Lời Chúa Suy Niệm Thứ Hai Mùa
Chay Năm A
Lễ Thánh cả Giu-se
SỰ VÂNG PHỤC NƠI THÁNH GIU-SE
Lời Chúa: Mt 1, 16. 18-21. 24a
16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng
của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. 18
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành
hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do
quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng
bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách
kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì
kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu
Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền
năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai
và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi
tội lỗi của họ.” 22 Tất cả sự việc này đã xảy
ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ : 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một
con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”
24 Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần
Chúa dạy và đón vợ về nhà.
Suy
niệm:
Trong
trình thuật Tin Mừng theo thánh Mát-thêu hôm nay có một nhân vật nổi bật là ông
Giu-se. Vị thánh cả mà Giáo Hội tuyên phong là “Đấng công chính”, tuy nhiên tước
hiệu công chính ấy không thể có, nếu thánh Giu-se đã không vâng phục ý định của
Thiên Chúa.
Tin
mừng thánh Mát-thêu kể rằng, Giu-se là con của ông Gia-cóp (c. 16), đều này có
nghĩa rằng: Giu-se chính là hậu duệ của dòng tộc Đa-vít, một dòng tộc sống theo
lời hứa của Thiên Chúa về Đấng Mê-si-a. Đấng sẽ cứu độ dân Người như lời Thánh
Vịnh: “Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Tv
130, 8).
Chàng
thợ mộc Giu-se này đã đính hôn với một người tên là Ma-ri-a, tuy nhiên khi chưa
về chung sống cách chính thức thì chàng lại được tin vị hôn thê của mình đã
mang thai. Vốn dĩ là người chính trực đang mong đợi lời hứa cứu độ, Giu-se định
tâm lìa bỏ Ma-ri-a (cách kín đáo) vì cái thai mà chính chàng rất khó xử (c.
19). Đó là cách tốt nhất để trốn tránh sự thật đau lòng, và cũng là lối thoát
cho cả hai và cô Ma-ri-a không bị kết án. Trong khi toán tính như vậy thì sứ thần
Thiên Chúa hiện ra báo mộng cho Giu-se. Thiên sứ đã nói: bào thái ấy là do quyền
năng của Chúa Thánh Thần (c. 20), chính hài nhi là Thiên Chúa làm người “chính
Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”, đều mà Thánh Vịnh 130 đã nói. Một
Đấng Em-ma-nu-el giữa nhân loại.
Đến
đây, Giu-se mới hiểu ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Tuy
nhiên, đứng trước tình cảnh thực tế khó xử này, Giu-se vẫn có quyền quyết định
theo sự tự do của mình. Ông có quyền từ chối lời đề nghị của sứ thần, cũng như
Ma-ri-a cũng có quyền từ chối nói “xin vâng” khi Gáp-ri-en truyền tin. Ở điểm
này, Ma-ri-a có đủ điều kiện để chất vấn sứ thần, rồi đưa ra quyết định, bởi vị
ấy đang đối thoại với cô. Nhưng Giu-se lại khác, thông điệp ấy lại đến qua giấc
mơ, điều này cũng có thể nghĩ rằng nó như thể một điều không có thực, bởi nó xảy
ra trong cơn mộng mị. Có thể đó chỉ là một lời giải thích từ bên trong lương
tâm ngay lành của Giu-se, vì khát mong Đấng cứu thế. Ông lại là hậu duệ của
dòng tộc Đa-vít, nên sự ảo vọng của một cơn mộng mị phi thực tế như vậy lại
càng có lý.
Nhưng
qua đoạn Tin Mừng chúng ta nhận ra ở Giu-se một niềm tin mãnh liệt, ông không
coi đó là cơn mộng mị, một ảo vọng trong tiềm thức; nhưng đó là một thỉnh cầu từ
Thiên Chúa: “Này ông Giu-se, con cháu
Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền
năng Chúa Thánh Thần”. Chỉ có qua ông, Đấng cứu thế mới danh chính ngôn thuận
thuộc vương tộc Đa-vít, chính qua lời chấp nhận của ông lịch sử cứu độ mới được
tiếp tục, Ngôi Lời mới có thể minh nhiên hiện diện giữa nhân loại. Nếu không có
một đức tin mạnh mẻ vào lời hứa cứu độ, nếu thiếu xác tin vào Thiên Chúa, thì rất
có thể ông sẽ từ chối theo cách suy nghĩ ích kỹ của con người, bởi những phiền
toái nó mang lại.
Với
niềm xác tín, Giu-se đã “chấp nhận” (sự vâng phục: Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà),
chính lời vâng phục của ông mà Đức Giê-su đã bước vào thế gian, để thực hiện công trình cứu độ, không phải cho
Ngài mà là cho nhân loại.
Trong
những ngày mùa chay này, “sự vâng phục” của thánh Giu-se thật ý nghĩa cho niềm
tin của chúng ta. Đó là một mẫu mực đức tin vào Thiên Chúa, để trong mọi gian
truân của của đời, ta luôn có niềm hy vọng và tín thác. Bởi ta tin chắc rằng, lời
hứa cứu độ đã được thực hiện, và niềm tin vinh phúc Nước trời cho mỗi người đã
đến trong vinh quang phục sinh của Đức Ki-tô. Ước gì, niềm mẫu mực đức tin của
thánh cả Giu-se luôn là động lực mạnh mẽ, để ta tin tưởng vào Thiên Chúa nhân
lành, luôn muốn điều tốt nhất cho con cái mình qua Giáo Hội. Amen!
(XUÂN HẠ. OMI)