GIÁO XỨ TRUYỀN GIÁO
Năm 2007, tôi linh mục Giuse
Phạm văn Nhân, đang phụ trách Giáo xứ Ba Làng, tôi đã làm đơn xin Đức Giám Mục
Giáo Phận xin đi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để Tuyền Giáo. Và được
Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhận lời. Ngài cho tôi tới một Giáo Xứ xa
Giáo Phận nhất, cách Toà Giám Mục 78 km về phía Tây. Đó là Giáo Xứ Phong Ý và
tôi về đây lần thứ hai. Năm 1994 tôi chịu chức linh mục xong cũng Được Đức Cha
Cố Batomeo Nguyễn Sơn Lâm cho tôi về Giáo Xứ Phong Ý, quản xứ 4 năm. Khi ở
Phong Ý đi, có một cụ ông 70 tuổi ở bản dân tộc ôm cổ tôi khóc và nói: Chúa ở khắp
mọi nơi mà linh mục thì không có, xin cha đừng bỏ rơi chúng con. Sau khi đi phục
vụ hai giao xứ khác gần 9 năm. Lời xin cha đừng bỏ rơi chúng con vẫn vang vọng
trong tôi. Nên tôi quyết đinh làm đơ xin đi vùng sâu, vùng xa truyền giao của
tôi mà Giáo Xứ Phong Ý được mệnh danh là Giáo xứ truyền Giáo. Nhưng có lẽ không
phải thế,mà chính những hoạt động Truyền Giáo của Giáo Xứ trong những năm qua, mới mang tên Giáo Xứ Truyền Giáo. Muốn Truyền Giáo, xin Quí vị để vài phút xem
những hoạt động Truyền Giáo trong những năm qua của chúng tôi.
Giáo Xứ Phong Ý
nằm phía Tây Giáo Phạn Thanh Hoá. Gồm 5 huyện miền núi. Phía Nam,giáp Nghệ An,
phía Bắc giáp, Ninh Binh, Hoà Bình, Lai Châu. Phía Tây giáp với Nước Lào. Chiều
dài của Giáo Xứ hiện nay là 250 km. Với 7 dân tộc chung sống, các bản dân tộc
thiểu số thường sông dưới mức nghèo khổ. Trước năm 1945 từ Giáo xứ Phong Ý sang
Lào, Giáo Phận Thanh Hoá có 8 Giáo Xứ. Sau biến cố lịch sử chỉ còn lại duy nhất
một Giáo Xứ Phong Ý. Sau hơn nửa thế kỷ ,chúng tôi đi tìm lại các Giáo Xứ đo, kết
quả thật đau thương là các Giáo Xứ vùng cao đã bị san bằng cả nhà Thờ, nhà xứ, lẫn
giáo dân. Có Giáo xứ như Giáo Xứ Mường Khiết chỉ còn bốn đến năm người trên dưới
trăm tuổi giữ đạo.
Năm 2007 giáo xứ Phong Ý có
12 giáo họ, và 3600 giao dân. Ngày 15/9/2009 được bổ nhiệm thêm linh mục Phaolo
Đinh Tiến Thảo đặc trách các huyện giáp biên giới với Nước Lào và kể từ
đó đến giờ Phong Ý thường có một linh mục phó hoặc hai linh mục pho. Đến
năm 2014 lên đến 26 giáo họ và giao điểm, số giáo dân hiện giờ là hơn
5100 nhân danh. Con số nhân danh lên nhanh là do tìm lại những người bỏ đạo trở
về, và đông hơn là số lương dân trở lại hàng năm. Khoảng năm 2010 trong Cuộc họp
cán bộ địa phương có phát biểu với các cấp lãnh đạo: cứ để các linh mục lên với
dân bản,thì dân bản họ theo đạo hết. Vâng , kể từ đó các huyện như huyện Quan
Sơn, huyện Quan Hoá, huyện Mường Lát, Chính quyền cấm không cho linh mục lên
thăm các bản, dạy giáo ly, dâng lễ cho bà con dịp lễ trọng. Dù có làm đơn
xin các cấp Chính Quyền cũng không cho linh mục lên thi hành sứ vụ linh mục, kể
cả làm từ thiện cho dân nghèo cũng không được. Cũng không cho lên xức dầu cho bệnh
nhân là Bí Tich người Giáo Dân đón nhận trước khi chết để ra đi thanh thản . Nếu
có lên xức dầu khẩn cấp cho bệnh nhân cũng có thể bị đồn Biên Phòng bắt lập
biên bản qui tội là làm rối trật tự hay là truyền đạo trái phép. Và có thể bị
phạt tiền nữa. Tuy bị chính quyền cấm các linh mục lên các bản. Nhưng họ không
cấm được Đức Ái Kitô Giáo, tình thương của các linh mục dành cho các bản dân tộc
nghèo. Các linh mục, các thầy bị bắt nhiều lần nhưng vẫn không sợ vì mình không
làm gì sai trái với hiến pháp và pháp luật của Nhà Nước, chỉ muốn xoa dịu
những lỗi khổ, và thăng tiến đời sống cho người dân để giúp họ sớm thoát đói khổ.
Mua chăn, màn, quần áo, sách vở cho các em đi học, hỗ trợ tiền ăn học cho các
em,đó là vì tương lai con em dân tộc. Mua giống ngô tốt cho bà con làm rẫy để
có thu nhập cao. Bà con ở các bản thấy các linh mục,các thầy bị bắt,bị phạt tiền,
mà còn cứ kiên trì lo lắng cho các bản. Thi thoảng có người trên các bản ốm đau
không có tiền chữa bệnh lại đem xuông Giáo xứ. Các cha lai lo cho nhập viện và
tiền thuốc. Có lẽ từ những việc làm thiết thực đó mà người dân từ các bản xin
tìm hiểu về đạo. Sau khi tìm hiểu họ đã nhận ra Chân Lý và xin học để theo đạo.
Chính quyền không muốn cho dân ở các bản theo đạo,nên cấm các linh mục khong được
gặp gỡ,tiếp xúc với dân thì hiệu ứng như ngược lại,dân lại càng muốn tìm hiểu đạo
hơn. Hàng năm có từ 2 dến 3 lớp dự tòng học xin theo đạo. Mỗi năm có từ
100 đến 150 người Tân Tòng. Một năm chi phí cho truyền giáo và bác ái của Giáo
Xứ không dưới 500 triệu. Người các bản về học giáo lý dự tòng là Giáo Xứ
phải nuôi họ ăn học cho đến khi học xong để rửa tội cho họ. Hàng tháng Giáo Xứ
còn phát gạo cho 125 người nghéo đói là những người tàng tật, ong bà già cô đơn
không phân biệt lương hay giáo, đối tượng được gạo là đói khổ không làm được gì
để nuôi thân. Quà cho những người ốm đau,tàng tật,già cô đơn, dịp lễ Giáng
Sinh, dịp tết không phân biệt lương hay giáo gần 400 xuất quà mỗi dịp đó,mỗi xuất
quà từ 100.000vnd đến 200.000vnd. Đặc biệt dịp Lễ Giáng Sinh tặng quà cho tất cả
các bạn lương dân đến tham dự Lễ Giáng Sinh bằng một tập sách nhỏ giới thiệu về
Đạo. Qua những việc làm đó người lương Dân rất có thiện cam với Công Giáo. Nhất
là những người xấu số bị bỏ rơi,nhận được Quà Giáng Sinh và thư chuc Mừng Giáng
Sinh họ cảm động và khóc nữa. Ai vào họ cũng khoe: lễ Chúa Giáng Sinh người
Công Giáo cho tôi quà nè. Dùng miệng người lương dân mà ca tụng Chúa và Giáo Hội
của Ngài đó.
Kết luận: Muốn ra đi Loan Báo
Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn, thì đừng quên cứu chữa trước thân xác khổ đau của
họ nhé. Vì làm Chứng Nhân Tình Thương của Chúa có giá trị hơn những bài giảng
hùng hồn. Người ta dễ nhận ra Chúa qua việc Nhân Ái của môn đệ Ngài hơn là qui
luật vận hành vĩ đại của vũ trụ.
Linh mục Giuse Phạm văn Nhân.