HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN!
Làm sao để đón nhận và
trao ban ân sủng của Bí Tích Thánh Thể. Mặc dù điều đó thật dễ dàng để hiểu
lịch sử và bối cảnh của việc chuyển dịch một bộ Thánh Lễ mới, tất cả thông tin
trên thế giới vẫn không còn bảo đảm rằng chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn nữa
ngoài Thánh Lễ.
Những thay đổi thực sự đến
khi tâm hồn chúng ta đã được thực hiện cùng với ý chí của chúng ta. Trong lúc
các giám mục có những lý do rất tốt để hình thành một bản dịch mới, họ cũng
biết rằng điều đó sẽ làm nên sự khác nhau nho nhỏ nếu chúng ta không nâng tâm
hồn chúng ta lên tới Chúa trong thờ lạy, yêu mến và biết ơn.
Vì thế, trong bài viết
này, chúng tôi muốn có một cái nhìn đằng sau những lời trong thánh lễ để thấy
cách sắp xếp sẽ giúp chúng ta vào trong sự hiện diện của Chúa Giêsu và đón nhận
ân sủng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu
nói chuyện về điều chúng ta phải làm trong Thánh lễ, chúng ta sẽ nhìn vào điều
Chúa Giêsu làm mỗi lần chúng ta tập trung để cử hành Bí Tích Thánh Thể.
Một Món Quà Quí Giá Như Thế!
Trong Tin Mừng thánh
Gioan, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Ngài là Bánh Sự Sống, và bất cứ ai ăn
bánh này sẽ có sự sống đời đời trong Ngài. Ngài nói với chúng ta rằng bánh Ngài
ban chính là “thịt Ngài để cho thế gian
được sống” (Ga 5, 51). Từ những ngày đầu tiên của giáo hội sơ khai, chúng
ta đã tin rằng bánh được tiến dâng trong Thánh lễ là bánh sự sống. Chúng ta cũng tin rằng bánh
này khi được thánh hiến qua tay các linh mục, sẽ trở nên thịt Chúa Giêsu để
trao ban sự sống cho thế gian.
Hãy tưởng tượng sự quảng
đại đáng kinh ngạc của Chúa Giêsu! Ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần
khác, năm này qua năm kia, Ngài trao ban chính Ngài cho chúng ta trên bàn thờ.
Ngài trao cho chúng ta toàn bộ cuộc sống của Ngài, thịt và máu Ngài, linh hồn
và thiên tính của Ngài. Ngài trao ban cho chúng ta mọi sự Ngài có: tâm trí,
linh hồn, ý muốn, sức mạnh, tình yêu, niềm hy vọng và lòng thương xót của Ngài.
Thậm chí Ngài còn cho chúng ta được chia sẻ bản tính thần linh của Ngài. Bí
Tích Thánh Thể không có gì ít hơn là món quà hoàn hảo là chính bản thân Đức
Giêsu cho dân của Ngài.
Còn gì hơn nữa, đây là món
quà Chúa Giêsu đã trao ban một cách tự nguyện, quảng đại và không có sự phân
biệt. Như một đoạn của bài thánh ca cổ đã nói: Thiên Chúa đã đặt thân xác của
Ngài trong bàn tay của chúng ta”. Chính bản thân Ngài đã bị tổn thương. Ngài đã
để cho mình bị đối sử bởi sự thanh sạch và không thanh sạch, sự chân thành và
giả tạo, xứng đáng và không xứng đáng.
Với sự khiêm nhường thẳm
sâu, Ngài đặt bản thân Ngài vào lòng thương xót của các thánh và những kẻ tội
lỗi và mọi người – tất cả ở trong niềm hy vọng rằng chúng ta sẽ nhận được món
quà này như dấu chỉ lòng quảng đại Ngài đã trao ban nó cho chúng ta, và để nó
biến đổi chúng ta từ trong ra ngoài.
Vì thế, chúng ta có thể
làm gì để chắc chắn rằng chúng ta sẽ không đón nhận bánh sự sống trong vô ích? Chúng
ta có thể làm thế nào cho Chúa Giêsu thấy rằng toàn bộ món quà là chính Ngài sẽ
không trở nên uổng phí trong cuộc đời chúng ta?
Sự Đón Nhận Quảng Đại
Điều đầu tiên chúng ta có
thể làm là cố gắng hết sức mình để quảng đại đón nhận Đức Giêsu khi Ngài trao
ban chính Ngài cho chúng ta. Mỗi lần các bạn đón nhận đức Giêsu trong tay các
bạn, hãy chắc chắn rằng các bạn cũng đón nhận Ngài trong tâm hồn các bạn như
vậy. Hãy mở cửa và thiết tha mời Ngài vào. Hãy chuẩn bị phòng cho Ngài. Hãy dọn
sạch tất cả sự lộn xộn và bối rối trong tâm hồn bạn để Đức Giêsu có thể bước
vào và ở lại trong bạn.
Hãy suy nghĩ về một chủ
nhà tốt sẽ chăm sóc khách như thế nào, và noi theo mẫu gương đó. Hãy tiếp đón
Đức Giêsu như một người khách danh dự mà Ngài xứng đáng được hưởng. Hãy quan
tâm đến Ngài bằng việc suy niệm Lời Ngài trong Thánh Kinh. Hãy dành cho Ngài
một chỗ danh dự nhất trong tâm hồn khi bạn cầu nguyện – như bạn thường mời
người khách quí nhất của mình ngồi vào nơi tiện nghi và tốt nhất trong nhà bạn.
Hãy giống như Marta, là người đã đi ra để tiếp đón Đức Giêsu. Và hãy giống như
em của Marta là Maria, người đã rất chú ý để lắng nghe Lời Ngài (Lc 10,38-42).
Trong suốt buổi hiệp lễ, hãy chú ý đến chính bạn và trên hết với vị khách đặc
biệt này. Hãy để qua một bên những mối quan tâm, những lo lắng và những bổn
phận khác. Khi bạn không đón tiếp một vị khách vào nhà bạn và dành tất cả thời
gian để giặt quần áo hoặc trả tiền các hóa đơn, chắc chắn rằng Chúa Giêsu sẽ là
người ưu tiên đầu tiên của bạn.
Món Quà Hỗ Tương
Cách thứ hai chúng ta có
thể đáp trả lại quà tặng của Chúa Giêsu là trao ban chính chúng ta cho Ngài một
cách hoàn hảo như Ngài đã trao ban chính mình cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều
biết rằng kinh nghiệm của người được yêu sẽ làm chúng ta yêu nhiều hơn. Tương
tự như vậy, sự rộng lượng sẽ sinh ra sự rộng lượng. Hãy suy nghĩ về hình ảnh
người chồng và người vợ luôn luôn chăm sóc nhau. Hãy suy nghĩ họ sẽ tìm kiếm những
phương cách để họ có thể bày tỏ tình yêu của họ cho nhau như thế nào, đối với
những hành động của lòng tốt và dấu chỉ của tình yêu. Tình yêu của người chồng
biến đổi người vợ trở nên quảng đại với thời gian và sự quan tâm của cô, và
tình yêu của người vợ mang đến những điều tốt nhất cho người chồng, thúc ép anh
ta có một tình yêu và sự vị tha vĩ đại. Đó là một “đường xoắn ốc đạo đức”, tạo
nên một cảm giác sâu sắc của tình yêu và hợp tính hợp tình giữa hai người với
nhau.
Thiên Chúa muốn mối liên
hệ của chúng ta với Chúa Giêsu trở nên như thế. Khi chúng ta trải qua kinh
nghiệm về sự quảng đại và lòng tốt của Chúa Giêsu như thế nào, tâm hồn chúng ta
sẽ tràn đầy lòng yêu mến Ngài. Chúng ta đã được biến đổi để dâng trái tim chúng
ta cho Ngài với lòng biết ơn vì tất cả những gì Ngài đã ban cho chúng ta. Suốt
Thánh lễ, chúng ta có thể dâng cho Ngài tình yêu của chúng ta khi chúng ta liên
kết với anh chị em trong việc thờ lạy và lắng nghe lời Ngài.
Trong suốt nghi thức sám
hối, chúng ta có thể dâng cho Ngài món quà là sự sám hối của chúng ta, chúng ta
được tự do khỏi những tội lỗi trong cuộc sống đã xúc phạm hoặc làm tổn thương
Ngài. Khi chúng ta đọc Kinh Tin Kính, chúng ta có thể dâng cho Ngài lòng khiêm
nhường của chúng ta, thú nhận rằng bao nhiêu lần chúng ta cần Ngài và lòng biết
ơn vì Ngài đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta làm dân riêng của Ngài. Và khi
chúng ta cầu nguyện “Ý Cha thể hiện”, chúng ta có thể dâng cho Ngài sự vâng
phục của chúng ta, không muốn làm điều gì chia cắt chúng ta với Ngài.
Trong suốt thời gian hiệp
lễ, Chúa Giêsu trao ban chính Ngài cho chúng ta. Đây là thời gian tốt nhất để
dâng tất cả bản thân chúng ta cho Ngài. Hãy nói với Ngài rằng bạn muốn thể hiện
sự kính trọng đối với Ngài vì lòng quảng đại của Ngài . Hãy làm mọi sự bạn có
thể để thi hành lệnh truyền của Ngài. Hãy cố gắng với hết khả năng của bạn để
làm cho cuộc sống của bạn là một lời đáp trả cho tình yêu của Ngài – một cuộc
sống của yêu thương, khiêm nhường và phục vụ.
Hãy Cho Đi
Nhưng mọi sự không dừng
lại ở Thánh lễ. Cách cuối cùng chúng ta có thể đáp trả lại sự quảng đại của
Chúa Giêsu là cho đi tất cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy suy
nghĩ lại về đời sống hôn nhân. Nếu mối liên hệ của họ là sức khỏe và sự mạnh
mẽ, họ đã mở ra với nhau, nhưng họ cũng mở ra với thế giới chung quanh họ. Hơn
nữa, sống trong một ảo tưởng chỉ quan tâm đến mình, họ vươn ra và chia sẻ tình
yêu của họ với người khác. Điều này xảy ra đầu tiên và trên hết khi họ mở chính
mình như món quà đối với con cái, quảng đại tiếp đón chúng, tỏa hương thơm cho
gia đình của họ. Ngoài ra, tình yêu của họ còn trải rộng ra bên ngoài tới những
người bạn, những người láng giềng, giáo dân trong giáo xứ, những người nghèo và
những người khốn cùng.
Với Đức Giêsu cũng vậy.
Chúng ta đón nhận thịt và máu Ngài, linh hồn và thần tính Ngài trong Thánh lễ,
và chúng ta dâng cuộc sống cho Ngài. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy bị bắt buộc
phải chia sẻ cuộc sống này cho người khác. Chúng ta đã tìm thấy một kho tàng vĩ
đại, và chúng ta không thể giúp đỡ nhưng nói cho người khác về điều đó. Nhưng
lòng ghen tương đôi khi điều khiển nó, chúng ta hãy quảng đại cho đi bởi vì
chúng ta biết rằng Đức Giêsu luôn luôn có nhiều hơn để cho đi. Chúng ta không
phải lo lắng về việc không còn gì để cho, như chúng ta lo lắng hết tiền nếu
chúng ta cho đi quá nhiều. Thực ra, sự đối nghịch xảy ra. Chúng ta càng nắm giữ
tình yêu cho chính mình, dường như chúng ta càng nhận được ít hơn!
Vì thế, hãy cố gắng trở
nên quảng đại như Đức Giêsu. Hãy nhớ rằng dụ ngôn của Đức Giêsu về người gieo
giống và hạt giống (Mt 13,1-23). Người nông dân đã không chỉ gieo hạt giống của
ông trên đất tốt. Ông gieo chúng mọi nơi ông đã đi: trên đất sỏi đá, ở giữa cỏ
dại, trên đường đi. Điều đó không có nghĩa hạt giống rơi ở đâu, bởi vì ông biết
rằng ông càng rải nhiều hạt giống thì mùa gặt của ông càng vĩ đại hơn. Tương tự
như vậy, Thiên Chúa muốn chúng ta gieo hạt giống Tin Mừng ở mọi nơi chúng ta
đi; trong gia đình chúng ta, tại sở làm, trong những người hàng xóm, thậm chí
giữa những người xa lạ. Ngài muốn chúng ta gieo hạt giống của sự tha thứ, hạt
giống của lòng thương xót, hạt giống của sự công bằng, hạt giống của lòng tốt.
Ngài muốn chúng ta nói với mọi người về Đức Giêsu và mời họ đến để nhận biết
tình yêu và sự rộng lượng của Ngài như chúng ta đã cảm nghiệm.
Hãy Đi Trong Bình An
Chúng ta sẽ có bản dịch
Thánh lễ mới rất sớm. Có lẽ chúng ta sẽ thích một vài thay đổi cũng như không
thích một số điều khác. Chúng ta có thể cảm thấy một chút bất tiện khi những từ
đã thường sử dụng đã được thay thế bởi những từ mới, và khi những tiếng tung hô
cũ hơn đã được thay thế với những từ mới hơn. Phải động viên thế nào để mọi
người biết rằng khi những điều này thay đổi, Thánh lễ tự nó vẫn tồn tại tại
trung tâm của nó. Đức Giêsu sẽ vẫn còn đó, dâng hiến chính mình trên bàn thờ,
mời gọi chúng ta dâng cho Ngài trái tim của chúng ta. Vì thế, tất cả chúng ta
hãy nâng tâm hồn lên tới Chúa, nhận biết rằng Ngài sẽ luôn luôn ở với chúng ta.
Chuyển ngữ