương với giấy phép được chính quyền công nhận. Mỗi ngày, tại ngôi trường nhỏ bé này có trên 300 em học sinh nghèo đến học dưới sự dạy dỗ của bốn giáo viên. Mặc dù lớp học buổi tối nhưng con vẫn tổ chức cho các em đọc kinh tại trường học nhằm gầy dựng đức tin, đời sống đạo cho các em ngay từ thời còn bé thơ.

Giúp đỡ vật chất, đời sống tinh thần cho những anh chị em di dân trong nhà trọ.

Vì sinh nhai, các anh chị em di dân đã phải rời bỏ làng quê, đi tận nơi xa để lập nghiệp, để làm kinh tế, nên cuộc sống của các anh chị em này thật cơ cực, khó khăn. Hiểu được hoàn cảnh và cảm thông những cảnh nghèo của anh chị em mình, nên nhiều khi, bằng sự nỗ lực nhỏ nhoi của mình, mỗi quý con chia sẻ một số thuốc thông dụng – các thuốc này được quý cha tu viện Martinô tài trợ - cho anh chị em đang ở trọ trong khu vực Suối Sao của mình. Đồng thời, hàng tháng, các anh chị em ở trọ nơi đây, được quý cha, quý thầy Đaminh, một số bác sĩ đến khám bệnh từ thiện.

Bản thân con là tác viên Tin Mừng, nên con cũng rất thao thức trong hoạt động truyền giáo, nên con đã liên hệ với các anh chị em tác viên Tin Mừng, và hội Legio để các anh chị em đến thăm, nói chuyện, giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa, giúp họ tìm hiểu đạo Công Giáo. Do đó, công tác truyền giáo tại khu vực nhà trọ chúng con có một khởi sắc, và được Thiên Chúa chúc phúc.

Do thường xuyên tiếp xúc, sống cùng, con cũng biết những cặp vợ chồng rơi vào tình trạng rối hôn phối. Và để giúp họ được hợp thức hóa, chúng con trình bày lên quý cha để giúp đỡ họ. Trong thời gian vừa qua, cha đặc trách truyền giáo của hạt Hòa Thanh đã đến thăm và giúp cho ba gia đình rối hôn nhân để trong những ngày tới sẽ có hướng giúp họ học giáo lý và giúp họ được giải hòa với Thiên Chúa, với Giáo Hội và xây dựng hạnh phúc hôn nhân trong ân sủng của Chúa.

Cũng trong ngôi trường tình thương dành cho các em, con cũng dùng trường học để hướng dẫn giáo lý dự tòng cho những anh chị em muốn gia nhập đạo. Trong những năm vừa qua, tại nhà trọ, con cũng hướng dẫn cho một số gia đình và một số anh chị em được lãnh nhận các Bí tích Khai tâm Kitô giáo, được trở nên con cái Chúa.

Ước mong của con là được quý cha yêu thương quan tâm đến những con người đang khao khát muốn gia nhập Giáo hội và hợp thức hóa hôn nhân của họ theo công giáo.

Trên đây là 1 vài nét sinh hoạt nhà trọ của gia đình chúng con. xin trình lên quý cha và toàn thể quý đại biểu.

Con xin chân thành cám ơn sự lắng nghe của mọi người.

 

CON ĐƯỜNG CỦA TÌNH YÊU.

Bác sĩ  Giuse Nguyễn Xử- bệnh viện khoa Nhi Long Thành.

Kính thưa quý đại biểu,

Thiên Chúa  luôn có một con đường tình yêu dành cho mọi người.hands2.jpg

Đó là cảm nghiệm mà mỗi ngày tôi đang sống và cảm nhận trong cuộc đời mình, cuộc đời làm người con của Chúa, trong đời sống đức tin theo Chúa Giêsu Kitô.

Sinh trưởng trong một gia đình mà Ba Má, những người thân sinh ra tôi là người theo đạo Tin Lành, nên lẽ ra tôi phải là người theo đạo Tin Lành mới đúng. Nhưng không, những gì lẽ ra là thế, lại trở nên một điều lạ kỳ đối với chính bản thân tôi, mà cho đến hôm nay, tôi nhận ra đó là con đường của tình yêu mà Thiên Chúa dành tặng cho tôi, dẫn tôi đi trong tình thương của Ngài.

Ngày xưa, ngôi nhà của gia đình tôi nằm sát cạnh ngôi nhà thờ Tin Lành, nên không lạ gì, cuộc sống của gia đình tôi gần gũi với các hoạt động của Tin Lành. Do biến động thời cuộc, vị mục sư hoạt động tại nhà thờ ấy được đưa đi cải tạo, nên vì thế mà tôi vẫn chưa rửa tội trong giáo hội Tin Lành. Mỗi ngày một lớn theo thời gian, tôi vẫn cảm nhận một niềm tin về Thiên Chúa được gieo vãi trong tâm hồn tôi, cách nào đó mà tôi không hề hay biết. Vì thế, tôi vẫn thầm nhủ nguyện cầu “ Nếu có Chúa thật, thì xin Chúa cho con được theo Chúa”.

Lớn dần theo năm tháng, rời xa gia đình để theo học nghề y, tôi đã có những cơ hội tuyệt vời, mà cho đến hôm nay, tôi biết rằng Thiên Chúa đã an bài và tạo cho tôi những cơ hội quý giá để chuẩn bị cho tôi được sống trong tình yêu, làm con của Ngài. Trong thời gian theo học, tôi đã được tiếp xúc, làm quen với bác sĩ Hậu, một người Công Giáo hiền lành, khiến tôi cảm mến. Chính con người, một hình ảnh thân thiện, hiền lành ấy đã tác động tôi nhận ra được Thiên Chúa hiện diện trong những người tôi gặp gỡ.  Vị bác sĩ ấy sau đó đi tu, trở thành linh mục dòng Đa Minh. Và trong phòng ký túc xá, tôi được sống chung các bạn là người Công Giáo (5/8), nên trong cách sống của các bạn phần nào đã cuốn hút tôi tìm đến Chúa. Và vì thế, mỗi khi chiều về, khi tiếng chuông nhà thờ gần trường học ngân đổ, là tôi rời bỏ sách vở để đến nhà thờ, để đi lễ, dù chưa được rửa tội. Ngày tháng hạnh phúc cứ theo tôi, và rồi tôi quyết định xin học giáo lý và được lãnh nhận Bí tích Rửa tội năm 1995.

Ngỡ tưởng bước đầu thế là đủ, nhưng tôi đã không trau dồi, xin Chúa cho đời sống đức tin của mình được gắn kết chặt chẽ với Ngài. Do đó, có những thời gian, dù mang danh môn đệ Chúa Giêsu, nhưng đôi khi, đời sống đức tin, đạo đức của tôi cũng thờ ơ, nhạt nhẽo.

 Nhưng gần một năm nay, tôi bỗng như được bừng tỉnh dậy sau những giấc ngủ mê, tôi nghe được tiếng Chúa lay động, gọi tôi trở về sống thân tình với Ngài. Chúa đã tác động tôi rất mạnh, làm cho tôi chuyển hướng cuộc đời, từ những suy nghĩ, nhu cầu vật chất, hạnh phúc gia đình, những gì liên quan đến cuộc sống thường ngày…và hướng tôi đến đời sống tâm linh, tìm hiểu Lời Chúa và cầu xin hồng ân của Ngài.

Tôi đã đi học lại giáo lý Dự tòng và Hôn Nhân, biết cầu nguyện và nhận ra mình đang được đón nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa, nên tôi cảm thấy sung sướng vô cùng.

Và điều thật kỳ diệu, một hồng ân Chúa đã sắp xếp và tặng ban cho tôi trong tháng 11/2012 vừa qua khi tôi được tham dự khóa Tác viên Tin Mừng nâng cao được tổ chức tại giáo xứ Hà Nội. Chúa ưu ái tôi, cho tôi được cơ hội học, cầu nguyện với Lời của Ngài, cùng với các anh chị khác trong cùng khóa. Bởi lẽ ra, tôi đã đi tham dự khóa học chuyên môn tại bệnh viện Chợ Rẫy theo sự điều động của bệnh viện, nơi tôi đang công tác. Nhưng khi lên đến nơi phải học, khóa học đó đã dời lại do một số lý do, và vì thế, tôi đã có cơ hội để tham dự khóa học lớp Tác viên Tin Mừng. Những ngày học, được sống, được cầu nguyện với Lời Chúa khiến lòng tôi cảm thấy bình an, thanh thản và gần với Chúa nhiều hơn.

Hiện tại, tôi đang được về sống tại Đan viện Xitô An Phước, và tôi nghĩ rằng Chúa đã ban cho tôi gấp triệu triệu lần những gì tôi xin. Nên khi được náu thân nhà Chúa, được nuôi của ăn thân xác lẫn linh hồn tại nhà Chúa, tôi tin rằng, tôi sẽ được ở với Chúa mãi mãi, ngay khi tôi qua đời, vì tình yêu của Chúa bao la và rộng lớn, xót thương và sẵn sàng tha thứ tất cả cho tôi.

 

LẠY CHÚA, CON TIN VÀO NGÀI!

Tân tòng của Chúa

FX. Phùng Mạnh Hải

814417798_e9de5f0d2d.jpgNgày ấy, cuộc đời tôi không thể quên một người thanh niên 18 tuổi, sinh viên trường tư thục Thánh Mẫu Sài gòn – Gia Định.

Tôi là con trưởng trong một gia đình ngoại giáo. Bố mất sớm chỉ còn có mẹ và đông các em. Biến cố 1975 đã đưa gia đình tôi đến một ngã rẽ mới khi mẹ con dắt díu nhau đi kinh tế mới. Ở giữa một môi trường xa lạ, tôi trở nên con người khác, không mấy tốt đẹp, đã rối lại còn rối hơn, tôi bị mọi người khinh chê và mẹ đã từ tôi. Vì lương tâm lúc ấy tôi chỉ biết sống và không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu.

Và, một sáng nọ, khi đi làm ngang qua nhà thờ, tôi đã dừng chân… để được nghe những lời kinh dâng Chúa, và rồi bài giảng của vị linh mục đã đánh động lương tâm tôi. Tiếng Chúa đã giúp tôi nhận ra sai lầm của mình. Lương tâm tôi ray rức biết bao và tự hỏi mình phải làm sao ăn ăn hối lỗi. Một con người ngoại giáo, một thân phận chưa biết Chúa, tôi cảm thấy chơi vơi mất phương hướng, tự nhủ không biết mình sẽ đi về đâu. “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo. Nhưng con tin có Chúa.” Chính niềm tin đơn sơ ấy đã thúc giục tôi chạy đến Chúa bằng niềm tin nhỏ bé của mình “ Lạy Chúa, con chạy đến với Chúa với tất cả lòng ước ao chân thành”. Và như thế, mỗi sáng, bằng mọi cách, tôi cũng đi đến nhà thờ. Ở trong ngôi thánh đường ấy, những lời kinh nguyện, Tin Mừng và bài giảng của vị linh mục đã làm cho tâm hồn tôi cảm thấy nhẹ nhàng, được an ủi. Sự ao ước đến với Chúa trong lòng tôi ngày càng mãnh liệt hơn, đó cũng là dấu chỉ cho tôi tìm kiếm Ngài.

Mỗi lần đến nhà thờ, nơi hàng ghế cuối cùng, tôi say sưa lắng nghe Lời Chúa, ngắm Chúa len lén, nép mình vào một chỗ, nhìn mọi người lên rước lễ, và tôi cảm nhận sự hạnh phúc của những người được rước Chúa, được Chúa ở với. Thật hạnh phúc biết bao! Và tôi đã ao ước tận đấy lòng: Lạy Chúa, con xin theo Ngài!

Tôi biết cầu nguyện và luôn xin Chúa hướng dẫn tôi, đẩy lùi những tối tăm mê muội ra khỏi tôi, xin Chúa cứu tôi , giải thoát tôi ra khỏi vòng khốn quẫn, được làm con Chúa. Kể từ ngày ấy, tâm hồn tôi được bình an. Và tôi chuẩn bị sẳn sàng theo học khóa giáo lý dự tòng. Nơi giáo xứ Quảng Biên, cha xứ hỏi tôi nhiều lần về quyết định theo đạo, đã suy nghĩ kĩ chưa. Ngài hỏi tới 3 lần. Và tôi đã xác quyết trả lời “Thưa cha, con đã suy nghĩ kĩ rồi!”. Tuy nhiên, trong tôi thì rất lo lắng, bởi tôi là con trưởng bổn phận phải thờ cúng tổ tiên, ông bà, làm sao ai có thể chấp nhận cho tôi theo đạo. Lúc này hơn ai hết, tôi cầu xin Chúa cho tôi nói được những gì con suy nghĩ để mẹ tôi đồng ý cho tôi trở lại đạo.

Mẹ hỏi “ Đạo nào cũng dạy con người hướng thiện, ăn ngay ở lành, tại sao con muốn trở lại đạo Công giáo?” Tôi chỉ trả lời ngắn gọn: “Thưa mẹ, nhìn vũ trụ bao la tinh tú trật tự lạ lùng, với muôn vàn kỳ diệu của trời đất, con đã nhận ra Đấng sáng tạo đó là Thiên Chúa và Người ban cho con người được tự do, cho nên con đã chọn đạo Công giáo”.

Mẹ tôi suy nghĩ và bằng lòng. Tôi đã trải qua lớp giáo lý dự tòng trong 6 tháng. Và ngày trọng đại thay đổi cuộc đời tôi đã đến: đó là ngày 24/10/2004, sự ước ao chân thành tận đáy lòng tôi đã thành hiện thực. Ước tính có 1.600 tân tòng được Rửa tội và Thêm sức tập thể tại giáo xứ Hà Nội, tôi cảm nhận như một thiên đàng nhỏ, chắc hẳn anh chị em tân tòng cũng nghĩ như tôi.

            Cuộc đời đổi mới khi tôi lập gia đình. Trong tình yêu Chúa, chúng tôi đã cử hành lễ cưới tại thánh đường giáo xứ Trà Cổ. Khi mà chúng tôi chỉ nghĩ rằng : chúng tôi sẽ chỉ nhận lãnh bí tích Hôn Phối trong phòng áo là đủ. Nhưng cha Cố lúc ấy đã làm chúng tôi rất ngạc nhiên và thật hạnh phúc khi ngài tổ chức lễ cưới cho chúng tôi với sự hiện diện của thật nhiều người với những tiếng vỗ tay chúc mừng hạnh phúc hôn nhân của chúng tôi. Ngước mắt nhìn lên Chúa đang hiện diện trong nhà Tạm, trên cung thánh, tôi cảm thấy hạnh phúc khi lãnh nhận bí tích Hôn Phối Chúa và cộng đoàn. Tôi sung sướng, hạnh phúc như đón nhận phép lạ tại tiệc cưới Cana mà Chúa đã ban cho chúng tôi.

Dù hai vợ chồng hạnh phúc, nhưng gia đình vẫn còn những nỗi buồn khi con cái không thuận với bố mẹ. Người con cả của vợ tôi đã giận vợ tôi cả năm trời, không giao tiếp, không muốn chia sẻ với vợ tôi.  Nguyên nhân của sự giận dỗi đó, do người con của vợ tôi không muốn mẹ nó đi thêm bước nữa. Nó muốn báo hiếu với những vất vả mẹ nó đã cưu mang. Đến khi nó thành đạt, nó muốn báo hiếu, nhưng mẹ lại không cho nó cơ hội phụng dưỡng, tái hôn lần nữa.

Chúng tôi buồn và hiểu và chỉ biết nhìn lên Mẹ Maria cầu nguyện. Vợ tôi nhìn lên Mẹ Maria ẵm Chúa Giêsu mà rưng rưng nước mắt. “Xin Mẹ cho con của con vui sướng hạnh phúc”.

Trải qua 5 năm sống trong cảnh nhà mướn, chúng tôi ao ước có được một miếng đất trong giáo họ Mẹ Đi Viếng thuộc Giáo Xứ Quảng Biên để cất nhà. Và Chúa đã thương tình qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, chúng tôi đã có được miếng đất, nhưng lại không có tiền để xây nhà.

Và bổng điện thoại reo. “Mẹ ơi, con đây. Nghe mẹ xây nhà con giúp cho mẹ nè!”.

Ôi! Lạy chúa đó là phép lạ mà Chúa và Mẹ Maria đã ban cho chúng con. Thế là từ đây chúng tôi đã có căn nhà mới trong tình yêu thương hòa thuận.

Lạy Chúa gia đình chúng con xin cảm tạ Chúa vì tất cả tình yêu Chúa đã dành cho chúng con. Xin cho chúng con luôn biết sống đạo đức, sống xứng đáng làm con cái Chúa, để đền đáp lại những gì Chúa đã dành tặng cho chúng con. Xin cho chúng con sức khẻo bình an, hòa thuận yêu thương.

 

TRUYỀN GIÁO TRONG TẦM TAY

Chia sẻ của chủ tiệm quán Café Trăng Non – Hố Nai

Kính thưa quí đại biểu,

“Truyền giáo trong tầm tay” là tựa đề tôi chọn lựa để chia sẻ một chút gì đó thật nhỏ nhoi về truyền giáo trong môi trường tôi đang làm việc. Dù rất ngại ngùng để trình bày, chia sẻ, nhưng trong ơn thánh của Chúa Thánh Thần, tôi nghĩ mình có thể nói một chút gì đó về cuộc sống truyền giáo mà tôi đã và đang làm. Coffee.JPG

Khi được cha Công mời để chia sẻ kinh nghiệm về quán café truyền giáo, tôi đã rất ngại và cũng rất lo. Vì từ thưở đầu lập nghiệp với quán café Trăng Non, mục đích của tôi cũng chỉ là vì kế sinh nhai của gia đình, để tăng thêm nguồn thu nhập cho những chi tiêu của gia đình, chứ tôi chưa hề quan tâm, hay nghĩ rằng mình sẽ dùng quán café để truyền giáo.

Nhưng có lẽ, với niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là thánh ca, mà Chúa đã dẫn dắt tôi đến một hoạt động truyền giáo ngay tại quán café của mình.

Vâng, vì tôi là một người rất yêu chuộng Thánh ca, đồng thời cũng rất say mê làm công tác xã hội, nên trong khi phát triển quán, tôi đã bắt đầu một mô hình hoạt động cho quán mang tính truyền giáo.

Từ quán café sân vườn, tôi đã hóa dần khung cảnh ấy trở thành nơi sinh hoạt của nhóm Dream. Đây là một nhóm các bạn trong dự án “ Ngăn ngừa vị thành niên và thanh niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng” do tổ chức Plan điều hành và tài trợ. Hầu hết các thành viên trong nhóm đều có một cuộc sống chưa tốt, và bản thân tôi được tổ chức Plan giao công tác cảm hóa các em và xây dựng hoạt động của nhóm. Đa số các em đều là người Công giáo, đã xưng tội, xưng tội rước lễ lần đầu từ thưở nhỏ, nhưng lại không giữ đạo, đời sống đạo đức rất chểnh mảng, mà đến khi lớn, có những em chưa hề xưng tội trở lại lần thứ hai. Trong đóng góp nhỏ nhoi của mình, tôi đã từng bước nói chuyện, gợi mở, khuyên bảo và hướng dẫn các em đi xưng tội, rước lễ trở lại. Và để tâm hồn các em có thể tìm lại được những gì khơi gợi đời sống đạo đức, tôi luôn mở những bài thánh ca để các em tìm lại mình trong tình yêu bao dung của Chúa. Những bài thánh ca phần nào đã lôi cuốn các em, dần đưa các em đến niềm vui thích nghe thánh ca khi đến quán café. Do vậy, mỗi sáng Chủ Nhật hàng tuần, tôi đều mở nhạc thánh ca theo mùa phụng vụ ( Mùa Chay – Phục Sinh; Mùa Vọng và Giáng Sinh) hay về chủ đề Đức Mẹ, tình yêu Chúa… để khách nghe, một kiểu phục vụ khách uống café có lẽ thật khác lạ so với các quán khác.

Tính đến thời điểm này, nhờ ơn Chúa, quán café Trăng Non đã trụ được 4 năm. Nói là trụ được, vì với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, không dễ gì để có thể tồn tại so với việc xuất hiện của các quán café khác đang mở ra, mọc lên như nấm. Họ cũng tổ chức nhiều hình thức thu hút khách uống café như tổ chức các liveshow ca nhạc để thu hút khách,… Để tồn tại được, để lôi kéo khách hàng, tôi cũng phải cố gắng đầu tư tổ chức chương trình hát với nhau vào các tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Do mức giá nước uống bình dân, nên đa số khách hàng của quán người dân lao động, công nhân các khu nhà trọ, dân quanh vùng. Vì thế, nếu khách hàng muốn hát, họ phải đến quán Trăng Non thật sớm để đăng ký hát. Nhưng để lợi dụng những khoảng khắc chưa vào chương trình, tôi tranh thủ mở nhạc thánh ca cho khách uống café nghe trong vòng khoảng 15-30 phút, sau đó mới đến các thể loại nhạc, hình thức hát với nhau…

Do hội quán Trăng Non có sân chơi với sức chứa khoảng  từ 3000- 4000 người, đồng thời cũng gần Đền thánh Martinô, nên tôi mạnh dạn phối hợp cùng quý thầy Đaminh tổ chức các ngày lễ cho giới trẻ, cho anh chị em di dân như ngày Valentine, Hallowen, Gia đình Việt Nam…Những lần tổ chức như thế cũng đã được các bạn trẻ tham gia rất đông. Nhưng trong những khi tổ chức lễ hội đó, bao giờ quý thầy và tôi cũng lồng ghép những chủ đề giáo dục, và làm truyền giáo một cách âm thầm, nhưng thật hiệu quả.

Kính thưa đại hội!

Khi được ban Loan báo tin mừng của giáo phận thông báo “Chương trình café truyền giáo”, bản thân tôi rất vui vì những mơ ước ấp ủ như được chấp cánh, và sẽ có điều kiện thực hiện.

Với mô hình, kế hoạch một” Chương trình café truyền giáo”, chắc chắn sẽ là một hình thức rất tốt để làm truyền giáo mà nhiều người có thể thực hiện, cùng góp chung trong công tác truyền giáo. Tuy nhiên, bao giờ cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn trong khi làm việc. Vì thế, trong suy nghĩ của mình,  tôi xin được đưa ra các mảng thuận lợi và khó khăn trong “Chương trình café truyền giáo” như sau:

Thuận lợi:

Giáo hạt Hố nai với ưu thế gần như là người Công giáo toàn tòng (98%), nên khi quý cha kêu mời các chủ quán café Công Giáo đóng góp, hưởng ứng cho chương trình café truyền giáo này, chắc chắn sẽ là một thuận lợi rất lớn.

Nhạc thánh ca rất quen thuộc với giáo dân và nghe với lòng đạo đức nên dể dàng được chấp nhận.

Nghe nhạc thánh sau lễ sáng mang lại cho giáo dân âm hưởng thánh thiện và đốt mến lòng đạo đức.

Khó khăn:

Các quán café chuyên nghe nhạc trữ tình hoặc nhạc bay trước đây chuyển sang nghe nhạc thánh, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong những bước đầu, vì đó không phải là sở thích của khách, họ sẽ khó chấp nhận, chủ quán cần chủ động giải thích để khách đồng ý, mà không mất khách.

Do bài trí, thiết kế quán café…nên không gian và phong cách quán cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc mở nhạc thánh.

Sáng chủ nhật khách trẻ đi uống café rất nhiều nhưng chỉ thích nghe nhạc trẻ.

Riêng quán café của con đã tương đối thực hiện tốt việc mở nhạc thánh từ hơn 2 năm nay và những thuận lợi của con nhiều hơn khó khăn và khó khăn thì con khắc phục được, con cầu chúc cho chương trình café truyền giáo gặp nhiều thuận lợi và phát triển, Xin Chúa Thánh thần thêm sức cho tất cả người thực hiện chương trình này và kính chúc sức khỏe các đức Giám mục, các linh mục và toàn đại hội, kính chúc đại hội thành công tốt đẹp.

Con xin cám ơn đại hội đã dành cho con vinh dự này.

 

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRUYỀN GIÁO

CỦA CÔNG TY NGŨ NAM PHÁT

Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,

cùng toàn thể quý đại biểu.

42-16472464.jpgCông ty Ngũ Nam Phát, thưở đầu sau 30/04/1975, chỉ là một hộ gia đình bình thường làm nghề gò thùng, buôn bán nhỏ. Từ năm 1998, gia đình chúng con bắt đầu làm hàng thủ công Mỹ Nghệ, các chậu hoa bằng tôn thay cho chậu gốm đất bán cho một công ty xuất khẩu. Năm 2003, công việc của gia đình có tên gọi của một công ty : Ngọc Phát 2. Năm 2006 , Ngọc Phát 2 chuyển hướng và đổi mới là Ngũ Nam Phát, số công nhân cũng gia tăng, từ năm 2006 – 2008: 200 người sau thời gian làm quen việc họ xin nhận sản phẩm mới về làm cho tiện và có hiêu quả hơn. Hiện nay công ty chúng con chỉ có làm các sản phẩm mẫu mã mới, và chia ra các vệ tinh gia công khoảng 60-70 gia đình làm hàng tôn, ngoài ra còn có hàng đan dây Mây nhựa gia công cho chúng con là 2 công ty và 1 cơ sở khoảng 45-50 hộ đan gia công. Khi hoàn tất, công ty con nhận kiểm tra và hoàn tất giai đoạn cuối và đóng gói xuất công.

Vì ý thức sứ vụ truyền giáo, cách loan báo Tin Mừng cho những người đã là người Kitô hữu, nhưng đời sống đạo có phần uể oải, không sốt sắng, nên bản thân con đã mong muốn không chỉ giúp đỡ anh chị em mình có công việc làm ăn, nhưng còn dùng môi trường làm việc để nuôi dưỡng lòng đạo đức cho chính bản thân mình và cho những nhân viên trong toàn thể công ty.

Do đó, có lẽ, công ty Ngũ Nam Phát của chúng con có một lịch trình làm việc khác thường so với những công ty kinh doanh, sản xuất khác. Sự khác thường ở đây, chính là chúng con đã đưa các giờ kinh vào trong thời gian làm việc và mời gọi mọi người cùng tham dự, đọc kinh cầu nguyện với Thiên Chúa trong chính thời gian làm việc của mọi người tại công ty.

7g30 mỗi sáng, đó là thời điểm tất cả mọi người tập trung lại để làm giờ cầu nguyện trước khi bắt đầu vào công việc trong ngày. Nếu trong thời điểm xuất hàng gấp rút, chúng con vẫn duy trì giờ cầu nguyện đó mỗi sáng, nhưng sẽ dâng Chúa những lời kinh nguyện đầu ngày chỉ vào thứ Hai và thứ Bảy.

Để mọi anh chị em nhân viên có thể tham dự cách sốt sắng và ai cũng có thể đọc được, chúng con đã in sẵn thật nhiều cuốn sách để phụng vụ cho giờ đọc kinh. Trước mỗi giờ kinh nguyện, các anh chị em được tập hát, nhắc nhở các bài sẽ hát trong giờ kinh, và cũng soạn sẵn chương trình cho từng ngày: Thứ Hai, kinh nguyện với ý chỉ dâng tuần mới lên Thiên Chúa và Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi con cái Ngài và cho công việc của chúng tôi sẽ làm; thứ Ba: kinh nguyện hướng đến cầu cho cha mẹ của từng người; thứ Tư: kính nhớ thánh Giuse; thứ Năm: cầu nguyện cho Truyền Giáo; thứ Sáu: kính nhớ Trái Tim Chúa Giêsu; và thứ bảy dâng tất cả mọi người và công việc cho Đức Mẹ.

Đồng thời, để anh chị em nhân viên có thể hướng kính tâm tình về Thiên Chúa, các thánh theo lịch Phụng vụ, dù họ không thể tham dự thánh lễ trong ngày vì lý do nào đó, nên chúng tôi cũng soạn, dành giờ, lời kinh theo lịch Phụng vụ, các mùa trong năm, các ngày lễ kính Đức Mẹ, các thánh.

Mỗi giờ đọc kinh đó kéo dài từ 10-15 phút, với các kinh: Chúa Thánh Thần, trọn tốt, Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng, Sáng Danh, Lạy Nữ Vương, Thánh Giuse, sau đó là đọc nghe đoạn Tin Mừng theo lịch phụng vụ, hát bài thánh ca có ý nghĩa gần với đoạn Tin Mừng như là tâm tình suy niệm Tin Mừng, và cuối cùng là lời cầu nguyện theo Tin Mừng để chia sẻ và kết thúc giờ đọc kinh.

Ngoài đọc kinh ở công ty, chúng con còn phổ biến đọc Tin Mừng, giờ kinh ở gia đình vào buổi tối. Do đó,  trong những năm qua, công ty chúng con đã gởi biếu khoảng 200 cuốn Lời Kinh trong Gia đìnhcho các công nhân, để họ có thể tự tổ chức đoc kinh tối tại gia đình của mình, đồng thời sẽ giúp họ thấm sâu hơn giờ kinh, Tin Mừng đã đọc buổi sáng tại công ty, tiếp tục giờ kinh tối tại gia đình mình để được Thiên Chúa ban cho trí hiểu, ơn đức tin, lòng đạo đức không chỉ cho riêng họ nhưng còn cho những người thân trong gia đình của họ nữa.

Những thời điểm, không vội vã về sản phẩm, hàng hóa, các anh chị em công nhân tại công ty sẽ có 30 phút mỗi sáng để cùng nhau “dùng bữa ăn tinh thần” mà công ty Ngũ Nam Phát phục vụ họ. Trong bữa ăn tinh thần đó, chúng con sẽ cùng họ tìm hiểu, chia sẻ về đời sống đức tin, cách sống đạo phù hợp với ý Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội chỉ dẫn; nhắc nhở những việc đạo đức cần thiết phải làm (làm các việc lành phúc đức trong tháng các linh hồn, xưng tội trong các dịp đại lễ, để hưởng nhờ các ơn đại xá, toàn xá…), hoặc tìm hiểu về hạnh các thánh, đặc biệt các thánh bổn mạng, để qua mẫu gương đời sống thánh của các ngài, mọi người sẽ cố gắng bắt chước cách sống của thánh bổn mạng, để danh Chúa được vinh hiển và yêu mến anh chị em mình nhiều hơn. Để giúp họ có điều kiện, cơ hội tiếp xúc đọc Tin Mừng, tìm hiểu về giáo lý, đức tin, hạnh các thánh, công ty Ngũ Nam Phát đã trang bị tủ sách đáp ứng mục tiêu đó bằng thật nhiều các sách Cựu Ước, Tân Ước, Giáo lý Công Giáo, các truyện, hạnh các thánh…để họ có thể đọc trong các giờ giải lao, giờ nghỉ.

Và để tôn kính Lòng Thương Xót Chúa, mọi thành viên trong công ty đều có giờ đọc kinh tôn kính Lòng Thương Xót Chúa vào mỗi giờ trước khi  nghỉ trưa. Để qua những giờ kinh này, mỗi người nhận ra được lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa luôn mong chờ con cái Ngài ăn năn sám hối, đồng thời, ý thức thân phận hèn yếu bất xứng của bản thân và của nhân loại, để nài van xin lòng thương xót của Chúa ban ơn thiêng, cứu vớt nhân loại khỏi những đam mê tội lỗi.

Ước mong nâng đỡ đời sống tinh thần đạo đức cho người công nhân đã vậy, bên cạnh đó, công ty Ngũ Nam Phát còn mong ước giúp đỡ cho anh chị em mình về đời sống vật chất, giảm bớt những gánh nặng mà anh chị em mình đang phải gánh chịu cho đời sống kinh tế hàng ngày khi mà lương thực, hàng hóa luôn leo thang, gây khó khăn về tài chính cho người công nhân. Vì thế, chúng con đã liên hệ với chợ bán hàng rau, và hàng tuần chúng con chia sẻ 2 lần rau củ quả để anh chị em công nhân không phải tốn tiền mua, giảm bớt chi phí, gánh nặng cho họ. Chúng con tính toán chia sẻ lương thực, thực phẩm mà người công nhân có thể để dành lại mà không cần đến sự hỗ trợ về bảo quản, vì hầu hết các anh chị em đều là di dân, sống tại các phòng trọ. Vào các dịp đại lễ, mùa lễ hội như Trung Thu, Giáng Sinh, và ngày lễ thánh Giuse, bổn mạng Giuse của công ty, chúng con thường cho phép các anh chị em nghỉ việc, nhắc nhớ các anh chị em công nhân về Ngày của Chúa, giúp anh chị em giữ và sống đạo tốt,  và kèm thêm 1 phần quà vật chất cho mỗi công nhân.

Để tạo cho các anh chị em công nhân có thời gian nghỉ dưỡng sau những ngày tháng làm việc, hàng năm, vào dịp hè, công ty chúng con tổ chức cho anh chị em đi dã ngoại, nhưng thực chất, chúng con lồng ghép ý hành hương để các anh chị em có thời gian ngắm nhìn Chúa, đọc kinh, cùng Mẹ Maria với những chặng đàng Thánh Giá tại Vũng Tàu. Trời mây, thắng cảnh, tâm tình đạo đức sẽ giúp các anh chị em luôn ca ngợi kỳ công của Thiên Chúa, nhận ra tình thương yêu của Ngài dành tặng cho con người và cho mỗi cá nhân. Từ đó, mỗi người sẽ ý thức và khao khát đáp trả lại tình thương mà Thiên Chúa đã dành tặng cho mình. Từ những chuyến đi như thế, các anh chị em cảm thấy phấn khởi, không chỉ vì được bồi dưỡng thể xác, nhưng sâu xa hơn là được bồi dưỡng tâm linh, qua những chuyến đi hành hương, nghỉ dưỡng.

Thông thường, sau những ngày Giáng Sinh và trước thềm Năm Mới, chúng con gởi tặng các anh chị em những bộ đồng phục, để những màu áo các anh chị em mặc trong Thánh lễ Tạ ơn cuối năm của công ty, như là một lời mời gọi tạ ơn Chúa vì biết bao hồng ân của Ngài xuống trên công ty và cho từng người; để tạo một niềm vui mới không dựa trên những dáng vẻ bên ngoài, nhưng là để đi sâu vào bên trong, mời gọi mỗi người làm mới lại tâm hồn, kêu mời mọi người yêu thương nhau, không phân biệt địa vị, giai cấp… và kêu mời mọi người cùng sống đạo một cách tốt lành như Chúa muốn.

Nhờ hồng ân bao la của Thiên Chúa, trong vòng 6 năm qua, công ty con đã giúp 21 anh chị em gia nhập đạo Công giáo. Để nâng đỡ đời sống đức tin, lòng đạo đức cho các anh em công nhân tân tòng, chúng con chú ý hơn về đời sống của các anh chị em này như tạo công ăn việc làm, chú ý, quan tâm đặc biệt đến ngày lễ bổn mạng, kỷ niệm ngày gia nhập đạo, các ngày lễ tết, đặc biệt khi gia đình có niềm vui, hay nỗi buồn, chúng con đều đồng hành với họ ngay, để họ có chỗ dựa, để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa luôn trải dài trong suốt cuộc đời của họ, qua những anh chị em mình, để họ phó thác và chọn Chúa làm gia nghiệp của mình.

Xin thêm lời cầu nguyện cho chúng con.

 Con xin kính chúc quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ được nhiều hồng ân của Chúa sức khỏe dồi dào, để các Ngài hướng dẫn con dân giáo phận ngày một tốt hơn. Xin kính chúc toàn thể quý đại biểu được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thịnh đạt để hang hái loan báo tin vui cho mọi người.

 

TRUYỀN GIÁO

TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

( Bài chia sẻ của cô Đinh Vương Hồng Hải,

 giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng)

12 năm trong nghề, là 12 năm với biết bao vui buồn, trăn trở…dưới góc nhìn của một giáo viên Công giáo.can_loai_bo_ngon_ngu_chat.jpg

Khi còn ở trường phổ thông, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ chọn nghành sư phạm. Nhưng tai nạn cuối năm học lớp 12 là cơ duyên để đưa tôi đến với sư phạm. Là người gieo chữ cho hơn 3000 học sinh trong suốt thời gian qua, đã có lúc tôi tưởng chừng mình đã bỏ cuộc, không thể theo đuổi nghề vì những buồn lòng các em mang lại… nhưng trên những khuôn mặt có nhiều phiền toái ấy, lại chứa đựng những đôi mắt tròn xoe, như mời gọi tôi hướng về Thầy Giêsu, một nhà sư phạm tuyệt vời đã đến dạy dỗ con người đi trên con đường trọn lành, nên tôi lại vẫn tiếp tục dấn bước.

 Để trở thành một nhà giáo không khó, nhưng để yêu nghề và tận tâm với nghề thì quả thực là điều không dễ chút nào, đặc biệt là trong bối cảnh học đường ngày nay. “Tiên học lễ, hậu học văn”, các bandorne treo ngay tại trong lớp học, trong những nơi dễ thấy nhất, nhưng trớ trêu thay, điều nhắc nhở quan trọng ấy chỉ như là bức bình phong… còn thực tế, người ta chỉ chú trọng giáo dục kiến thức, và xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lương tâm, nhân cách con người.

Đạo đức học sinh hôm nay:

Ra đường, về ngõ, và đôi khi ngay tại trong gia đình, chúng ta sẽ giật mình khi thấy phần lớn học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở (từ 11-14 tuổi), tuổi 9X dễ nhiễm những thói hư tật xấu ngoài xã hội như: chửi thề, gian lận, lập và theo băng nhóm, đánh nhau, làm nhục bạn bè, xén tóc, cắt áo… Điều đáng lo ngại là các em lại còn quay lại những cảnh tượng này và phát tán trên các mạng truyền thông mang tính cá nhân, như là một “ chiến tích” của nhóm hay cá nhân.

Đến trường, học tập…không phải là ý thích, là say mê của một số em học sinh. Phần lớn, các em học sinh không ý thức được việc học của mình, không có mục đích và động cơ học tập. Các em trở nên cái máy, làm theo, vì bố mẹ ép buộc, để có chốn tiêu tiền, nơi tụ tập…Các em không hề có hứng thú, không biết trân trọng việc học, công lao của bố mẹ, của thầy cô, của những người gián tiếp giáo dục các em. Vì thế, các em không chú tâm vào việc học dẫn tới tình trạng các em lười ghi chép bài, không học thuộc bài khi đến lớp hay khi kiểm tra , thi học kỳ, cuối năm… Nên các em phải dùng đến thủ thuật quay cóp để  vượt qua kỳ kiểm tra, kỳ thi, được lên lớp, thậm chí để được điểm cao về khoe với bố mẹ, để kiếm tiền thưởng từ người lớn (vì mẹ hứa là nếu được học sinh tiên tiến mẹ sẽ thưởng cho 200 ngàn..).

Ngay cả việc coi trường lớp như là một nơi “ giữ hội” thằng con phá phách của phụ huynh cũng làm cho học sinh, phụ huynh, giáo viên, và xã hội mệt mỏi. Một phụ huynh có con hư hỏng đã năn nỉ “Cô ơi, cô cho cháu đến lớp đi, nó không học cũng được, chứ nó ở nhà nó đi phá làng phá xóm tôi khổ lắm!”. Và tôi đã phải nuốt nước mắt mà năn nỉ GVCN để em đó được tiếp tục tới lớp.

Vì thế, sẽ thật đau lòng để thấy rằng chỉ có  1/3 học sinh có ý thức học tốt, còn lại 2/3 các em rất lơ là,  không chú ý học nên đã bày đủ trò để chọc phá bạn bè và thầy cô. Việc sử dụng điện thoại di động gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho các em và cho giáo viên. Các em dùng điện thoại sai mục đích, chỉ phục vụ cho giải trí, với những trò chơi xấu, ảnh hưởng rất lớn trên các em. Có một lần con bắt gặp một học sinh đang say sưa chơi game trên điện thoại, thì hỡi ôi em đó đang chơi một loại game rất kinh khủng mà con không thể diễn tả nổi. Lúc đó con thầm nghĩ: “mình mà thay đổi được em này thì chết liền.” Quả thực để giải quyết những mối nguy lớn này thì trách nhiệm không chỉ của riêng giáo viên, mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xă hội.

Một môi trường giáo dục thời @:

Nhìn thấy những đau lòng, những sai lầm của học sinh, chúng ta cũng phải đấm ngực để nhận ra trong cái hư hỏng của các em, có phần lỗi rất lớn từ phía nhà trường, và từ phía giáo viên. Giáo viên thì không thiếu những tiêu cực: một số giáo viên cho học sinh điểm rất thấp hoặc dạy cắt xén chương trình…dẫn đến tình trạng học sinh bắt buộc phải đi học thêm, dù sư phạm, trình độ của giáo viên đó cũng chỉ ở mức trung bình.  Mấy tuần nay Bộ GD đã đi thanh tra việc dạy thêm (hiện nay đang ở Trảng Bom) mà báo chí đã đưa tin “Bắt dạy thêm như đi bắt trộm” không biết qua sự việc này thì HS sẽ nghĩ gì về thầy cô của mình?

       Một số giáo viên khác lại mắc bệnh thành tích, đặt ra chỉ tiêu nhưng cuối năm không đạt được thì bằng mọi giá phải đạt để được danh hiệu dẫn đến “ hữu danh vô thực” đã ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ học trò, làm cho học sinh thấm thêm kiểu cách sống gian dối, một cách sống tương phản với Tin Mừng.

Nhưng bên cạnh đó, cũng vẫn còn có những giáo viên rất mực yêu nghề, sống với  “tâm” của nhà giáo, gần gũi với cách thể hiện Tin Mừng trong đời sống, nên được học sinh và đồng nghiệp yêu mến.

Một chút đóng góp truyền giáo trong môi trường giáo dục:

Ý thức là giáo viên Công Giáo, tôi luôn cầu nguyện để Thánh Thần Chúa luôn đồng hành và hướng dẫn tôi trên con đường sự nghiệp giáo dục, để tôi có thể trở thành nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô trong môi trường giáo dục, để từ cách sống của mình có ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp và các em học sinh.

Với đồng nghiệp: tôi luôn sống tình thân, chân thành, cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm sống đạo với các đồng nghiệp cùng tôn giáo. Với các đồng nghiệp tôn giáo bạn, tôi hay nói chuyện với họ, sống chan hòa, tận tình giúp đỡ, nhờ đó họ có thể nhận ra một cung cách sống chan hòa, yêu thương của người giáo viên Công giáo , để họ thấy Chúa trong con người mình. Những khi đồng nghiệp ngồi tán gẫu với nhau tôi tranh thủ kể chuyện nhà thờ, nhà thánh, những công việc, những phong trào của giáo xứ cũng như của giáo phận để họ biết đến giáo xứ, biết Chúa nhiều hơn, giúp họ thao thức với những công việc của Giáo Hội, cùng nhịp với Giáo Hội và để cùng chung tay cộng tác truyền giáo với con thuyền Giáo Hội, và cũng là một cách để giới thiệu gián tiếp về Chúa cho những đồng nghiệp thuộc tôn giáo bạn.

        Dù với biết bao vui buồn, thăng trầm của cuộc sống nhưng tôi vẫn luôn là một người giáo viên tận tâm với nghề. Tôi xác tín rằng: những nén bạc Chúa trao, tôi phải đem tài năng và lòng nhiệt huyết Chúa ban lan tỏa đến những người xung quanh, nhất là đối với các học trò của mình. Song song với việc dạy kiến thức, tôi  kể chuyện đạo đức để giáo dục các em làm người phải có “Đức”, biết tôn trọng phẩm giá của mình và của người khác, sống thật thà yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, học cho mình, sống có ích cho đời, và nhất là phải sống xứng đáng là thiếu nhi Công giáo, một học sinh ngoan cho gia đình, cho xã hội.

Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến những học sinh chưa ngoan, gần gũi, lắng nghe chúng để đọc được những suy tư, những ước mong của các em đối với ba mẹ, người thân của chúng, và cả thầy cô của chúng nữa. Do đó, tôi đóng nhiều vai diễn với các em : lúc thì là cô giáo, nhưng lúc khác là người chị, là bạn… để các em có thể chia sẻ tâm tình. Nhờ đó, tôi mới hiểu được những nguyên nhân dẫn đến sự sa sút trong học tập, lối sống hư hỏng của các em… và từ đó, giúp các em vượt qua những con đường sai trái các em đang đi, giúp các em trở nên một con người dễ tha thứ cho những người đã trở thành một “thần tượng sụp đổ”, tìm đến một thần tượng hoàn hảo hơn nơi Chúa Giêsu, để các em có thể sống với thần tượng của mình trong hạnh phúc.

Ngay cả khi các em chưa nhận ra được nơi Giêsu, “ Thần tượng số một” để theo, tôi cũng hiểu tâm lý của các em, cũng rất cần một “ thần tượng” gần gũi, ngay bên cạnh mình… và như vậy, tôi tự nhủ: mình cũng phải sống tốt để trở thành một thần tượng cho các em… để khi gần gũi, tôi sẽ giúp các em đi tìm một “Thần Tượng Giêsu” trong cuộc đời của các em.  Từ đó tôi tự hỏi mình tại sao mình không là thần tượng của các em? tại sao mình không là người bạn thân của các em? Và thực tế tôi đã được nghe những tâm sự rất thật, những điều mà các em không dám tâm sự với bố mẹ, và đây là cơ hội để định hướng lại suy nghĩ lệch lạc của các em. Khi tiếp xúc, nói chuyện với các em, tôi luôn cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng, giúp tôi biết nói những gì, chia sẻ và hướng dẫn với các em ra sao cho đúng ý Thiên Chúa

Xin Thiên Chúa luôn đồng hành và hướng dẫn tôi biết đóng góp nén bạc nhỏ nhoi của mình trong cánh đồng truyền giáo của Ngài.

 

TÁC VIÊN TIN MỪNG BA-LÔ

BƯỚC CHÂN TRUYỀN GIÁO 

anh-truyen-giao-500.jpgTrọng kính quý Đức Cha, quý Cha quý tu sĩ và quý vị đại biểu .

Chúng con TVTMBL Giáo hạt túc trưng gồm 6 anh chị em, hiện đang hoạt động trên địa bàn các giáo xứ: Gia canh Định Quán, Ngọc Thanh, Xuân Sơn. Xuân kiên, GHBL Xuân Dưng Xuân Thanh Và Giáo điểm Thác Thượng.

Một chút đóng góp bằng tình yêu cho sứ vụ truyền giáo:

Đối tượng mà chúng con thường xuyên đến chia sẻ gồm các anh chị em như người Hoa, Tày, Má , Nùng, Dao, Miên Châu Mạ, và có cả anh chị em di dân trên các miền của đất nước, có những người là Việt Kiều Campuchia về lại quê hương, sinh sống lập nghiệp. Hầu hết các anh chị em này đều có một gia cảnh nghèo,không có mảnh đất cắm dùi, chỉ làm căn nhà chòi tạm bợ trên những mảnh đất của lâm trường. Nghèo vật chất, và nghèo cả trình độ tri thức. Nghề sinh nhai của họ, chủ yếu là làm thuê, đi lấy măng, lấy hạt keo…để tăng thêm thu nhập kinh tế, lo bữa ăn từng ngày.

Những gia đình này thường ở vùng sâu, vùng xa, trong những vùng địa hình phức tạp. Có những gia đình, để đến được với họ, chúng con thường phải qua sông, qua phà, cách nơi chúng con ở phải đến hơn 30km. Vì thế, không lạ gì, khi đời sống vật chất đã nghèo, họ lại bị thiệt thòi trong đời sống tinh thần, giữ đạo vì không có điều kiện đến nhà thờ, không có người hướng dẫn, giúp đỡ về các vấn đề tâm linh cần thiết, nên dẫn đến sự chểnh mảng, khô khan, và đôi khi rơi vào những trường hợp lỗi giáo luật, đặc biệt trong hôn nhân.

Có những người đã từ lâu chẳng còn nhớ đến nhà thờ, chứ đừng nói đến việc lãnh nhận các bí tích cần thiết thường xuyên để được ơn thánh Chúa. Hoặc nếu có người còn có tinh thần đạo đức, nhưng lại không thể tham gia các hoạt động nơi giáo xứ, đoàn thể,…để có cơ hội cộng tác, hâm nóng lòng đạo đức, có cơ hội phục vụ Chúa và Giáo Hội.

Và cũng có cả những anh chị em rất muốn theo đạo, nhưng lại chẳng có ai hướng dẫn, giúp đỡ. Nhiều khi chúng con chỉ biết được ước muốn khao khát thật chính đáng, tốt lành của họ khi vô tình tiếp xúc, giao lưu, làm quen, trò chuyện với họ trong các đám tang, giỗ, cưới…Trong những trường hợp hồng phúc, như món quà Chúa gởi đến cho chúng con, biết được nhu cầu tâm linh của họ, chúng con đã rất vui, và cầu nguyện xin Chúa ban tràn ơn thiêng cho họ giữ được ước muốn tuyệt vời ấy và cho chúng con biết làm thế nào để giúp đỡ họ.

Thông thường, khi gặp được “ mẻ lưới hồng ân”, chúng con lên kế hoạch gặp gỡ, động viên, trao đổi về điều họ đang mong muốn, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cá nhân, để tiên liệu hoặc biết được đâu là thời gian thuận tiện cho họ học giáo lý. Sau đó, chúng con về trình lại với quý cha đặc trách, hay các cha liên hệ  - tùy từng trường hợp- để xin chỉ đạo của các ngài trong việc dạy giáo lý dự tòng cho anh chị em này. Với sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của quý cha, hàng năm, chúng con được cộng tác với các ngài trong việc dạy giáo lý tại chỗ cho người dự tòng, khoảng 7 hay 8 lớp trong một năm.

Vì là công việc của Chúa, Chúa là chủ và chúng con chỉ là những người thợ của Ngài, nên Chúa đã sắp xếp, định liệu, ban ơn để chúng con đã tìm và dạy được 436 người Rửa tội, hợp thức hóa hôn nhân được 145 gia đình.

Những khó khăn lớn nhỏ…

Từ phía anh em muốn theo đạo:

Dù muốn hăng say, đóng góp tình yêu cho truyền giáo, nhưng chúng con thường xuyên gặp khó khăn ở nhiều góc độ khác nhau trong khi thi hành sứ vụ.

Nghèo vật chất:

Hầu hết các anh chị em mà chúng con đến giúp theo đạo, đều có một cái chung : nghèo. Họ nghèo lắm. Nghèo nên phải kiếm cơm tính theo bữa, chứ không nói kiếm cơm theo ngày hay theo tháng. Họ phải lo làm thuê, kiếm sống, chạy gạo từng bữa, nếu nghỉ một ngày, một bữa, thì họ sẽ đói, con họ cũng đói, nên dù muốn theo đạo, họ cũng không đi học giáo lý được, vì không dám nghỉ làm để đi học. Do vậy, để họ có thể học giáo lý liên tục được, chúng con phải đi xin gạo theo ngày học giáo lý, để hỗ trợ miếng ăn, giúp giảm bớt sự căng thẳng, giải gỡ khó khăn về vật chất cho họ yên tâm học.

Nghèo, “ vô sản” trong trình độ tri thức:

Khó khăn trong khi dạy giáo lý cho anh chị em dự tòng, đó là việc họ rất thấp về trình độ học vấn, đặc biệt là những anh chị em dân tộc thiểu số không biết chữ, nên việc dạy giáo lý, dạy kinh rất ư là khó khăn. Nếu có dạy kinh, thì phải dạy từng câu, phải đọc đi đọc lại, cùng học thuộc lòng với họ.

Như trường hợp khi chúng con dạy kinh cho một người Thượng, chúng con dạy suốt ba tiếng đồng hồ mà chỉ được có….7 chữ “Lạy Cha chúng con ở trên Trời”. Còn có trường hợp, cả người dạy lẫn người học nghỉ giải lao liên tục trong giờ học, cứ 7 phút là giải lao một lần. Lý do vì cụ ông người Miên này bị bệnh tim nên rất dễ mệt. Học suốt 2 tháng, ông cụ thuộc được vỏn vẹn… 4 kinh. Vì nhận thấy ông có lòng tin, nên Cha đã cho ông lãnh các Bí tích Khai tâm, trở thành con cái Chúa. Cho đến nay ông đã bớt bệnh nên ông rất tin. Trường hợp khác cũng rất hay, là kỳ niệm vui của đời truyền giáo người tác viên Tin Mừng Ba-lô: một gia đình nọ, ông thì đã 80, mắt mờ tai lãng, bà cụ thì nói lịu, nên việc dạy kinh cho ông bà mỗi ngày I giờ, trong 7 ngày, 7 giờ, 2 học viên già học được đúng 1 kinh lạy Cha. Khi đọc kinh Lạy Cha, chỉ có ông đọc, dù ông ngưng lại  bất kỳ ở đâu, thì ngay lập tức bà  thưa “Amen”. Chúng con dạy cho hai cụ trong vòng 3 tháng được bảy kinh. Nếu đọc kinh Tin Kính, ông thường đọc như sau: “…Sinh bởi Đức Bà Ma-ri-a động kinh … Chịu nạn đời quan không đi ô, Phi la To …Chết và tan xác xuống ngục tổ tông …ngày sau bởi trời lại xuống khám xét kẻ sống và kẻ chết…”. Nếu đang đọc mà ông bị vấp …thì bà sẽ Amen bất kể ở chỗ nào. Nhiều khi con phải rất bình tĩnh và kiên trì mới không phì cười , để có thể dạy và giúp đỡ cho ông bà được. Đến nay thì cả gia đinh ông bà, cháu nội cùng một chắt đã được lãnh nhận Bí tích.

Khó khăn khác nữa là nhiều khi có những anh chị em người Hoa muốn trở lại đạo. Nhưng thật khó khăn trong việc học giáo lý của họ, vì do trình độ thấp, đôi khi lại rất hạn chế về mặt chữ, …nên họ lại không tham gia, theo kịp được chung với những học viên khác trong cùng lớp giáo lý được tổ chức tại nhà xứ, nhà thờ. Vì thế, lại là một thách đố cho họ và cho chúng con, khi chọn một con đường “ khả thi” để giúp họ…

Không dễ thay đổi  ngay tâm thức, thói quen tâm linh trước đó của anh chị em dự tòng,

Để làm một bước chuyển từ từ, dù họ muốn theo đạo, đang học đạo, nhưng chúng con cũng phải biết đi theo một tiến trình tự nhiên, không nóng vội…Thông thường, khi đã học giáo lý gần xong, chúng con mới dám đề nghị họ bỏ bàn thờ quan âm, thần tài, ông địa…để bắt đầu dần trưng bày, tôn kính ảnh tượng Chúa, Mẹ Maria.

Khó khăn về nguồn kinh phí cho sứ vụ,

Vấn đề di chuyển, đến với anh chị em dự tòng thật khó khăn và xa xôi. Dù chúng con được hỗ trợ phí đi lại 100.000 đồng/ tháng, nhưng thực sự, phí này chẳng thấm vào đâu. Lại còn thêm các khoản tùy phụ khác ngoài luồng, nhưng vẫn phải trích tiền túi ra để chi, khi mà gia đình các anh chị em dự tòng, tân tòng có những biến cố vui, buồn...đều mời đến chúng con, mà khi đến, thì chúng con phải có cái gì cầm tay để gọi là niềm vui chia sẻ với họ. Nên eo hẹp lại thêm eo hẹp!

Khi có các nhu cầu như lập bàn thờ Chúa trong gia đình người dự tòng, tân tòng, thường thì chúng con đi gõ cửa, xin các mạnh thường quan giúp mua tượng ảnh thánh, lập bàn thờ cho họ, xin các bộ đồng phục trắng cho họ trong ngày lãnh nhận Bí tích.

Những khó khăn không “tên tuổi”:

 Rồi cả đến khoản tìm người đỡ đầu cho anh chị em nữa, cũng gian nan không kém. Nhiều khi kiếm không ra người đỡ đầu cho thụ nhân, nên chúng con “ kiêm” luôn phần đỡ đầu, nên chúng con hay nói vui với nhau rằng làm “ nghề” này hay bị vỡ kế hoạch và đẻ ngang hông.

Khó khăn từ phía anh em chúng con, những TVTM Ba -lô:

Cho dẫu từ trong thâm sâu tâm hồn, chúng con muốn hăng say cho truyền giáo, nhưng phải thú nhận rằng, chúng con còn rất nhiều giới hạn:

Dù đã được đào tạo, được bồi dưỡng, nhưng khi đi vào con đường truyền giáo, chúng con thấy mình thật bé nhỏ, cảm thấy mình vẫn còn thiếu thốn về cả chiều sâu tâm linh, lẫn những kiến thức giáo lý, đức tin cho sứ vụ. Điều này chỉ có Chúa và mỗi người chúng con biết về chính mình.

Với một xã hội tiến triển hôm nay, chúng con ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của những trào lưu, văn hóa kiểu “ mì ăn liền”, nên chúng con phải đấm ngực, để nhìn nhận thật rằng, đôi khi chúng con thiếu kiên nhẫn trong việc trợ giúp, thi hành sứ vụ. Trong khi truyền giáo, phải là một tiến trình cần có thời gian, là một sự “ chuyển động” của tâm linh, đưa con người dần dần đến Thiên Chúa và xây dựng đức tin, và sống đức tin trong đời của người dự tòng, tân tòng, và cả những người “quay trở lại” với Giáo Hội sau bao nhiêu năm xa cách.

Bên cạnh đó, dù đã là người lớn về tuổi tác, nhưng tâm lý chờ đợi sự động viên, một lời khuyên, một chia sẻ yêu thương từ quý cha, quý tu sĩ và mọi người, hình như vẫn có đó ở bên trong của chúng con, khiến chúng con cảm thấy được có được sự hỗ trợ thật quí giá trong bước chân truyền giáo của mình.

Chỉ vỏn vẹn số anh em TVTM Ba –lô chỉ nằm ở con số 6, thật sự là một nhân sự còn quá mỏng để hoạt động tại địa bàn giáo hạt nhà Túc Trưng chúng con. Do đó, không thể nào tránh được tình trạng quá tải công việc, hay bỏ sót, không biết, không tìm ra được những tâm hồn đang mong chờ biết Chúa.

Chúng con muốn đóng góp rất nhiều, nhưng bàn tay của chúng con quá nhỏ bé, nên cánh đồng truyền giáo còn bao la, chưa gặt hái được bao nhiêu. Mà ngay cả khi những gì chúng con làm được, chúng con luôn ý thức rằng: chúng con là những đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, phải làm phận vụ của mình trong ơn thánh của Thiên Chúa, và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Kính xin quý Đức Cha, quý  Cha,  quý tu sĩ và mọi người cầu nguyện cho chúng con luôn trung thành chu toàn sứ vụ của CHúa và giáo hội đã giao phó. Chúng con xin chân thành cảm ơn.

 

TRUYỀN GIÁO

TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

( Bài chia sẻ của chị chủ cửa hàng Bánh Xéo 352-

Giáo xứ Thánh Giuse- Bình Đa, Biên Hòa)

Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,

cùng toàn thể quý đại biểu.

Con đã phân vân, tính trốn chạy…không dám chia sẻ, istockphoto_12148264-multiracial-hands-making-a-circle.jpg

Con sẽ không biết nói gì …

khi được cha đặc trách ban LBTM hạt Tân Mai gọi tìm, muốn con chia sẻ chút đóng góp truyền giáo của tôi và gia đình. Thú thực, trước một cánh đồng truyền giáo mênh mông, con nghĩ mình thật nhỏ nhoi, bé nhỏ, như một hạt lúa nhỏ trong bông lúa trĩu hạt… nên không dám chia sẻ. Nhưng Thiên Chúa đã nói, đã muốn con sẻ chia, dù điều con làm chẳng đáng gì so với những hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, Giáo phận. Và con đã xin Chúa ban cho mình ơn khôn ngoan và can đảm để đáp trả những nhu cầu, để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa toàn năng – Đấng đã ban cho con được làm chứng nhân cho Ngài trong chính công việc của mình.

Sau biến cố phá sản năm 1992 tại Vĩnh Long, con đến vùng đất Tam Hiệp với hai bàn tay trắng. Hai năm lang thang gió mưa khắp các tỉnh thành – tạo công ăn việc làm nhưng thất bại vẫn đến, gia đình vẫn không làm gì được. Tháng 09/1994, người chị con đi nước ngoài , và gọi con  lên coi nhà giúp chị để chị an tâm ra đi.

Đến vùng đất này, một khởi nghiệp vỏn vẹn được Chúa trao cho chỉ là 30 cái hột vịt lộn, nghêu, sò, ốc, hến, lẩu nắm…nhưng tất cả lại là biến cố là hồng ân. Vì khi nhìn lại, nếu Chúa không lôi con ra khỏi quê hương khô cằn, ra khỏi cái tính tự cao tự đại, tự cho mình là tài giỏi, giàu có, có lẽ, con vẫn chưa nhận ra tình thương, hồng ân của Chúa đến với con ra sao.

Tạ ơn Chúa đã xô con xuống đáy khốn cùng và Chúa đã nghe tiếng con cầu xin lúc con quá sức gian truân và Chúa đã cho con làm người quản lý trong một cơ sở quán ăn mà chính Chúa làm chủ.

Công việc làm ăn được Chúa chúc lành, mỗi ngày quán nhỏ của tôi được thêm nhiều món ăn và khách hàng. Và con cần đến những người giúp việc.

Người giúp việc đến đầu tiên là một cụ già neo đơn, khốn khó, rồi đến một người nghèo nhất làng quê bệnh tật và cứ tiếp đến những người cùng khổ, các em cô nhi, côi cút, người đàn ông vợ bỏ nuôi 03 con, người phụ nữ chồng bỏ đang phải cưu mang 2 đứa con, các em dốt nát, cả những người lùn, dị dạng, dị tướng …rồi cả một số anh chị em 8 người trong cùng một làng không biết đến một chữ bẻ đôi cũng đến làm người giúp việc trong quán con(con phải nhờ cô giáo Nga về dạy biết đọc, viết.) Biết bao nhiêu con người là biết bao cảnh đời đau thương, khốn khó. Nhận làm người giúp việc, đôi khi tôi lại phải gánh thêm nhiều “ vai trò” khác: lúc thì làm  quan tòa, công an, thầy giáo, là đốc công, là chị bếp, là người mẹ  lo lắng, chăm sóc ăn uống, quần áo, mùng mền, xà bông, kem, thuốc, với mọi chuyện to nhỏ, lúc thì ngọt, lúc thì cứng rắn, … con đã làm từ trong tình yêu thương và nâng đỡ của Thiên Chúa. Con đóng quá nhiều vai đến nỗi các con của con than phiền rằng: quán ăn của mẹ có nhiều nhân viên của mẹ giống như trại tâm thần vậy.

Và hình như đúng là như vậy bởi khách hàng thường xuyên phàn nàn về cung cách phục vụ của nhân viên: họ không biết phục vụ, phục vụ quá dở, …làm cho khách không hài lòng. Con đã phải giải thích, năn nỉ và họ đã thông cảm và rất nhiều khách hàng ủng hộ quán ăn của con – để giúp người nghèo, các em nhỏ bơ vơ…

Và từ tình thương đó, từ sự chăm sóc có tình yêu dạt dào nơi Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, các em đã từ từ nhận ra  Thiên Chúa qua những lời kinh nguyện từ 12 giờ đến 1 giờ khuya của gia đình. Cùng với những chuyến hành hương trong đêm, dành thời gian ngủ nghỉ cho Chúa và Mẹ Maria của gia đình và các nhân viên là những dịp họ được Thiên Chúa trao ban đức tin. Những chuyến đi chia sẻ,  đi thăm các trại phong … các em cũng được đánh động để nhận ra tình thương Chúa dành cho mỗi người , cho chính các em. Và từ đó các em xin theo đạo.

Khi biết các em, hay những nhân viên muốn học đạo, theo đạo, tâm trạng con cũng rất bối rối và lo lắng. Phần lo vì sợ các em chỉ giữ đạo ở đây, nếu đi làm nơi khác, không biết họ còn tiếp tục giữ đạo nữa hay không. Những trăn trở, lo lắng đó đã được  dì Hường, Bề trên Tổng Quyền của Đa Minh Tam Hiệp (lúc bấy giờ) và các dì trong dòng Đa Minh đã tận tâm giúp đỡ, từ dạo ấy và cho đến hôm nay. Các dì đã hy sinh giờ nghỉ trưa để dạy dỗ các em (vì các em cũng phải hy sinh giờ nghỉ trưa để đi học giáo lý).  Thời buổi lúc ấy, con không có phương tiện đi lại gì cả, vỏn vẹn chỉ duy nhất một cái xe đạp ọp ẹp, trong khi các em đi học giáo lý thì đông, do đó, cứ mỗi trưa đi học giáo lý, các em phải đi bộ từ quán đến nhà dòng Đa Minh Tam Hiệp khoảng 2 km, giữa trưa nắng. Các em học giáo lý từ 13h00 - 15h00, sau đó về nhà bán hàng từ 15h00 - 23h00. Vậy mà các em lại theo được và cảm thấy vui. Đó là hồng ân, là ơn của Chúa ban xuống trên các em thôi thúc các em tự nguyện đi học trong niềm tin và sự khao khát có Chúa. Trong số các em đi học, có một em vì hoàn cảnh không biết chữ, nên quý dì đề nghị em nghỉ học. Em rất buồn và thổn thức với con “Thím ơi! Con rất ao ước được làm con Chúa để khi con làm việc gì hay con chạy xe đều có Chúa làm và đi với con! " Nhờ lòng khao khát ấy, quý dì và con cũng giúp em học giáo lý và em được lãnh nhận các Bí tích Khai tâm Kitô giáo, được làm con Chúa. Và em thật diễm phúc, sau 1 năm 12 ngày sống trong ân tình con Chúa, em đã ra đi do một tai nạn, chắc chắn, Chúa sẽ ban thưởng Nước Trời cho một tâm hồn đơn sơ, mến Chúa của em. Phần đông, sau khi trở thành người Kitô hữu, các em đã sống rất tốt, và cũng có vài em sống chưa ngoan, nhưng các em vẫn không quên mình là người có đạo. Có em sau đó đem về cho Chúa bà ngoại, mẹ và chồng, cũng có em đem ba đứa em – 01 gái, 02 trai. Lại có em đem về cho Chúa 02 trai, 01 gái. Có em đã dám hy sinh hạnh phúc hôn nhân khi bạn trai không theo đạo.

Số các em, nhân viên được đào tạo, dạy giáo lý từ Dòng Đa Minh Tam Hiệp  cũng rất nhiều: từ lần đầu 1 em, rồi đến 07 em rửa tội tại nhà dòng, rồi đến 15 em rửa tội trong dịp khánh nhật truyền giáo tại Hà Nội. Năm 2005 có 10 em rửa tội tại giáo phận Vĩnh Long.

Xin tạ ơn Chúa đã cho con được đóng góp một chút nhỏ nhoi trong công tác truyền giáo của Ngài. Xin tạ ơn Ngài vì đã biến con nên dụng cụ vừa tầm tay của Ngài, để con trở nên hữu dụng ngay trong môi trường mà Ngài đã trao cho con và đã ban cho con sự nâng đỡ từ quý dì Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp, để con hoàn thành những gì Chúa đã khởi sự nơi con.

 

MÁI ẤM PHAN SINH

BÁC ÁI và TRUYỀN GIÁO

T/m. Mái Ấm Phan Sinh

Bùi Văn Châu

Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,

300px-Diya.jpgcùng toàn thể quý đại biểu.

“ Sống vì người khác”, trở thành một điểm son, một lý tưởng cho mọi người, cho những ai biết quan tâm đến hạnh phúc của tha nhân. Do đó, đã có thật nhiều các gương sáng của các bậc tiền nhân, các thánh, từ ngày xưa cho đến hôm nay, đã và đang sống vì tình yêu, vì hạnh phúc của anh chị em mình. Người Kitô hữu, khi lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy, cũng đã được mời gọi để sống quên mình, lo cho hạnh phúc của người khác. Do đó, đời sống của người Kitô hữu luôn mang đậm nét “Bác ái và Truyền giáo”.

Chính vì vậy, chúng ta nhận ra rằng: “Hạnh phúc thật chỉ có được khi ta biết sống cho người khác”.  Đối với người Kitô hữu, bác ái chính là hướng đến truyền giáo, một điều mà mỗi Kitô hữu đều ý thức. Vì tự bản chất của người Kitô hữu là truyền giáo. Và bác ái là thực thi điều mà Chúa Kitô đã dạy. Điều này được thể hiện qua những nghĩa cử yêu thương. Vì thế, người Kitô hữu dù sống ở đâu cũng đều lấy đời sống bác ái để tỏ cho con người thời đại hôm nay nhận ra tình thương của Thiên Chúa. “Mái Am Phan Sinh” của chúng con cũng sống theo phương châm này.

Những hoạt động của Mái Ấm Phan Sinh:

Cơ sở Mái Ấm Phan Sinh được hình thành từ gương sống bác ái của thánh Gioan Thiên Chúa và tinh thần phục vụ trong khó nghèo của thánh Phanxico Assisi. Các ngài đã nhìn thấy hình ảnh Chúa qua những con người đau khổ, bệnh tật và bị mọi người bỏ rơi.

 Theo gương hai vị thánh, “Mái Ấm” đã đón nhận những anh chị em khốn cùng như: bệnh tật, nghèo đói, vô gia cư, cô độc, không người thân, không được xã hội và mọi người quan tâm. Hiện nay, hình ảnh của Chúa được thể hiện nơi 54 anh chị em đang sống trong “Mái m” :

27 em bại não, bại liệt từ khi chào đời, bị bỏ rơi. Các em không thể tự phục vụ bản thân nên mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của các em phải cần nhờ đến những bàn tay nhân ái.

14 em bị tâm thần, mồ côi, lang thang không người thân chăm sóc.

13 ông + anh (3 bị mù + 6 bị bại liệt + 1 bị bệnh tim + 3 người già). Tất cả đang là những con người không có người thân chăm sóc, cũng chẳng có nơi cư ngụ.

Những anh chị em đều đáng thương, vì chẳng có người thân nào chăm sóc, bị gia đình và xã hội bỏ rơi. Đôi khi, có những anh chị em đến với Mái ấm trong một thân xác đầy vết thương, lở loét.

Do đó, mỗi ngày, trong yêu thương, Mái ấm đã phục vụ các anh chị em này từ bữa ăn, chăm sóc bệnh tật và phục vụ vệ sinh cá nhân cho từng anh chị em mình.

Tài chính của Mái Ấm chủ yếu dựa vào những công việc như:

Để có tài chính nuôi, chăm sóc các mảnh đời đáng thương ấy, nguồn thu nhập của Mái ấm dựa vào các công việc:

Đi thu gom, xin cơm dư thừa ở các quán ăn, các công ty, xưởng sản xuất nhỏ, sau đó đem về bán cho những hộ chăn nuôi gà, cá ...để tăng thu nhập.

May gia công vải lau.

Chăn nuôi ếch, bò, gà ...

Nhân sự phục vụ của Mái Ấm Phan Sinh:

Hiện nay, có 4 tôi tớ phuc vụ cho toàn bộ những công việc của Mái ấm gồm: 1  quản lý - điều hành mọi công việc; 3 tình nguyện viên (không nhận lương) gồm: một thầy chùa , 1 chị sống độc thân 1 chị đã lập gia đình. Những tình nguyện viên này không đòi hỏi cho mình một quyền nào khác ngoài quyền được phục vụ những con người đau khổ trong tình bác ái  và trung thành phụng sự với ơn Chúa nâng đỡ.

Cảm nhận và thao thức

4 tôi tớ phục vụ trong “Mái Ấm” thực hiện những nghĩa cử bác ái yêu thương nhằm hướng đến việc truyền giáo. Chúng con đến với những con người đau khổ, nghèo hèn, bệnh tật và cùng họ mang những nỗi khổ đau nơi thể xác và tâm hồn. Với khát vọng ân cần chăm sóc những con người đau khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi theo gương Chúa Kitô. Chúng con chăm sóc bởi họ là những con người đáng thương và tội nghiệp nhất, là hình ảnh của Chúa Giêsu, là anh chị em của chúng con.

Ước mong mỗi người lắng nghe được tiếng kêu của những con người đau khổ, những mảnh đời đang cần đến tình thương và tình người. Và đặc biệt, nơi mọi người người Kitô hữu, thiết nghĩ, mỗi người hãy tích cực dấn thân phục vụ bằng những nghĩa cử bác ái yêu thương hướng đến việc truyền giáo, để mọi người nhận ra một Thiên Chúa tình thương nơi đời sống của người Kitô hữu hôm nay.

 

HỘI DÒNG

MẾN THÁNH GIÁ XUÂN LỘC

TRUYỀN GIÁO

PHỤC VỤ TRONG YÊU THƯƠNG”

Nt. Anna Đinh Thị Xuân Dung

Đấng sáng lập Dòng Mến Thánh Giá, là Đức cha Phêrô Lambert de la Motte. Ngài đã để lại cho7922-79141-tinh-dau-hoa-huong-duong.jpg Dòng những di sản cao quý là Đặc Sủng, Linh Đạo và tinh thần mà bất cứ người nữ tu sống trong ơn gọi MTG đều phải sống và quan tâm thực thi hằng ngày. Chính vì thế sứ mạng truyền giáo là một trong những lời mời gọi cấp thiết hiện nay mà người nữ tu Mến Thánh Gía Xuân Lộc phải quan tâm.

Hội dòng có 22 cộng đoàn phuc vụ trong 8 giáo phận:

10 cộng đoàn trong Giáo phận Xuân Lộc: c/đoàn Nhà Mẹ tại GX Bắc Hải, c/đoàn An Bình, c/đoàn Trà Cổ, c/đoàn Giang Điền, c/đoàn Thuận Hòa, c/đoàn Kim Bích, c/đoàn Kẻ Sặt, c/đoàn Xuân Trường, c/đoàn TGM Xuân Lộc và cơ sở Bác Ái Xã Hội Bêtania.

2 cộng đoàn tại Giáo Phận Bà Rịa: c/đoàn Thủy Giang, c/đoàn Trung Tâm đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.

2 c/đoàn Giáo Phận Sài Gòn: c/đoàn Sao Mai, c/đoàn Hồng Đào.

3 cộng đoàn tại Giáo Phận Hải Phòng: c/đoàn Nam Am, c/đoàn Mỹ Động, c/đoàn Lãm Hà.

1 cộng đoàn tại Pháp: c/đoàn Saint-Rémi.

1 c/đoàn tại Gíao phận Long Xuyên: c/đoàn Trảng Tranh.

1 c/đoàn tại Giáo Phận Đà Lạt: c/đoàn Tân Phú, Di Linh.

2 c/đoàn tại Giáo Phận KonTum: c/đoàn H’neng, Kơbey.

Phần lớn các cộng đoàn nằm giữa vùng bán thành thị và nông thôn.

Với bán kính 5km xung quang 1 cộng đoàn, tỷ lệ 10%, có 10 gia đình công giáo thì có 100 gia đình tôn giáo bạn. Họ sống theo từng vùng, từng miền và chỉ gặp nhau buổi tối, hay các ngày lễ nghỉ, còn đối với người công giáo gặp nhau trong các giờ kinh tối gia đình. Với anh chị em lương dân họ ít có cơ hội gặp nhau, sau giờ làm việc họ về gia đình, gia đình nào biết gia đình ấy, thiếu thông tin và thiếu sự giao tiếp, gặp gỡ, nên tương quan giữa họ với nhau bị giới hạn.

Đối với cộng đoàn có lợi thế hơn vì những công tác mục vụ, Những lần thăm viếng, qua những buổi họp dân phố. Đó là cơ hội để đến gần với lương dân hơn. Ví dụ: có 1 chị tôn giáo bạn bị mắc chứng bệnh tim, gia đình không có khả năng để chạy chữa cho chị. Họ đã đến với cha xứ và cộng đoàn. Chị mới sinh cháu nên rất yếu, cháu không bú sữa của mẹ được, vì khi cháu bú chị rất khó thở. Sau khi trao đổi với gia đình, chúng con đã thưa với cha xứ lo cho chị, mua bảo hiểm và đưa chị đến bệnh viện. Sau những lần gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc, chị đã chia sẻ cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa dành cho chị, Bố chị có đạo, mẹ chị thì không. Sau đó tất cả chị em trong gia đình tự nguyện xin theo đạo. Sau thời gian rửa tội họ vẫn sống tốt và ngoan đạo, chúng con vẫn gặp họ mỗi tuần vào ngày lễ Chúa Nhật.

Người dân trong khu vực của cộng đoàn chúng con đang sống phải đối diện với thách đố lớn nhất: nạn thất nghiệp đã gây ra nhiều tệ nạn như trộm cướp, ăn ở bất hợp pháp, nạn phá thai lan tràn. Cộng đoàn đã cộng tác với bác sĩ và cha xứ tuyên truyền thông tin bảo vệ sự sống, giúp các em lương dân hiểu và biết bảo vệ sự sống qua lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân, cung cấp các tài liệu, giúp các em có những giờ thảo luận qua những hướng dẫn của bác sĩ. Hội Dòng chúng con sẽ tiếp tục duy trì cộng việc này. Ví dụ: gặp những trường hợp thiếu nữ cơ nhỡ, bằng mọi giá chúng con tìm đến, hỏi thăm, trấn an, tạo điều kiện. Vì Hội dòng chưa có nhà tiếp nhận các thiếu nữ cơ nhỡ, nên chúng con giới thiệu đến các nhà cơ nhỡ gần cộng đoàn. Qua những lần tiếp xúc tận tình, đã có những thiếu nữ giữ lại thai, chúng con tìm mọi cách để cho thiếu nữ được an toàn sinh con.

Với sứ mạng giáo dục của Hội dòng, những nhà trẻ Mầm non, trường Mẫu giáo, nhà nội trú, là những môi trường thuận tiện đối với các nữ tu của Hội dòng thực thi công cuộc truyền giáo có kết quả tốt, nhất là qua việc giao tiếp với phụ huynh là cơ hội thuận tiện để giới thiệu tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em lương dân.

Qua công tác truyền giáo mà Hội dòng đã ủy thác cho ban truyền giáo, Chúng con luôn được Ban điều hành và chị em cầu nguyện, quan tâm nâng đỡ tinh thần và vật chất. Đây là những thuận tiện rất lớn cho chúng con: các chị em trong Hội Dòng đã trích ra phần thu nhập do sức lao động của mình cho quỹ truyền giáo. Chị Tổng Phụ Trách Hội Dòng luôn là người đi bước trước, động viên và khích lệ chị em ý thức sứ mạng truyền giáo như Chúa Giêsu đã dạy: “Anh em hãy đi rao giảng khắp tứ phương thiên hạ và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy ” (Mc 16,16).

Hội Dòng có những cộng đoàn ở vùng sâu, phục vụ dân tộc thiểu số, công nhân di dân thuộc các tôn giáo bạn. Đó cũng là cơ hội tốt và thuận lợi cho việc truyền giáo.

Bên cạnh đó, chúng con phải thú nhận chân thành rằng, vì nhu cầu và sinh hoạt chung của Hội dòng, nên nhân sự và công tác hay thay đổi, là một trong những khó khăn và cản trở trong sứ mạng truyền giáo.

Hội dòng chúng con sẽ theo sát hai văn kiện « đến với muôn dân » (số 6 của Công Đồng Vat II) và thông điệp « sứ Mệnh Đấng Cứu Thế » (số 33-34 của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Bằng đời sống cầu nguyện thâm sâu kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể chúng con sẽ đến với anh em lương dân như những người bạn sống giữa họ, cùng ăn cùng uống, cùng làm với họ, để giới thiệu với họ có một vị Thiên Chúa luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc đang ở giữa họ. Qua cách sống chứng tá của mỗi chị em, không cậy dựa vào tiền bạc mà bằng chính trái tim thương cảm của mình mà Hội Dòng cùng khích lệ nhau đi vào đường hướng của Giáo Hội trong năm 2013 và thời gian tới.

Sau đây, Hội Dòng chúng con xin góp một chút suy tư nhỏ bé cho việc Truyền Giáo trong bối cảnh hiện nay.

Để công cuộc truyền giáo được kết quả, chúng ta cần phải thể hiện qua cách sống:

Đời sống nội tâm: sống và thể hiện đức tin qua việc cảm nhận Chúa Giêsu Phục Sinh đang sống với chúng ta được diễn tả qua việc: tham dự các nghi thức phụng vụ, các giờ cầu nguyện và thái độ cung kính.

Đời sống hiện thực: cần phải khiêm tốn, hiền lành trong giao tiếp và tế nhị trong cách cư xử.

Việc làm: liên đới trong trách nhiệm, kiên nhẫn, yêu thương và phục vụ.

Trên dây là những đóng góp nhỏ bé của Hội Dòng chúng con, để thêm phần tinh hoa trong cánh đồng truyền giáo. Chúng con đã cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa qua ơn gọi thánh hiến và sứ mạng truyền giáo của Hội Dòng. Chúng con biết ơn Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Phận Xuân Lộc. Chúng con sẽ cố gắng nỗ lực dấn thân với định hướng của Hội Dòng trong tin yêu và phó thác. Chúng con cám ơn Ban Truyền Giáo Giáo Phận Xuân Lộc đã dành cho Hội Dòng chúng con thời gian quý báu được chia sẻ với Đại Hội hôm nay.

 

 


Các bài viết mới hơn
     [Vui bước Tin Mừng] Tìm Chúa trong vùng đất mới
     ĐTC Phanxicô: truyền giáo là nhiệt huyết của một đức tin chưa thoả_ Văn Yên, SJ - Vatican News
     Chị Pauline Jaricot là nguồn gợi hứng về truyền giáo cho chúng ta ngày nay_G. Trần Đức Anh, O.P
     Cha Rafael Marco và dự án giúp đỡ trẻ em khiếm thị ở Niger - Hồng Thủy - Vatican News
     Thiếu nhi Công giáo Hàn Quốc tích cực tham gia truyền giáo - Ngọc Yến - Vatican News
     Đời sống truyền giáo của ông Carlo và bà Lillina - Ngọc Yến - Vatican News
     Hoạt động truyền giáo của Giáo hội Úc trong năm 2022 - Ngọc Yến - Vatican News
     Ngày Nhi đồng Truyền giáo của Giáo hội Tây Ban Nha - Ngọc Yến - Vatican News
     Niềm vui của nhà truyền giáo - Thiện Tâm
     Giáo hội Ba Lan mời gọi các tín hữu hỗ trợ các nhà truyền giáo trong lễ Hiển Linh - Ngọc Yến - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     THAM LUẬN ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO: TRUYỀN GIÁO THÔNG QUA BÁC ÁI PHỤC VỤ. Lm. Jos Nguyễn văn Tịch
     ĐỂ ĐƯỢC CHUNG PHẦN VỚI THẦY. MM Tân, SJ.
     Gia đình – GIÁO HỘI TẠI GIA loan báo Tin Mừng. MM Tân, SJ.
     TÔI LÀ AI TRONG CUỘC KHỔ NẠN.MM Tân, SJ.
     TIN VUI CHO NGƯỜI TRẺ. MM Tân, SJ.
     LẠY CHA, XIN TÔN VINH DANH CHA. MM Tân, S.,J.
     HỌ SẼ NHÌN ĐẤNG HỌ SẼ ĐÂM THÂU. MM Tân, S.,J.
     VÌ TƯƠNG LAI ĐỒNG LÚA MỚI. MM Tân, SJ.
     MÁI ẤM DÂN TỘC LÁI THIÊU. MMsj
     DẤU ẤN 20 NĂM TRÊN CÁNH ĐỒNG. MMsj