NGÀY 23 THÁNG TƯ
Thánh GIO-GI-Ô, tử đạo
Cuối thế kỷ thứ 3
Gio-gi-ô (Georges)sinh tại Ca-pa-đô-ki-a và là viên chức La Mã thời hoàng đế Đi-ô-klê-xi-an. Khi hoàng đế ra chiếu chỉ cấm đạo, ngài can đảm đứng lên chống đối. Sau bao cực hình, ngài được phúc tử đạo tại Lít-đa xứ Do Thái vào năm 303.
Vì sự can đảm của ngài nên giáo hội Đông Phương khi nói đến ngài đều thêm vào “Đấng Tử Đạo Vĩ Đại”, và con người của ngài đã dần biến thành huyền thoại. Về việc tôn kính ngài chúng ta thấy từ đầu thế kỷ thứ 4, hoàng đế Công-tan-tin đã cho xây cất một đại thánh đường tại Công-tan-ti-nốp để dâng kính ngài. Rồi tiếp theo ở Sy-ri-a. Vào thế kỷ thứ 5, ít nhất có 40 thánh đường kính dâng ngài bên Ai Cập, tiếp đó là Ra-ven-na, Rôma, nước Đức, nước Pháp. Nhất là nước Pháp, làng xã nào cũng muốn chọn Gio-gi-ô là thánh quan thầy. Vào năn 1222 một công đồng ở Anh bắt buộc cử hành lễ thánh Gio-gi-ô “long trọng như lễ Giáng Sinh”.
Thánh Gio-gi-ô thường được trình bày theo hình ảnh một người lính chiến cưỡi ngựa, tay cầm cây giáo dài, đâm một con rồng đang phun lửa. Truyền thuyết này nói rằng, con rồng sống ở hồ Si-le-nơ ở xứ Li-bi. Mỗi khi xuất hiện, nó phun lửa dốt cháy tất cả những gì nó thấy. Người ta phải đưa cho nó mỗi ngày hai con cừu để ăn, đôi khi phải đưa một cô gái bị rút thăm giữa làng. Vào ngày hôm đó, chính cô công chúa bị trúng thăm phải dâng cho thú. Tình cờ Gio-gi-ô đi ngang qua làng. Khi hiểu được tự sự, ngài làm dấu thánh giá, tiến đến hồ giết chết con rồng. Thế là ngài cải đạo được xứ Li-bi. Chính vì tính chất quan trọng này mà Hội Thánh tôn ngài làm thánh quan thầy cho các binh sĩ.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, Cha đã cho thánh Gio-gi-ô tử đạo được kết hợp với Đức Kitô trong mầu nhiệm thương khó. Chúng con ca ngợi quyền năng Cha và tha thiết nài xin xho xhúng con là những kẻ yếu hèn được trở nên chứng nhân dũng cảm. Chúng con cầu xin…