HÃY ĐI VÀ LÀM CHO MUÔN DÂN
TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ
Mỗi người chúng ta được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng
Bạn có bao giờ cố gắng để truyền giáo cho một người nào đó không? Để chia sẻ niềm tin của bạn vào Đức Kitô với người khác không? Bạn có cảm thấy tự tin là bạn biết làm điều đó như thế nào không?
Tất cả chúng ta đều ý thức rằng truyền giáo là một phần rất cần thiết để trở thành Kitô hữu. Những lời cuối cùng của Đức Giêsu trên trần gian đã bao gồm một lệnh truyền: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28:29) Và mặc dù tận trong thâm tâm chúng ta luôn ý thức rằng chúng ta phải truyền giáo nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn cảm thấy miễn cưỡng. Chúng ta đã nghe những từ như “truyền giáo” hay “rao giảng Tin Mừng”, và chúng ta nghĩ đó chỉ là nhịệm vu của các linh mục, hoặc có lẽ là của những người đặc biệt muốn chia sẻ tin vui với người khác. Chúng ta thường nghĩ “tôi có thể không bao giờ làm điều đó!” và nhanh chóng đưa ra hàng lọat những lý do tại sao.
Có lẽ điều tốt hơn hết là chúng ta cố gắng tìm ra câu trả lời cho lời mời gọi này như thế nào để làm hài lòng Thiên Chúa và cũng không gây ra cho chúng ta quá nhiều lo lắng.
HÃY CHO ĐI NHỮNG GÌ BẠN CÓ
Một điều thật rõ ràng: bạn không thể cho bất cứ cái gì nếu bạn không có cho chính bạn. Trong trường hợp của việc truyền giáo cũng vậy, bạn không thể giúp người khác biết Đức Giêsu nếu bạn không có một mối liên hệ sâu sắc với Ngài.
Trong hành trình truyền giáo, có rất nhiều hòan cảnh và tình huống xảy ra, trước tiên, chúng ta nhìn vào để nhận ra phải gặp gỡ như thế nào để được Đức Giêsu ban cho sự can đảm và được Ngài mời gọi để trở nên người rao giảng Tin Mừng. Các Tin Mừng tràn đầy những câu chuyện về những người nam nữ đã gặp Đức Giêsu và đã ra đi để nói cho người khác biết về Ngài. Anrê gặp em của mình là Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (Ga1: 41). Ông Philip đã nói với ông Nathanael: “Đấng mà sách luật Môisê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nazaret.” Người phụ nữ Samaria nói với láng giềng: “Đến mà xem! Có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?”(Ga4: 29)
Hết lần này đến lần khác, chúng ta thấy mô hình của công việc: gặp gỡ Đức Giêsu, và họ bị thúc ép phải đưa người khác đến với Ngài. Như Thánh Gioan đã viết: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến… chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa.” 1Ga1:1,3) Thánh Phaolô, nhà truyền giáo vĩ đại nhất của người Kitô hữu cũng vậy, ngài đã nói với các môn đệ của mình rằng đó là “tình yêu Đức Kitô” thôi thúc ngài đi khắp miền Trung Đông, Châu Âu rao giảng Tin Mừng và thiết lập các Giáo Hội. (2 Cr 5:14)
Đó là kinh nghiệm của Phaolô về tình yêu đã biến đổi ông sẵn sàng chịu đựng sự đắm tàu, bắt bớ, hiểu lầm, thậm chí bị đánh đập bằng roi vọt (2 Cr 6:1-11) vì Tin Mừng.
Đó cũng là mối tương quan sâu sắc của Gioan với Đức Giêsu đã làm cho ông có thể chịu đựng sự cô độc trên đảo Pát-mô vì đã rao giảng Lời Chúa và lời chứng của Đức Giêsu (Rv 1:9). Ngày nay, nếu thánh Phaolô và Gioan có thể tiếp tục nói về Đức Giêsu, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp bước các ngài phát triển khả năng truyền giáo của mình. Và bước đầu tiên là phát triển mối tương quan với Chúa.
RAO GIẢNG ĐIỀU BẠN ĐÃ NGHE
Điều gì đã thúc đẩy hai vị tông đồ vĩ đại này cho đi cuộc sống của các ngài đã bị thúc đẩy vì Tin Mừng? Thật đơn giản, cuộc sống của họ đã được Đức Giêsu chạm đến, và các ngài đã ra đi chia sẻ những điều các ngài đã nhận được. Các ngài đã nghe được tiếng nói của Chúa và đã được Thần Khí biến đổi. Như thế, các ngài đã kết luận rằng lời của Đức Giêsu không là một trong số nhiều lời và sứ điệp của Ngài cũng không phải đã được chọn lựa giữa những sứ điệp khác. Cà hai thánh Phaolô và Gioan đều biết rằng Đức Giêsu là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6).
Nhưng đường của Thiên Chúa sẽ trở thành đường của chúng ta như thế nào? Cuộc sống của Ngài sẽ thành cuộc sống của chúng ta thế nào? Một điều quan trọng hơn nữa là niềm khao khát loan báo Tin Mừng của Ngài sẽ thành niềm khao khát của chúng ta ra sao? Điều đó xảy ra khi chúng ta đặt Lời Ngài vào tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu thường ví sứ điệp của Ngài như hạt giống được trồng. Có hạt rơi vào đất tốt sinh hoa kết qua, còn rơi bên vệ đường hay rơi trên đá thì hạt giống sẽ chết (Lc 8: 4-15).
Chúng ta cần nuôi dưỡng Lời Thiên Chúa trong chúng ta để chúng ta có thể sinh hoa trái cho Ngài. Chúng ta cần sống mật thiết với Chúa Giêsu, suy niệm Lời của Ngài và xin Thần Khí mang Lời đó vào trong cuộc sống của chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ có một điều gì đó để trao tặng cho thế giới.
ĐỨC GIÊSU MUỐN SAI CHÚNG TA RA ĐI
Một ngày kia, khi Đức Giêsu thấy đám đông dân chúng đến nghe Lời Ngài, Ngài chạnh lòng thương bởi vì họ giống như “chiên không có người chăn” (Mt 9:36) Và Ngài đã trả lời cho những nhu cầu của con người như thế nào? Ngài đã làm hai điều: Trước tiên Ngài yêu cầu các môn đệ cầu nguyện để “chủ mùa gặt”, sẽ sai thợ ra gặt lúa về. Trong câu trả lời cho những lời cầu nguyện của họ, Ngài đã sai họ ra đi, từng hai người một, với nhiệm vụ loan báo Nước Trời (Mt 9: 37 – 10:7).
Nếu chúng ta nhìn vào thế giới với con mắt đức tin, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đang ở trong cùng hòan cảnh như các tông đồ đầu tiên này. Giống như họ, chúng ta đang sống trong một thế giới được bao phủ dưới bóng của tội lỗi, một thế giới có mùa gặt thật vĩ đại, nhưng thợ gặt thì rất ít. Như các tông đồ, chúng ta cũng cảm thấy được trao ban một nhiệm vụ hết sức vĩ đại là đưa mọi người đến với Đức Kitô. Để đón nhận lời hứa của Chúa Giêsu với chúng ta: “Bất cứ ai đón nhận các con là đón nhận Thầy, và bất cứ ai đón nhận Thầy, là đón nhận Đấng đã sai Thầy.” (Mt 10:40). Đức Giêsu ở với chúng ta, luôn luôn sẵn sàng để ban cho cho chúng ta sự can đảm, ơn linh hứng và niềm hy vọng.
Đức Giáo Hòang Phaolô VI, trong thông điệp về truyền giáo, đã viết: “Sứ điệp Tin Mừng là sự đóng góp tùy ý cho Giáo Hội. Đó là trách nhiệm của Giáo hội qua lệnh truyền của Chúa Giêsu, để mọi người có thể tin và được cứu. Sứ điệp này độc nhất và rất cần thiết. Nó không thể được thay thế… Đó là một câu hỏi của ơn cứu độ con người (Việc rao giảng Tin mừng trong thế giới hiện đại, số 5)
Đức Giáo Hòang Phaolô VI hiểu và thấy rằng việc truyền giáo thật quan trọng, bởi vì nó có những nhánh. Chúng ta đã được kêu gọi với lý do riêng để ra đi chia sẻ Tin Mừng và mọi người sẽ được hưởng ơn cứu độ. Mục đích của chúng ta là mọi người nhận biết và trải qua tình yêu mà Đức Giêsu đã dành cho họ và quyền năng của Ngài giải thóat họ khỏi tội lỗi.
Thật rõ ràng sứ điệp Tin mừng là một phần quan trọng trong cuộc sống. Thiên Chúa sẽ không sai Con Ngài đến thế gian để chịu đau khổ với cái chết đau thương và ô nhục trừ khi nó là một điều hòan tòan cần thiết. Vì thế vấn đề được đặt ra cho chúng ta là: “Tôi có tin Đức Giêsu là Đấng cứu độ không?” và “Tôi có tin rằng Ngài có thể sử dụng tôi như khí cụ cho ơn cứu độ của Ngài không?”
NHỮNG LỜI CỦA NIỀM HY VỌNG CHO THẾ GIỚI
Chúng ta những người tin vào Đức Giêsu sẽ không nghĩ rằng chúng ta không có điều gì đặc biệt để dâng hiến. Trái lại, mỗi người chúng ta có thể “chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời” và làm sáng tỏ “Lời sự sống” (Phil 2: 15,16) Một trong những dấu chỉ của thời đại chúng ta là cuộc sống cô lập phổ biến khắp nơi, đã ngăn cản chúng ta có lòng thương xót đối với người khác. Có lẽ vì chúng ta quá quan tâm đến những khó khăn và thử thách của riêng mình quên mất Thiên Chúa sẵn sàng làm mọi sự cho cuộc sống chúng ta nhiều như thế nào. Và điều này làm chúng ta nghĩ rằng, ngày nay có lẽ Thiên Chúa không dùng chúng ta để mang niềm tin đến cho con người.
Không gì có thể hơn sự thật! Con người chúng ta gặp gỡ mỗi ngày cần nghe lời chứng về đức tin của chúng ta. Chúng ta có quá nhiều điều để dâng cho thế giới này. Trong mức độ cơ bản nhất, chúng ta biết Đức Giêsu là ai và Người đã hòan tất điều gì trên thập giá. Chúng ta cũng có lời chứng của cuộc sống riêng của chúng ta – những kinh nghiệm riêng về Thiên Chúa và những công việc của Người trong tâm hồn và tâm trí chúng ta- Và trên hết tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần, là Đấng có thể giữ lấy lời và nhân chứng của chúng ta để đổ tràn trên chúng ta ân sủng và sức mạnh của Người. Với tất cả những điều chúng ta có trong thiện ý của mình, làm sao chúng ta có thể im lặng được? Thiên Chúa đã ban cho chúng ta quá nhiều, và giờ đây Người đang yêu cầu chúng ta ra đi chia sẻ những kho tàng này – Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10: 8).
HÃY ĐỂ LỜI TRỞ THÀNH XÁC PHÀM TRONG BẠN
Khi nghĩ đến hình ảnh Đức Giêsu đến với chúng ta như một con người, thánh Gioan viết: “Ngôi Lời đã trở thành xác phàm và ngự giữa chúng ta, chúng ta đã được nhìn thấy vinh quang của Người.” (Ga 1:14) Giống như thánh Gioan, chúng ta cũng được nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô, bởi vì chúng ta đã được nghe và đi theo Tin Mừng của ơn cứu độ. Giờ đây, Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta hãy để Tin Mừng trở thành xác phàm trong chúng ta, để chúng ta có thể trao ban cho những người chung quanh. Như thế, chúng ta thực sự có thể trở thành Tin Mừng sống động cho tình yêu của Đức Kitô.
MBM