ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT
Lễ kính
Hôm này, Hội Thánh kỷ niệm cuộc thăm viếng của Đức
Trinh Nữ Ma-ri-a tại nhà bà Ê-li-sa-bét.
Việc thánh hiến Gioan Tẩy Giả trong lòng mẹ (Lc 1,
41-44) và bài ca Manificat (1,46-56) là nội dung của buổi lễ.
Thường việc kỷ niệm này nằm trong khung của Mùa Vọng.
Mãi vào năm 1263, thánh Bô-na-ven-tu-ra mới đem thánh lễ này vào dòng
Phan-xi-cô và đặt vào ngày 2 tháng 7, tức là bát nhật lễ thánh Gioan Tẩy Giả.
Năm 1389, thánh lễ này được đem vào lịch phụng vụ cho toàn thế giới. Năm 1970, canh
tân phụng vụ, Hội Thánh đặt thánh lễ này vào ngày 31.5 để dùng kinh Manificat kết
thúc tháng 5, tháng Hoa, tháng kính Đức Bà.
Các BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 : Xp 3, 14-18
Bài đọc 2 : Rm 12, 9-16b
Phúc Âm : Lc 1, 39-56
a) Bài đọc 1 : Sách
Xô-phô-ni-a 3, 14-18
Sau khi án phạt đã đổ xuống Giê-ru-sa-lem, dân chúng
cũng đã sẵn sàng để sám hối, thì SỐ SÓT của Ít-ra-en được động viên để có phần
can đảm.
Phần đầu của bài đọc là lời mời gọi để vui lên (3,14-15).
Phần hai là một lời an ủi. Điểm cơ bản cho cả 2 lý do là : “Chúa ở giữa ngươi”.
Người không giận nữa; Người yêu mến và che chở ngươi. Người là vua và là Chúa
ngươi.
Như tên của Người là Gia-vê: Gia-vê là Thiên Chúa thật,
Thiên Chúa hiện diện, Thiên Chúa cứu độ.
“Thiếu nữ Sion”
mà lời mời “hãy vui lên” nhắm tới là chính Ít-ra-en, nhưng Luca lại nhìn
ra là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Đức Giêsu. “Thiên Chúa ở cùng trinh nữ”; lời
này trong sự kiện truyền tin đã chứa một chiều kích bao la, không những trên
con người Đức Maria, nhưng còn cả trên những người mà ngay giây phút này, Đức
Trinh Nữ dại diện cho, đó là dân Israel cũ và dân Israel mới, là Hội Thánh của
Chúa Giêsu, là cả nhân loại.
b) Bài đọc 2 : thư Rôma
12,9-16b
Trước sự vô tín và không công chính của con người,
Thiên Chúa bộc lộ cơn giận (Rm 1, 18), nhưng cũng bộc lộ cả sự “công chính” của
Người.
Sự Công chính của Người chính là lòng nhân từ; nhân từ
ở đây không những là đặc tính của Thiên Chúa mà cả hành động của Người. Phaolô
nghiền ngẫm lòng nhân từ này để khuyên nhủ cho giáo đoàn Rôma.
Điểm căn bản đã được báo trước ở (Rm 12,1-2). Cuộc đời
người Kitô hữu phải là một hy lễ sống động dâng lên Thiên Chúa, một phụng vụ
thánh lối kéo tất cả mọi khía cạnh và bình diện của cuộc sống con người vào
trong đó.
Người Kitô hữu không sống như một đơn vị đơn độc, một
cá nhân, nhưng họ đứng trong một dân tộc, một cộng đoàn: họ đứng trong Hội
Thánh: “Chúng ta tuy nhiều, nhưng là một thân thể trong Đức Kitô” (12,5). Ở đó,
mỗi người có một phần vụ công việc của mình, thích ứng với chức năng, với khả
năng và đặc sủng của mình.
Những lời khuyên nhủ ở các câu Rm 12,9-16 bắt đầu bằng
tình yêu và kết thúc với sự khiêm tốn; tất cả mọi cái khác đều thu tóm vào hai nhân
đức này: tôn trọng kẻ khác, hy vọng, tình thân, cùng vui, cùng khổ.
c) Phúc Âm : Lc 1,
39-56
Sau khi Đức Maria nói tiếng “Thưa Vâng”, đã vội vã đi
thăm bà Êlisabét. Cả hai người phụ nữ này được chúc phúc và mỗi người một vẻ,
được mời gọi tham gia và chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Vị Tiên Hô cảm nhận được sự gần gũi của Chúa mình, và
ngay trong dạ mẹ, cậu đã được đầy tràn Thánh Thần. Điều này cho thấy Đấng đến
sau thật vĩ đại.
Êlisabét, với niềm vui và kính trọng, chào người bà
con trẻ trung của mình. Như một tín hữu, bà minh chứng mầu nhiệm đang diễn ra
trong lòng Đức Maria và xác tín niềm tin của Mẹ.
Lời ca của Đức Maria, kinh MANIFICAT, là câu đáp lại
những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi mình và ngay trong giây phút này, Mẹ lại
càng ý thức rõ nét hơn nữa.
Bài ca cảm tạ này tổng hợp tất cả những lời ca của mọi
người tin trong dân Israel và của mọi thế hệ sắp đến.
Thấp hèn và nâng cao, niềm tin khiêm tốn và cảm nghiệm
cao cả về sự tuyển chọn toát lên trong bài ca, cũng như trong cả cuộc đời của Đức
Trinh Nữ. Bài ca tung hô những sự vĩ đại của Thiên Chúa : quyền năng, lòng nhân
ái và sự trung tín của Người.
BÀI PHÚC
ÂM : Lc 1, 39-56.
“Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào
một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà
Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà
được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc
hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi
đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con
trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực
hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức
Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì
Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ
nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao
điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn ! Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng
thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan
phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ
khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay
trắng. Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì
Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Ápraham và cho con cháu đến muôn
đời”. Bà Maria ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng, rồi trở về nhà.”
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha là Thiên Chúa
toàn năng hằng hữu, ngay khi còn cưu mang Thánh Tử Giêsu, Thánh Mẫu Maria đã được
Cha soi sáng và Người đã đi thăm bà Êlisabét. Xin cho chúng con hằng mau mắn
nghe theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để được cùng Đức Maria ngợi khen Cha muôn
đời. chúng con cầu xin…