Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

BA PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÓN NHẬN TIN MỪNG

TRONG MÙA CHAY

loichua.jpgKhông phải là Tin Mừng tuyệt vời sao khi nó được linh mục công bố trước khi đọc Kinh Nguyện Thánh Thể, và chúng ta tiếp nhận trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng? Mỗi lần chúng ta họp mặt với nhau để dâng Thánh lễ, chúng ta xin Chúa thương xót, chúng ta nghe lời Chúa, chúng ta cầu nguyện với nhau, chúng ta dâng lời tạ ơn và thờ lạy Cha trên trời của chúng ta. Nhưng tại trung tâm điểm của Thánh lễ là lời hứa rằng, qua việc lãnh nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, chúng ta thực sự được lãnh nhận sự chia sẻ trong thiên tính của Đức Ki tô! Mọi sự khác chúng ta thực hiện đều đưa đến giây phút hiệp lễ linh thiêng này, hoặc ân sủng được tuôn trào từ giây phút này, như là suối nguồn hy vọng và niềm tin của chúng ta.

Một vài câu nói đơn giản này cũng xác nhận cho chúng ta lời dạy của thánh A-tha-na-xi-ô: “Thiên Chúa trở nên con người để con người có thể trở thành Thiên Chúa”. Đây là lý do tại sao Đức Giêsu đến với chúng ta, và tại sao Ngài đã chết và sống lại vì chúng ta.

Nhưng chúng ta phải biết rõ ràng một điều: tiến trình thần hóa là một khả năng và là một đặc ân. Chúng không xảy ra một cách tự động bởi vì chúng ta đã được lãnh nhận phép rửa hoặc vì chúng ta rước Thánh Thể. Mỗi ngày, chúng ta chọn lựa để ân sủng của Thiên Chúa làm việc trong chúng ta. Chúng ta phải quyết định nhường chỗ cho Thần Khí, để tìm kiếm Thiên Chúa trong cầu nguyện, và để thưa rằng: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin cho ý Cha thành sự”.

Phúc Cho Những Người Thiếu Thốn

Mùa Chay là thời gian hoàn hảo nhất để giúp chúng ta bước vào một tiến trình biến đổi. Đó cũng là thời gian hoàn hảo để chúng ta nhường chỗ cho Thiên Chúa qua cầu nguyện, sám hối, và từ bỏ chính mình. Chúng ta phải biết rằng lời cầu nguyện có giá trị như thế nào. Tất cả chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta cảm thấy tự do thế nào sau khi đã lãnh nhận bí tích Hòa Giải. Nhưng có một ân sủng đặc biệt được ban cho chúng ta khi chúng ta can đảm từ bỏ chính mình. Những hành động đơn giản như ăn chay hoặc từ bỏ thói quen ăn món tráng miệng hay xem tivi, điều đó không có nghĩa là nếu không sẽ bị trừng phạt. Nhưng chúng giúp chúng ta đến gần với Thiên Chúa hơn.

Hầu hết chúng ta thích ăn, và khi phải ăn chay, chúng ta cảm thấy nhu cầu cần ăn tăng mạnh. Khi ngày ăn chay của chúng ta bắt đầu, chúng ta liền nghĩ ngay đến những món ăn chúng ta phải hy sinh và tưởng tưởng thật tuyệt biết bao nếu được nếm qua. Mỗi giờ, nỗi khao khát của chúng ta càng mạnh. Bao tử chúng ta bắt đầu gầm gừ. Sau đó, chúng ta cảm thấy như đang “đói lả đến chết được”. Chúng ta bắt đầu tính giờ, chờ đợi từng giây phút mong sao ngày ăn chay mau qua.

Nghe như một sự hài hước – hay một nỗi đau – khi tiến trình này được biểu lộ, có một ơn thực tế cho hình thức ăn chay này. Viễn cảnh phát triển những nhu cầu thể lý có thể gợi cho chúng ta những nhu cầu tâm linh của chúng ta đối với Đức Giêsu. Điều đó có thể thúc đẩy chúng ta quì xuống và thưa rằng: “Con cần Ngài, Lạy Chúa. Xin hãy đến và ban cho con ân sủng của Ngài”. Đây là giây phút rất quan trọng khi chúng ta bước theo điều gì là trọng tâm của niềm tin Kitô giáo. Khi chúng ta hiểu rằng không biết Đức Giêsu là sự thiếu thốn tinh thần của chúng ta, Ngài chúc lành dồi dào ân sủng cho chúng ta. Ngài làm đầy tâm hồn chúng ta. Ngài làm hài lòng chúng ta. Ngài nâng chúng ta lên.

Đức Giê su nói: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Điều đó thật đúng vì sự đói khát lương thực không đồng nghĩa với đói khát Thiên Chúa. Nhưng cùng lúc đó, sự đói khát lương thực của chúng ta có thể khám phá ra sự đói khát thẳm sâu của chúng ta đối với Chúa.  Mỗi sự hy sinh chúng ta thực hiện, dù lớn hay nhỏ đều có thể giúp chúng ta gắn kết với những nhu cầu sâu xa của chúng ta cho Thiên Chúa.

Thánh Hiến Hàng Ngày

Đề nghị đầu tiên rất đơn giản, nhưng có khả năng làm nên những khác biệt lớn. Thật đơn giản để thánh hiến chính chúng ta cho Thiên Chúa mỗi buổi sáng. Thánh Phêrô nói với chúng ta: “Đức Ki tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em”. Chỉ cần một sự tuyên xưng đức tin ngắn có thể đi một chặng đường dài trong việc lập nên một giai điệu cho cả ngày.

Hãy suy nghĩ về một chiếc nhẫn cưới. Tự bản chất, nó chỉ là một đồ trang sức. Nhưng với hai người nam nữ đeo nó, thì chiếc nhẫn đó là một sự bày tỏ tình yêu công khai, một lời cam kết, và một sự trung thành. Tương tự như vậy, sự thánh hiến hàng ngày của chúng ta với Đức Giêsu là một phương cách để chúng ta bày tỏ tâm tình của chúng ta cho Ngài. Đó là cách để thưa với Ngài rằng chúng ta đang hết sức cố gắng để ở lại với Ngài tất cả mọi ngày trong đời sống, để được yêu thương, để được tha thứ và để trung thành với lệnh truyền của Ngài. Đó cũng là một sự bày tỏ niềm tin của chúng ta, một lời cam kết rằng Đức Giêsu yêu thương để ban phúc.

Vì thế, trong mùa chay này, khi chúng ta thức dậy vào mỗi buổi sáng, hãy nói những lời này: “Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng lên Ngài cuộc sống của con. Với môi miệng của con, con tuyên xưng và con tin tưởng tận trong đáy lòng con rằng Ngài là Đấng Cứu Độ của con”. Sau đó, suốt ngày hãy cố gắng gợi lại những lời cầu nguyện này, hãy chắc chắn rằng những gì bạn làm và những điều bạn nghĩ phải luôn phù hợp với sự thánh hiến buổi sáng của bạn. Và cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy rằng ngày sống của bạn nhịp nhàng hơn, hoặc nếu bạn cảm thấy bình an hơn và tự tin hơn trong tình yêu của Chúa!

Sám Hối

Đề nghị thứ hai là tập thói quen sám hối hàng ngày trong Mùa Chay này. Dĩ nhiên, chúng ta cần đến với phép giải tội thường xuyên hơn bất cứ khi nào có thể và tất cả chúng ta đều biết sự tự do Bí tích này có thể mang lại.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, không phải luôn luôn dễ dàng để đến với phép giải tội. Dĩ nhiên, trong trường hợp mắc những tội trọng, chúng ta cần sức mạnh của việc xưng tội, nhưng Giáo hội luôn luôn dạy chúng ta rằng trong trường hợp ít hơn, những tội không quan trọng, chúng ta có thể xin sự tha thứ của Chúa trong riêng tư của cõi lòng chúng ta. Trong những trường hợp này, một lời cầu nguyện sám hối đơn giản đi đôi với một trái tim chân thành có thể làm cho chúng ta trở nên rất bình an và được giải phóng. Sau đó, khi chúng ta đến với phép giải tội, chúng ta có thể cất đi gánh nặng của tội lỗi cho chính bản thân mình, hãy biết rằng việc sám hối hàng ngày sẽ giữ chúng ta thân thiết với Thiên Chúa hơn.

Vì thế, hãy dành một ít thời gian trước khi ngủ để xét lại một ngày sống của bạn và sám hối những lỗi lầm mà bạn đã nhận ra. Điều đó chỉ mất một vài phút, nhưng kết quả rất xứng đáng với những nỗ lực đó. Hãy thưa với Chúa Giê su một cách rất đơn giản rằng bạn xin lỗi Ngài vì những điều bạn đã làm, và xin Ngài tuôn đổ lòng thương xót trên bạn. Mỗi lần chúng ta sám hối, chúng ta có thể cảm thấy sự tự do và sự giải thoát bởi vì chúng ta đã có nguồn không khí trong sạch. Chúng ta cảm thấy sáng hơn bởi vì Đức Giêsu đã tha thứ cho chúng ta và chúng ta không còn bị đè nặng bởi tội lỗi.

Ăn Chay

Khi chúng ta nghe từ “ăn chay”, hầu như tự động chúng ta nghĩ về việc phải từ bỏ một số loại thức ăn. Chắc chắn đây là hình thức ăn chay rất hợp lệ. Nhưng có những cách khác cũng tốt như vậy, và chúng tôi muốn đề nghị một cách. Mùa Chay này, thay vì chúng ta để tất cả sự cố gắng chay tịnh từ các hành vi chia rẽ con người. Chúng ta hãy thực hành các loại hành vi tạo ra sự thống nhất và xây dựng con người.

Hãy cố gắng cùng với nhau đưa ra một danh sách ngắn những vấn đề được phân chia mà bạn có thể chay tịnh trong Mùa Chay này, cũng như những điều bạn có thể làm để giúp đỡ việc thúc đẩy sự hiệp nhất và yêu thương. Thí dụ, cố gắng chay tịnh khỏi sự giận dữ, ngay cả khi bạn cố gắng để thể hiện cử chỉ hòa bình, lòng nhân ái và tình cảm. Hoặc có thể bạn cố gắng chay tịnh từ những báo cáo tiêu cực, ngay cả khi bạn tìm ra những điểm tích cực và cao thượng bạn có thể nói với mọi người. Một sự lựa chọn khác đó là chay tịnh từ việc quan tâm đến bản thân quá nhiều và phải tự cố gắng thay vì đặt bản thân mình vào sự lệ thuộc người khác.

Trong vòng sáu tuần tới trong Mùa Chay, mỗi buổi sáng, khi bạn dâng hiến ngày mới của bạn cho Đức Giêsu, hãy xin Ngài ban sức mạnh để sống hiệp nhất và không chia rẽ. Hãy xin Ngài ban ân sủng để truyền cảm hứng và không thất vọng. Sau đó, mỗi tuần trôi qua, hãy nhìn vào lãnh vực mà bạn đã chọn lựa. Hãy cố gắng xác định bạn đã thấy tiến bộ ở chỗ nào, đặc biệt bạn đã cảm nghiệm Thiên Chúa giúp bạn và nâng đỡ bạn ra sao.

Chúng Ta Cần Giêsu

Cha trên trời của chúng ta muốn chúng ta biết và sống Tin Mừng. Người không muốn chúng ta được dẫn dắt lạc lối bởi một tin mừng không công bình nói rằng chúng ta có thể tự cứu mình hoặc chúng ta không cần ân sủng của Người để sống một cuộc sống tốt đẹp và thánh thiện.. Người muốn chúng ta biết rằng ơn cứu độ và cuộc sống mới có thể được thực hiện bởi một điều duy nhất là Thập giá Đức Kitô.

Nếu chúng ta không nhớ điều gì khác trong Mùa Chay này. Chúng ta hãy nhớ điều này: chúng ta cần Đức Giêsu mỗi ngày và mọi ngày. Chỉ khi cơ thể chúng ta cần thức ăn và nước uống, tinh thần chúng ta sẽ cần ơn thánh và lòng thương xót. Và tin vui là mỗi ngày, Thiên Chúa có một nguồn cung cấp ân sủng mà Người đang sẵn sàng để ban cho chúng ta, để chúng ta có thể đến gần Người hơn và trở nên giống Con của Người hơn.

Vì thế, Mùa Chay nay chúng ta hãy ra đi khỏi con đường của chúng ta để có thể đến gần Thiên Chúa là Đấng “kiện tòan lòng tin” (Dt 12,2). Chúng ta hãy trao cho  Ngài sự tự do để làm bất cứ điều gì Ngài cần để chúng ta có thể đón nhận sứ điệp Tin mừng của Ngài một cách đầy đủ hơn. Nếu chúng ta thực hiện được điều đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng ngày Chúa Nhật Phục Sinh sẽ là ngày tràn đầy niềm vui và kỷ niệm. Chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ thức dậy vào ngày Phục Sinh và nói: “Tạ ơn Ngài, lạy Chúa Giêsu vì mọi sự Ngài đã làm cho con!”

Chuyển ngữ từ bai viết trong “The Word Among Us”

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ NĂM SAU LỄ TRO MÙA CHAY NĂM B. Lm. Dom.Trần Công Hiển
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ LỄ TRO NĂM B: SÁM HỐI CỤ THỂ. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ LỄ TRO NĂM B. Nt. M.Martin Hồ Thị Thu Thảo O.P
     HOÁN CẢI VÀ SINH NHIỀU HOA TRÁI. G. Tuấn Anh
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ LỄ TRO NĂM B
     TẠI SAO LẠI CÓ NHỮNG DẤU ĐINH?
     Ý NGHĨA LINH THIÊNG CỦA TUẦN THÁNH
     Tình yêu vượt trên sự chết
     SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN THÁNH-ĐƯỜNG THẬP GIÁ.Lm. GioanB Lại Anh Tuấn
     SỰ THẬT TRONG GIOAN (Ga 18, 28 – 19, 16a). Giu-se Lê Minh Thông, O.P.