Kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt về gia đình
VATICAN. Bản tường trình chung kết của Thượng Hội Đồng Giám Mục
đặc biệt về gia đình đã được thông qua và công bố chiều tối thứ bẩy,
18-10-2014.
Trong
phiên khoáng đại thứ 15 và là phiên cuối cùng, trước sự hiện diện của ĐTC, các
nghị phụ đã thông qua Bản tường trình gồm 62 đoạn được đánh số theo thứ tự và
được các nghị phụ bỏ phiếu từng đoạn.
Có
một số đoạn gây nhiều tranh luận, tuy được thông qua, nhưng không đạt tới mức 2
phần 3 số phiếu. Ví dụ đoạn số 41 nói về việc nhận cho những người ly dị tái
hôn dân sự được rước lễ còn bị tranh luận nhiều nhất với 104 phiếu thuận và 74
phiếu chống. Còn đoạn số 55 nói về việc đón nhận những người có xu hướng đồng
tính luyến ái, tuy có thay đổi văn bản, và trích dẫn Sách Giáo Lý chung của Hội
Thánh Công Giáo nhưng chỉ được 118 phiếu thuận và 62 phiếu chống.
Đoạn
số 51 về tình trạng những người ly dị tái hôn cần được săn sóc mục vụ, được
thông qua với 155 phiếu thuận và 19 phiếu chống.
Trước
tình trạng một số đoạn không có sự đồng thuận của Thượng HĐGM, tuy được đa số
phiếu quá bán, nhưng không được đa số 2 phần 3 như thế, ĐTC Phanxicô quyết định
vẫn để cho toàn bộ bản tường trình thuộc văn kiện tạm thời và gửi đến các Giáo
Hội địa phương để chuẩn bị cho Thượng HĐGM thế giới khóa thường lệ thứ 14 vào
tháng 10 năm tới. Ngài cũng cho phép để công chúng, qua các ký giả, được biết mỗi
đoạn được bao nhiêu phiếu, để hiểu mức độ đồng thuận của các nghị phụ về từng
điểm.
Diễn
văn bế mạc
Trong
diễn văn bế mạc, sau khi cám ơn các vị trong Văn phòng Tổng thư ký và các vị điều
hành khóa họp này cũng như tất cả các nghị phụ, dự thính viên, chuyên viên và cộng
tác viên, ĐTC nói:
“Tôi
có thể nói một cách thanh thản rằng - với một tinh thần toàn thể tính và công
nghị tính - chúng ta đã thực sự sống kinh nghiệm “Sinodo”, một hành trình liên
đới, đồng hành.
Vì
là một hành trình - và cũng như mọi cuộc hành trình, đã có những lúc chạy
nhanh, hầu như một thắng thời gian và đạt tới đích sớm nhất có thể; có những
lúc khác mệt mõi, hầu như muốn nói 'đủ rồi'; có những lúc hăng say phấn khởi.
Có những lúc an ủi sâu xa khi nghe chứng tử của các vị mục tử đích thực (Xc Ga
10 và GL 375, 386,387) mang trong con tim một cách khôn ngoan những vui mừng và
nước mắt của các tín hữu. Những lúc an ủi và ân phúc, được khích lệ khi nghe những
chứng từ của các gia đình đã tham gia Thượng HĐGM và đã chia sẻ với chúng ta vẻ
đẹp và niềm vui đời sống hôn nhân của họ. Một hành trình trong đó người mạnh nhất
cảm thấy nghĩa vụ phải giúp đỡ những người yếu nhất, trong đó người giải nhất sẵn
sàng giúp đỡ những người khác, kể cả qua những lúc đụng độ với nhau. Và vì là một
hành trình của con người, có những an ủi nhưng cũng có những lúc buồn chán,
căng thẳng và cám dỗ. ĐTC đã kể ra một số cám dỗ có thể có:
-
Thứ I là cám dỗ cứng nhắc đố kỵ, nghĩa là muốn khép kín trong chữa viết chứ
không để cho mình được Thiên Chúa làm ngạc nhiên, Thiên Chúa của những ngạc
nhiên, là tinh thần; khép kín trong luật lệ, trong sự chắc chắn về những gì
chúng ta biết chứ không phải về những điều mà chúng ta còn phải học và đạt tới.
Từ thời Chúa Giêsu, đó là cám dỗ của những người nhiệt thành, những người bối rối,
những người ân cần và của những người ngày nay gọi là duy truyền thống
(traditionalisti) và cả những người duy trí thức.
-
Cám dỗ của những người xuề xòa hủy hoại, nhân danh lòng từ bi đánh lừa, băng bó
các vết thương trước khi chữa trị, xức thuốc cho nó; họ chữa trị các triệu chứng
mà không chữa nguyên nhân và căn cội. Đó là cám dỗ của những người dễ dãi, những
người nhát sợ và cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
-
Cám dỗ muốn biến đá thành bánh, để chấm dứt cuộc ăn chay lâu dài, nặng nề và
đau thương (Xc Lc 4,1-4) và biến bánh thành đá, để ném vào những người tội lỗi,
những người yếu đuối và bệnh nhân (Xc Ga 8,7) nghĩa là biến nó thành “những
gánh nặng không thể vác nổi” (Lc 10,27).
-
Cám dỗ xuống khỏi thập giá, để làm hài lòng dân, chứ không ở lại trên thập gia
để thi hành thánh ý Chúa Cha; khuất phục tinh thần trần thế thay vì thanh tẩy
nó và làm cho nó tùng phục Thánh Linh của Thiên Chúa.
-
Cám dỗ lơ là đối với kho tàng đức tin, coi mình không phải là người bảo quản
nhưng là sở hữu chủ và là chủ nhân, hoặc đàng khác, là cám dỗ lơ là thực tại,
dùng một ngôn ngữ tỷ mỉ, và một ngôn ngữ chà nhám để nói bao nhiêu sự mà chẳng
nói gì cả! Những thứ đó, người ta gọi là bizantinismi..
Anh
chị em thân mến, những cám dỗ đó không được làm cho chúng ta kinh hãi hay ngỡ
ngàng và càng không được làm cho chúng ta nản chí, vì không môn đệ nào lớn hơn
thầy mình; vì thế nếu Chúa Giêsu đã bị cám dỗ - thậm chí Ngài bị gọi là tướng
quỉ Beelzebul (Xc Mt 12,24) - thì các môn đệ của Chúa không thể mong đợi được đối
xử tốt đẹp hơn.
Bản
thân tôi, tôi sẽ rất lo lắng và buồn nếu không có những cám dỗ ấy và những cuộc
tranh luận sôi nổi; nếu không sự chuyển động tinh thần như vậy, như thánh
Ignatio (EE, 6) đã gọi, nếu tất cả đều đồng ý và im lặng trong một thứ an bình
giả tạo. Trái lại tôi đã thấy và đã nghe - với niềm vui và biết ơn - những diễn
văn và những phát biểu đầy niềm tin, lòng nhiệt thành mục vụ và đạo lý, khôn
ngoan, thẳng thắn, can đảm và tự do ngôn luận. Và tôi đã cảm thấy rằng thiện
ích của Giáo Hội, của các gia đình và quy luật tối hậu là phần rỗi các linh hồn
(Xc GL 1752) được đặt trước mắt mình. Và điều này - như chúng ta đã nói ở Hội
trường này - không bao giờ đặt lại vấn đề các chân lý nền tảng của bí tích Hôn
phối là tính chất bất khả phân ly, một vợ một chồng, chung thủy, sinh sản con
cái hay là cởi mở đối với sự sống (Xc GL 1055, 1056 và GS 48).
“Giáo
Hội là như thế, là vườn nho của Chúa, là Mẹ đông đảo con cái và là Thày dạy ân
cần, không sợ phải xắn tay áo lên để đổ dầu và rượu vào vết thương của con người
(Xc Lc 10, 25-37); Giáo hội không nhìn nhân loại từ một lâu đài bằng kiếng để
phán xét và xếp loại con người....
Và
ĐTC kết luận rằng: “Anh chị em thân mến, giờ đây chúng ta còn một năm để làm
cho những ý tưởng đề nghị được chín mùi, với sự phân định tinh thần đích thực,
để tìm ra những giải pháp cụ thể cho bao nhiêu khó khăn và vô số các thách đố
mà các gia đình phải đương đầu, mang lại câu trả lời cho bao nhiêu nản chí vây
bủa và bóp nghẹt các gia đình.
Một
năm để làm việc về bản Tường trình của Thượng HĐGM là bản tóm lược trung thành
và rõ ràng về tất cả những gì đã được nói và thảo luận tại Hội trường này và
trong các nhóm nhỏ và bản này được trình bày cho các HĐGM như tài liệu chuẩn bị
(Lineamenta).
Xin
Chúa tháp tùng, hướng dẫn chúng ta trong hành trình này để làm vinh danh Chúa
nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Giuse! Xin anh chị em vui lòng cầu nguyện
cho tôi!
G.
Trần Đức Anh OP