Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Trích thư

THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

GỞI CÁC GIA ĐÌNH


1.jpg

Các Gia đình thân mến! ...

4. Qua lá thư này, tôi muốn nói với từng gia đình cụ thể; chứ không phải với "gia đình trong trừu tượng"; những gia đình ở mọi miền trên trái đất, bất kỳ ở kinh độ, vĩ độ nào và bất kỳ họ thuộc nhiều loại phức hợp văn hoá hay lịch sử nào. Tình yêu mà "Chúa Cha đã yêu thế gian" (Ga 3,16), tình yêu mà Chúa Kitô "đã yêu đến cùng" tất cả và từng người [Ga 13, 1) cho Tôi có thể gửi sứ điệp này đến từng gia đình, "tế bào" sự sống của đại "gia đình" nhân loại khắp hoàn cầu. Chúa Cha, đấng tạo thành vũ trụ, và Ngôi Lời nhập thể, Đấng cứu chuộc nhân loại, lập nên ngọn nguồn việc mở rộng bao la này cho mọi người, như cho anh chị em, và các Đấng mời gọi đưa mọi người vào cầu nguyện, bắt đầu bằng những từ thật là cảm kích "Lạy Cha chúng con..

Cầu nguyện làm cho Con Thiên Chúa ở giữa chúng ta: "Hai hay ba người họp nhau cầu nguyện, nhân danh Ta, Ta ở giữa họ" (Mt 18, 20). Lá thư gửi cho các gia đình đây, trước tiên muốn được là lời nguyện cầu Chúa Kitô xin Người ở lại trong từng gia đình con người; muốn là lời kêu van dâng lên Người, qua gia đình nhỏ bé gồm Cha mẹ con cái, xin Người cư ngụ trong đại gia đình các dân nước, để cùng với Người, chúng ta có thể cùng đọc trong chân lý, "Lạy Cha chúng con". Phải làm sao cho cầu nguyện nên yếu tổ chủ động trong năm của gia đình trong Giáo hội: Cầu nguyện củagia đình, cầu nguyện cho gia đình, cầu nguyện với gia đình.

Thật là ý nghĩa, khi mà trong cầu nguyện và qua cầu nguyện, con người khám phá một cách vừa đơn giản vừa sâu sắc nhất, ra nhân cách đích thực mình; trong cầu nguyện "bản ngã" con người nắm bắt dễ dàng hơn, cái chiều sâu phẩm chất nhân vị mình. Việc ấy cũng gía trị đối với gia đình, không chỉ là "tế bào" căn bản của xã hội, mà còn có diện mạo đặc biệt. Diện mạo này được minh định trước hết và căn bản, và được kiên vững, khi các thành phần gia đình gặp nhau cùng trong một lời nguyện chung: "Lạy Cha chúng con !" cầu nguyện củng cố sự vững chắc và cố kết tinh thần của gia đình, góp phần làm cho gia đình tham dự vào " Sức mạnh" của Thiên Chúa. Trong " lời chúc hôn" long trọng trong nghi lễ hôn phối, chủ tế kêu cầu Chúa cho đôi Tân hôn: " Xin Cha đổ trên họ hồng ân Thánh Thần, để họ nhờ tình yêu tràn đầy trong trái tim, họ được luôn trung thành với giao ước hôn nhân" (8), chính từ việc "tuôn tràn Thánh Thần" này ma sinh ra sức mạnh nội tâm gia đình, cũng như quyền năng hiệp nhất các gia đình trong tình yêu và chân lý.

5. Ước mong Năm của Gia đình nên một lời cầu nguyện chung, không ngừng, của các "Giáo hội tại gia" và của toàn dân Chúa! Ước chi ý cầu nguyện này cũng bao gồm các gia đình đang gặp khó khăn hay nguy hiểm, những gia đình thất vọng hay chia rẽ, và những gia đình ử trong những tình cảnh mà Tông huấn Familiaris Consortia gọi là "bất thường": Ước mong cho họ có thể cảm thấy mình được tình yêu thương và lo âu của anh chị em họ nâng đỡ!

Xin cho trong năm của Gia đình, việc cầu nguyện tạo nên trước tiên một chứng từ phấn khởi từ các gia đình đang thực hiện ơn gọi làm người và làm Kitô hữu trong hiệp thông gia đình. Có đông những gia đình như thế ở mọi quốc gia, mọi giao phận, mọi giáo xứ. Ta có lý để nghĩ rằng những gia đình ấy tạo nên một "định luật", dù phải lưu ý nhiều "hoàn cảnh bất thường". Kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng của Gia đình đang sống theo những qui luật luân lý, để cho người sinh ra và được đào tạo trong gia đình ấy, không ngần ngại đi trên con đường sự Thiện, vốn đã ghi trong lòng người. Có nhiều tổ chức, được nhiều phương tiện rất mạnh mẽ nâng đỡ, hình như nhằm làm tan rã các gia đình. Đôi khi người ta như tìm mọi cách để trình bày như là "điều hoà" và hấp dẫn, những hoàn cảnh thật ra là "bất thường", bằng cách mặc cho chúng một vẻ bên ngoài khá mê hoặc. Thật thế, những tổ chức ấy mâu thuẫn với "Chân lý và Tình yêu" là hai điều phải cảm hứng và hướng dẫn mọi tương quan giữa các ngưới Nam và Nữ, do đó những tổ chức ấy là nguyên nhân sinh căng thẳng và chia rẽ trong các gia đình, mang nhiều hậu quả tràm trọng, đặc biệt đối với con cái. Lương tâm bị mờ tối, điều thiện mỹ bị bóp méo, tự do thấy mình bị thay thế bằng nô lệ thực sự. Đứng trước cảnh ấy, những lời của Thánh Tông đồ Phaolô về tự do mà Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta, và về nô lệ do tội lỗi gây ra (Gl 5,1) vẫn còn mang tính thời sự đặc biệt và khích lệ chúng ta.

Cho nên ta hiểu thật là thuận lợi và cần thiết nữa phải có Năm của Gia đình trong Giáo hội; thật là không thể miễn có chứng từ của các gia đình đang hàng ngày hằng sống ơn gọi của mình; thật là khẩn thiết phải có lời càu nguyện rộng lớn của các gia đình, được tăng cường và trải rộng trên hoàn cầu, mà trong đó biểu lộ lời tạ ơn đối với Tình yêu trong chân lý, vì "việc tuôn tràn ơn Thánh Thần" (10), vì sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa các Cha mẹ và con cái, của Chúa Kitô cứu thế và vị Lang quân đã " Yêu thương ta đến cùng" (Ga 13, 1). Chúng ta xác tín tự đáy lòng rằng tình yêu ẩy lớn hơn tất cả (lCr 13,13) và ta tin rằng có thể vượt thắng tất cả những gì không phải là yêu thương.

Ước mong năm nay không ngừng dâng lên lời cầu của Giáo hội, lời cầu của các gia đình là "Giáo hội tại gia"! Ước mong lời kinh này trước hết được Thiên Chúa nhậm lời, sau là được người ta nghe thấy, hầu cho họ đừng rơi vào nghi họăc, và cho những ai chao đảo vì tính yếu đuối con người, không gục ngã trước giáng vẻ đánh lừa của những cái "tốt" chỉ tốt bên ngoài, như những cái "tốt" mà mọi cám dỗ giới thiệu !

Tại Thành Cana xứ Galilêa, nơi Chúa Giêsu được mời tiệc cưới, Mẹ của Người cũng đến dự, đã bảo những người giúp đám rằng: "Người bảo các anh làm điều gì, các anh làm điều ấy" (Ga 2, 5). Cho ta cũng thế, đang bước vào Năm của gia đình, Đức Maria cũng nói những lời ấy. Và trong thời điểm lịch sử quan trọng này, những điều Chúa Kitô nói cho chúng ta nghe, tạo nên tiếng gọi mạnh mẽ phải cầu nguyện rộng khắp với các gia đình và cho các gia đình. Đức trinh nữ Maria mời ta hiệp nhất, bằng cầu nguyện, với tâm tình của Chúa Con bằng yêu thương mọi gia đình. Chúa đã bày tỏ lòng yêu thương ấy vào đầu sứ mệnh Cứu độ, chính bằng sự hiện diện thánh hoá tại Cana xứ Galilêa, sự hiện diện này hằng tiếp mãi.

Ta hãy cầu cho các Gia Đình trên khắp địa cầu, nhờ Chúa Kitô với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô ta hãy cầu xin Chúa Cha, "là nguồn tình phụ tử trên tròi dưới đất đã thừa hưởng danh xưng" (Eph 3,15).

23. "Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha từ Người phát sinh mọi tình làm cha làm mẹ. xin Người đoái thương trang bị cho anh chị em sức mạnh của Chúa Thánh Thần để kiên vững trong anh chị em con người nội tâm" (Eph 3, 16) Tôi thích đọc hoài những lời này của thánh tông đồ mà tôi đã trưng trong phần thứ nhất là thư này. Một nghĩa nào đó, cũng là những lời chủ chốt Gia đình, tình làm cha làm mẹ, cùng đi song song. Đồng thời gia đình là lãnh vực đầu tiên nhân bản trong đó đào tạo "con người nội tâm" mà thánh tông đồ nói tới. Làm vững sức mạnh của mình là một hồng ân Chúa Cha, Chúa Con ban cho, trong Chúa Thánh Thn.

Năm của gia đình đặt trước mặt ta và trong Giáo Hội một nhiệm vụ lớn lắm, giống như nhiệm vụ liên quan đến gia đình hàng năm hàng ngày, nhưng, trong bối cảnh Năm nay, nó mang ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Chúng tôi đã cử hành năm của gia đình tại Nagiareth trong ngày đại lễ Thánh Gia. Chúng tôi ước mong rằng năm nay sẽ đi hành hương mãi tới nơi hồng ân đã trở nên thánh điện của Thánh Gia trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi mong làm cuộc hành hương này bằng cách tìm lại được ý thức về gia tài chân lý về gia đình mà từ nguyên khởi vẫn tạo lập nên một trong những kho tàng của Giáo Hội. Đây là kho báu từ truyền thống phong phú của Cựu ước được hoàn tất trong Tân ước và biểu hiện đầy đủ và tượng trưng trong màu nhiệm thánh gia trong đó Đức Phu Quân hoàn tất việc cứu chuộc tất cả các gia đình. Chính từ đó mà Chúa Giêsu công bổ "Tin mừng gia đình". Chính từ kho tàng chân lý này mọi thế hệ các môn đệ Chúa Kitô đến lãnh hội. khởi đầu là các Thánh Tông Đồ mà ta dùng rộng rãi giáo huấn của các vị trong lá thư này.

Vào thi đại ta, kho tàng được khai thác kỹ trong các văn kiện Công đồng Vaticano II; nhiều phân tích thật hay cũng được khai triển trong nhiều diễn văn Đức Piô XII dành cho các đôi vợ chồng; trong thông điệp Humanae Vitae của Đức Piô VI; trong những can thiệp vào Thượng Hội Đông Giám Mục dành cho gia đình (1980] và trong tông huấn Familiaris Consortio, tôi đã nói đến những lập trường ấy của Huấn quyền. Nếu hôm nay tôi trở lại vấn đề, là để làm rõ chiều dày và sự phong phú của kho tàng này của chân lý Kitô giáo về con người. Tuy nhiên, chỉ những chửng ứr thành văn không đủ. Những chứng từ sống còn quan trọng hơn nhiều. Đức Phaolô VI làm cho ta lưu ý rằng "Con người hiện đại thích nghe các chứng nhân hơn các bậc thầy, hoặc họ có nghe các thầy thì cũng vì họ là chứng nhân". Nhất là dành cho chứng nhân, mà trong Giáo hội mà ta thấy trao kho tàng Gia Đình cho các bậc cha mẹ, cho các cậu các cô, qua gia đình mình, gặp được đường ơn gọi họ làm người, làm Kitô hữu, chiều kích "con người nội tâm" (Eph 3,16) mà thánh tông đồ đã nói đến, và họ đã đạt tới thánh thiện. Thánh Gia của Chúa đi đầu trong biết bao gia đình thánh thiện khác. Công đồng đã nhắc lại rằng sự thánh thiện là ơn gọi chung các người được rửa tội. Vào thời ta, cũng như trong quá khứ, không thiếu những chửng nhân "Tin mừng gia đình", dù họ không được biết đến hay dù họ không được phong hiển thánh. Năm của gia đình là dịp thuận lợi để ý thức hơn về việc có và về số lượng những chứng nhân ấy.

Chính qua gia đình mà lịch sử con người được khai rộng, lịch sử cứu độ nhân loại, trong mấy trang này, tôi đã tìm cách chứng minh rằng gia đình ở giữa cuộc chạm trán lớn giữa thiện và ác, giữa sự sống và sự chết, giữa tình thương và tất cả những cái chống lại tình thương. Gia đình được trao phó nhiệm vụ đấu tranh, trước hết toả ra sức mạnh của sự thiện mà nguồn suối ở nơi Chúa Kitô cứu chuộc con người, phải làm sao cho mỗi tổ ấm được hưởng sức mạnh ấy, hầu cho, theo kiểu nói dịp kỷ niệm ngàn năm Kitô giáo tại Balan: gia đình được "mạnh bằng nhờ Thiên Chúa". Đó là lý do vì sao? Lá thư này đã muốn cảm hứng theo lời khuyên dạy ta gặp trong các thư của thánh Phaolô (lCor 7, 1-40; Eph 5, 21-6, 9; C1 3, 25) cùng các thư của thánh Phaolô và thánh Gioan (1P 3,1-7; Ga 2, 12-17. Dù khác bối cảnh lịch sử và văn hoá, còn biết bao là tương đồng giữa hoàn cảnh các Kitô hữu và gia đình thời ấy với hoàn cảnh các Kitô hữu và Gia đình ngày nay.

Cho nên tôi lên tiếng kêu gọi: lời gọi gửi riêng đến các bạn là những bậc vợ chồng, cha mẹ và con cái. Đây là lời gọi gửi các Giáo hội riêng, để hiệp nhất trong giảng dạy chân lý tông đồ; xin gửi chư huynh Giám Mục, gửi các Linh mục, các gia đình dòng tu và những người tận hiến, gửi các phong trào và các hiệp hội giáo dân, gửi tới các anh chị em mà đức tin chung vào Chúa Giêsu Kitô đã liên kết chúng tôi với họ, dù chúng ta chưa cảm nghiệm sự hiệp thông đầy đủ như Chúa Cứu thế mong muốn; gửi hết mọi người chia sẻ đức tin của Abraham, cùng chúng ta, đang thuộc về cộng đồng rất lớn những người tin kính Đấng Thiên Chúa duy nhất; gửi những người thừa kế các truyền thống thiêng liêng và tôn giáo; gửi hết mọi người nam nữ thiện tâm thiện chí...

... Cúi xin Thánh Gia là hình ảnh và mẫu mực cho mọi gia đình con người, giúp mỗi người chúng con hành trình theo tinh thần Nagiareth; xin Thánh Gia giúp mỗi gia đình đào sâu sứ mạng mình trong xã hội và trong Giáo hội bằng cách lắng nghe lời Thiên Chúa, bằng cầu nguyện, bằng chia sẻ huynh đệ cuộc sống! Cúi xin Đức Maria, mẹ của tình yêu xinh đẹp, và thánh Giuse, đấng bảo vệ Chúa Cứu Thế, hằng luôn luôn phù hộ chúng ta.

Ban hành tại Vatican ngày 02. 02.1994, lễ Dâng Chúa vào Đền thờ năm thứ 16 Triều Giáo Hoàng của Tôi

Gioan Phaolô II

(Trích trong tập Chia sẻ số 74, trang 5-12)


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức TGM Bùi Văn Đọc làm thành viên Bộ truyền giáo
     Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân
     Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích
     Đức Thánh Cha mở lại các cuộc tiếp kiến và gặp gỡ hơn 15 GM nước Camerun bên Phi châu
     Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-8-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô
     Bài Huấn Dụ của Đức Thánh Cha Phanxico trước buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa tại quảng trường thánh Phêrô
     Chúa Kitô không loại bỏ các nền văn hóa nhưng đưa chúng tới chỗ thành toàn
     Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Á châu và bế mạc Đại hội giới trẻ Á châu
     Đức Phanxicô nói với giáo dân và tu sĩ Đại Hàn
     Thánh Lễ Phong Thánh cho Chân Phước Paul Yun Ji-chung và 123 Bạn Tử Đạo, Corea. Lm Phanxicô Borgia Trần Văn Khả