Ngày 25 tháng 5
THÁNH NỮ MA-RI-A MA-ĐA-LÊ-NA PÁT-DI TRINH NỮ
(1566-1607)
Thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na Pát-đi sinh ngày mùng 2 tháng 4 năm 1566 tại miền Flo- răng I-ta-li-a. Ông thân sinh là Ca-mi và bà thân mẫu là Bu-on-đen-mon-tê. Hai ông bà là những người đạo đức, giàu sang và có thế giá trong xã hội.
Vì lòng sốt sắng tuân thủ luật Giáo Hội, ngay ngày hôm sau khi sinh con, ông bà đã vội vã mang con trẻ đến nhà thờ xin rửa tội và đặt tên con là Ca-ta-ri-na.
Nhờ sự hướng dẫn của bà bẹ đạo đức, càng lớn lên Ca ta-ri-na càng thêm khôn ngoan nhân đức. Cô sớm trở thành một thiếu nữ có đức có hạnh. Khá với những cô gái cùng tuổi, Ca-ta-ri-na đã biết sống thánh thiện xứng đáng với sự kén chọn của Chúa và những ơn lạ Ngài sẽ ban cho cô sau này. Cô rất mộ mến những việc đạo đức nhu đọc kinh, làm việc bố thí và hãm mình ăn chay. Hễ có người hành khất nào qua nhà thì không phải đợi mẹ bảo, cô đã mau mắn vào lấy bánh trái hoặc tiền riêng đã dành dụm để cho người ấy. Cô cũng biết lợi dụng những giờ rảnh rang tìm đến những nơi yên tĩnh trong vườn để nguyện ngắm.
Nhận thấy những dấu hiệu của một tính nết tốt lành và đạo hạnh nơi con, ông bà thân sinh đem chuyên kể lại với cha giải tội và xin ngài dẫn dắt con trên đường trọn lành. Cha sở khuyên bảo nhiều điều và dạy cô cách thức nguyện ngắm. Từ đó cho đến suốt đời, Ca-ta-ri-na dành mỗi ngày một giờ vào việc nguyện ngắm. Đề tài cô năng suy niệm là sự thương khó của Chúa Giê-su.
Sau khi được rước lễ lần đầu vào ngày 25 tháng 3 năm 1576, Ca-ta-ri-na càng tỏ ra đạo đức hơn nữa. Cũng từ đó, cô cảm thấy vẻ đẹp của cuộc sống thanh tịnh. Vì muốn giữ mình đồng trinh, sống đời tu trì thờ phượng Chúa và cũng như để nhắc nhở mình phải luôn trung thành với ý nguyện, cô đã đeo một chiếc nhẫn ở nơi tay.
Nhưng Chúa quan phòng lại muốn Ca-ta-ri-na phải trải qua một thử thách, để cô quen với sứ mạng hy sinh đang chờ đợi cô trên đường đời. Năm lên 16 tuổi cha mẹ Ca-ta-ri-na định gả cô cho một vị lãnh chúa trong miền, là một người vừa trẻ đẹp lại vừa có tính tình phong nhã. Nhưng khi đem chuyện ra bàn với con gái, cô một mực chối từ. Trước lời khuyên răn, dụ dỗ của cha mẹ, Ca-ta-ri-na vẫn quyết trí trung thành với lời khấn hứa giữ mình đồng trinh. Biết không thể đánh đổ được ý chí kiên quyết của con, ông bà cầu cứu với cha sở Ba-lăng-ca là cha giải tội của Ca-ta-ri-na. Cha sở an ủi, đồng thời cũng cho ông bà hay Ca-ta-ri-na có ơn kêu gọi tu dòng, nên khuyên ông bà không được ép con gái kết hôn. Từ đó ông bà thân sinh cô bỏ hẳn ý định ép duyên con và vui lòng để cho Ca-ta-ri-na được tự do lựa chọn cuộc sống.
Ngày 14 tháng 8 năm 1582, Ca-ta-ri-na từ giã cha mẹ để vào dòng kín với tất cả niềm hân hoan vui sướng. Trong khi đó, bà Bu-on-đen-mon-tê lại ngậm ngùi, rướm lệ vì phải xa biệt con gái yêu quý. Vì thế , bà chỉ muốn kéo dài câu chuyện để giữ con gái lại được phút nào hay phút ấy. Cuối cùng bà đành phải gạt nước mắt để Ca-ta-ri-na ra đi. Trước khi mẹ con chia tay, bà nói với con: “ Thôi con đi và nhớ cầu nguyện cho mẹ”.
Sau một thời gian ở nhà tập, ngày 1 tháng 9, Ca-ta-ri-na được chính thức nhận vào tập viện dòng kín. Và 5 tháng sau, tức là ngày 30 tháng giêng năm1583, Ca-ta-ri-na được mặc áo dòng và nhận tên là chi Ma-đa-lê-na.
Từ đây chị càng hăng hái lao mình vào những thực hành mộ đạo, như hãm mình ép xác, tu thân luyện đức để don mình đợi ngày tuyên khấn trọng thể. Người ta thấy chị ăn ở rất mực khiêm tốn; trong cử chỉ và lời nói, chị không hề để mất lòng ai bao giờ. Chị giữ luật dòng một cách thận trọng và thực hành những công tác trong nhà một cách chu đáo.
Như bác nông phu mong mùa gặt thế nào, thị chị Ma-đa-lê-na cũng nóng lòng trông đợi ngày được tuyên khấn như vậy. Phải chăng vì chị coi đó là ngày hạnh phúc, ngày mở đầu cho cuộc sống kết hợp mật thiết với Chúa hơn nhờ ở sự trung thành tuân giữ lời khấn hứa?. Vì quá khao khát nên chị xin mẹ bề trên cho phép được khấn trước, nhưng mẹ bề trên dạy phải đợi để cùng khấn một lượt với một số chị em khác đến sau.
Ít lâu sau vì sức khỏe mong manh , chị không chịu nổi những việc hãm mình, nên ngã bệnh . Chị càng buồn rầu nếu phải chết trước khi được tuyên khấn. Mẹ bề trên đành phải đổi ý và lo liệu cho chi được khấn trước khi về chầu Chúa, dẫu rằng chi đang ở trong tình trạng bệnh hoạn. Ngày 27 tháng 5 năm 1584 trong bầu khí trang nghiêm của nguyện đường tu viện, chị Ma-đa-lê-na long trong trong tuyên hứa ba lời khấn: trinh khiết, khó nghèo và vâng lời. Sau đó chị vẫn nằm liệt giường. Nhưng cũng từ đây đời chị bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới : Chị đã nhiều lần xuất thần và chia sẻ nhiều hơn sự thương khó của Chúa Giê-su. Phải chăng những lần xuất thần đó là do bệnh trạng của chị đưa đến? Điều đó rất có thể xảy ra . Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng trong việc ban ơn lạ cho một linh hồn, ít khi Chúa can thiệp bằng một phép lạ, nghĩa là một sự kiện không theo luật tự nhiên, Chúa quen dùng đường lối thông thường là dựa vào thể trạng tự nhiên của người đó để thực hiện lòng nhân từ của mình. Thế nên suốt 40 ngày liền, không ngày nào mà chị không một lần xuất thần. Hiện tượng đó thường xảy ra sau mỗi lần chị rước lễ hoặc đang suy niệm về sự thương khó của Chúa Giê-su. Lần đầu tiên trong khi xuất thần chị được Chúa cho thấy rõ những hậu quả ghê ghớm của tội bất trung và tầm quan trọng của lời cầu nguyện. lần khác hiện tượng xuất thần kéo dài tới 16 giờ đồng hồ. Trong lúc đó, người ta thấy chị như đang đàm đạo với một nhân vật vô hình nào đó; và ai nấy cũng có thể đọc được những tình cảm vui buồn vui buồn hoặc đau đớn lần lượt phô diễn trên nét mặt của chị . Thứ hai tuần thánh năm 1585, chị xuất thần và khóc. Sau đó người ta hỏi và được chị cho hay lúc đó chị cảm động vì được nhìn những thương tích trên thân thể Chúa Giê-su chịu nạn. Người ta còn bỡ ngỡ hơn nữa khi thấy rằng ngày thứ 5 tuần thánh trong khi xuất thần , thánh nữ đi lang thang trên các nẻo đường trong tu viện khiến ai chứng kiến cũng có cảm tưởng như chị bước theo Chúa Giê-su trên các chặng đường thánh giá.
Tiếp theo sau thời gian xuất thần, là những “đêm tối của linh hồn”, mà chị Ma-đa-lê-na phải chịu đựng. Đó cũng là đường lối thông thường Chúa dùng để tạp luyện con cái Ngài có được đức kiên nhẫn và khiêm nhường hơn. Lúc này chị không còn cảm thấy sốt sắng, hứng thú trong khi làm các việc đạo đức nữa. Trước chị say sưa với những giây phút suy niệm , thì bây giờ chị lại cảm thấy chia trí và thời khắc nặng nề trôi qua. Ma quỷ cũng lợi dụng làm cho chị rơi vào một tâm trạng bôi rối , hâù làm lung lạc tâm hồn chị hơn. Chị thú nhân nhiều lần phải vất vả đương đầu với những cuộc tấn công ồ ạt của ma quỷ, đến nổi có lần chị hầu như ngã lòng muốn cởi bỏ áo dòng để hoàn tục.
Được cha linh hướng cho biết đó là thời gian Chúa thử thách , nên chị hạ mình khiêm tốn và thú nhận những khuyết điểm của mình. Chị vẫn cố gắng chu toàn vì lòng mến. Nhất là chị đặc biệt từ bỏ ý riêng để triệt để tuân theo những chỉ thị của cha linh hướng, chẳng thế mà chị thường nói với các chị em trong nhà rằng “ ngày nào không từ bỏ ý riêng ngày đó thật uổng phí”
Sau tuần lễ Chúa Thánh thần Hiện xuống năm 1590, cơn khủng hoảng qua đi và chị tìm lại được bình an thư thái như xưa. Như để đền bù lại những chuỗi ngày khô khan trước đây, từ nay chị để hết tâm lực mà thực hành lòng yêu mến Chúa và cầu nguyện cho tội nhân được ơn trở lại. Nhiều lần, vì không kìm hãm bởi xúc động khi suy ngẫm về tình yêu của Chúa chị phải nghẹn ngào than thở: “ Ôi lạy Chúa tình yêu, Chúa không được người đời yêu mến, lại còn bị xúc phạm nữa. Đáng buồn thay, còn biết bao nhiêu người chưa nhận biết Chúa!”. Tình yêu ấy đã khiến chị hãm mình phạt xác cách nghiêm ngặt. “Chịu khổ, nhưng không bao giờ chết”. Đó là câu châm ngôn chị đã chọn làm tiêu chuẩn để áp dụng trong đời sống khổ hạnh của chị.
Để thưởng công nhân đức và đời sống hãm mình của chị Ma-đa-lê-na, Chúa đã cho chị được biết nhiều điều hậu lai có liên quan đến số mệnh của riêng chị và của một số người chung quanh. Chẳng hạn như sau khi hai ông bà thân sinh của chị từ trần, Chúa cho chi được nhìn thấy linh hồn của cha mẹ còn bị giam trong luyện ngục. Nhờ đó, chị có thể xin lễ và làm nhiều việc lành phúc đức để đền tội thay cho linh hồn thân phụ và thân mẫu. Lần khác chị tiên báo cho Đức Hồng y Óc-ta-viên biết ngài sẽ được đặc tuyển làm Giáo Hoàng và thực sự đã xảy ra như lời chị báo.
Từ năm 1602, sau nhiều lần ho ra máu, sức khỏe của chị giảm sút nhiều. Chị chịu bệnh một cách vui vẻ, cho đến ngày 24 tháng 5 năm 1607 thì kiệt sức. Sau khi rước lễ, chị trút linh hồn an nghỉ trong tay Chúa. Hôm đó nhằm ngay ngày lễ thăng thiên.
Năm 1609, khi cải táng, người ta thấy xác thánh nữ vẫn còn nguyên vẹn như mới chết… Đức Giáo Hoàng Clê-men-tê IX tuyên phong chị Ma-đa-lê-na lên bậc hiển thánh ngày 28 tháng 4 năm 1669.
Lời nguyện:
Lạy Chúa là Đấng yêu mến bậc đồng trinh, Chúa đã ban cho thánh Ma-đa-lê-na Pát-di một lòng yêu mến nồng nàn và nhiều ân huệ cao siêu. Nhân ngày kính thánh nữ, xin cho chúng con được noi gương đức khiết tịnh và lòng bác ái của người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.