Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật
XXVI Thường Niên C
THÁI ĐỘ DỬNG
DƯNG VÔ CẢM VỚI NGƯỜI BẤT HẠNH
Chúa nhật 09/9/2016 vừa qua tại Quảng trười
Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong Mẹ Teresa lên bậc hiển thánh.
Có nhiều đoàn ngoại giao của các quốc gia, đặc biệt chính phủ Ấn Độ đã dẫn một
phái đoàn hùng hậu cao cấp nhất từ trước đến nay tham dự thánh lễ. Mẹ Teresa được
cả thế giới kính trọng và biết đến như một con người cà một đời phục vụ cho người
nghèo. Trong ngày Mẹ qua đời cách đây chín năm, cả thế giới vô cùng thương tiếc.
Tổng thống Pháp lúc bấy giờ lên truyền hình nói với dân chúng rằng: Hôm nay bầu
trời mất đi một phần ánh sáng, nhân loại mất đi một phần tình yêu thương vì Mẹ
treresa đã qua đời. Để ghi nhớ công lao của mẹ, Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức quốc
tang cho mẹ như một nguyên thủ quốc gia. Qua việc tôn phong mẹ Teresa, Giáo hội
muốn nói với thế giới rằng: mỗi người đều có khả năng yêu thương và chia sẻ
tình yêu thương, đồng thời, mỗi người có thể nên thánh nhờ biết sống yêu thương
như Mẹ Teresa Calcutta.
Một
thực tế cho thấy, một phần của thế giới đang giàu có lên, thì phần còn lại đang
ngày càng đói khổ hơn. Con người ngày nay đang sở hữu nhiều của cải vật chất
hơn, nhưng tâm hồn và trái tim dường như ngày càng trở nên nghèo nàn hơn. Vì thế,
con người ngày càng tỏ ra dửng dưng vô cảm với anh chị em đồng loại, nhắm mắt
làm ngơ trước nỗi khốn cùng của đồng loại và còn đùa giỡn trên nỗi đau của anh
chị em khác.
Tình
trạng trên đã được Chúa Giêsu cảnh báo trong dụ ngôn người phú hộ và Lazarô.
Câu chuyện kể lại hai hình ảnh tương phản: Người nhà giàu mặc toàn gấm vóc lụa
là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo tên là Lazarô mụn nhọt
đầy mình, nằm trước cửa ông nhà giàu, thèm được những miếng dư thừa ăn cho đỡ
đói, nhưng không ai cho, chỉ có những con chó đến liếm ghẻ chốc anh ta mà thôi.
Thế nhưng sau khi Lazarô chết, được các thiên thần dẫn đưa vào lòng Apbraham,
còn ông nhà giàu thì đem đi chôn, Lazarô được hạnh phúc, còn ông nhà giàu bị lửa
thiêu đốt.
Tại
sao ông nhà giàu lại bị kết án như thế? Ông không làm điều gì sai, sự giàu có của
ông không phải là điều tội. Cũng vậy, cái nghèo của Lazarô không phải là điều
phúc, anh chỉ là người trông chờ sự bố thí của người khác mà thôi. Tuy nhiên,
điều đáng trách và trở thành cái tội cho người nhà giàu là ông đã cố tình không
nhìn thấy người nghèo kia nằm ngay cửa nhà ông. Ngày ngày, ông ăn uống tiệc
tùng, ăn mặc gấm vóc, việc này nó làm cho khoảng cách từ ông đến người nghèo dường
như rất xa. Người ta thường nói, khoảng cách xa nhất không phải từ nơi này đến
nơi nọ, nhưng là đôi mắt đến đôi tay bàn tay. Ông nhà giàu này đã vấp phải khoảng
cách đó, chỉ từ trong nhà ra đến cổng, nhưng ông đã không thể bước tới bên người
nghèo, cũng không nhìn thấy sự hiện diện và nhu cầu của họ. Nói theo ngôn ngữ
ngày nay, ông đã để mình rơi vào tình trạng dửng dưng vô cảm trước nỗi đau khổ
của đồng loại.
Khi
sống, ông nhà giàu không biết quan tâm, không chút chạnh thương, thì sau khi chết
ông cũng không thể đón nhận được sự quan tâm bởi vì chính ông đã khoét sẵn một
vực thẳm ngăn ông với người khác. Vực thẳm này ông đã tạo ra từ khi còn sống,
khiến ông không bước đến với người khác, thì sau khi chết, vực thẳm này cũng
khiến người khác không thể đến trợ giúp ông được. Trong chốn cực hình, ông nhà
giàu trở thành kẻ van xin Apbraham: Xin sai Lazarô nhúng ngón tay và nước và
làm mát lưỡi tôi, vì ở đây tôi bị lửa thiêu đốt khổ lắm. Nhưng ông đã bị từ chối:
Con hãy nhớ rằng Lazarô đã một đời bất hạnh, nay anh ta được an ủi nơi đây, còn
con phải chịu cực khổ.
Người
nhà giàu xin điều thứ hai: Xin cho Lazarô đến nhà cha tôi để cảnh báo các anh
em của tôi, kẻo họ cũng phải sa vào chốn này. Lời van xin này cũng bị từ chối:
Chúng đã có Mose và các Ngôn Sứ, chúng cứ nghe các vị đó. Điều này cho thấy, mỗi
người sẽ phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình và mỗi người chỉ có thể làm
điều thiện điều tốt khi còn sống mà thôi. Ông nhà giàu, trong lúc hối hận, đã
muốn xin một ân huệ cho những người thân, ông cũng bị tử chối. Người thân của
ông còn sống sẽ phải chịu trách nhiệm về thái độ sống của chính họ. Họ đã được
Mosê và các Ngôn sứ nhắc nhở, nếu họ mở lòng và vâng nghe theo nhưng lời nhắc bảo,
họ sẽ tránh được cực hình, ngược lại, nếu từ chối họ cụng sẽ bị hình phạt như vậy.
Ngôn
sứ Amos, trong bài đọc một, đã cảnh báo lối sống của những người giàu có, chỉ
biết cậy dựa vào tiền bạc mà không cậy dựa vào Thiên Chúa, cũng không biết nghĩ
đến anh em: Khốn cho các ngươi là những kẻ sống yên ổn tại Sion… các ngươi nằm
dài trên gường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, ăn những chiên non nhất bầy và những
bê béo nhất chuồng, uống rượu cả bầu, xức dầu hảo hạng, nhưng không biết chạnh
lòng trước cảnh nhà Giuse xụp đổ. Qua lời này, tiên tri Amos nhắc đến một lối sống
ăn chơi hưởng thụ không khác gì các cuộc ăn chơi hương thụ đẳng cấp ngày nay. Những
người này thể hiện sự sành điệu trong hưởng thụ thỏa mãn, trong khi đó, người đồng
hương của họ là nhà Giuse đang bị xụp đổ. Những người này vui chơi trên nỗi đau
của người đồng loại, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh mất nước nhà tan của người đồng
hương. Chính vì thái độ dửng dưng đó, mà tiên tri Amos đã tiên báo: Chính chúng
sẽ bị đi lưu đầy và dẫn đầu những kẻ bị lưu đầy, thế là tan tác những quân phe
phỡn.
Thánh
Phaolô trong thư Timôthê đã khuyên nhủ chúng ta: Hãy gắng trở nên người công
chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, gắng sống nhẫn nại và hiền hòa. Anh
hãy chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp vì đức tin, giành cho được sự sống đời đời.
Như thế, để không phải hối tiếc như người nhà giàu trong câu chuyên trên, đòi mỗi
người phải cố gắng liên tục sống công chính đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến.
Điều đó có nghĩa dù giàu hay nghèo, dù thành hay bại, trước hết, chúng ta vẫn
phải giữ cho mình được công chính và đạo đức. Người công chính là người sống
chu toàn lề luật của Thiên Chúa với lòng yêu mến; người đạo đức là người chuyên
chăm thực hành các lời Chúa dạy. Kế đến, chúng ta không chỉ lo làm giàu của cải
vất chất, nhưng phải làm giàu lòng tin lòng yêu mến. Vì ta không thể để mình trở
thành người giàu của cải nhưng lại nghèo trong đức tin và nghèo tình yêu
thương. Một khi để mình trở nên nghèo về tình yêu thương thì chúng ta cũng sẽ
không thể đón nhận được tình yêu thương từ nới Thiên Chúa.
Ngày nay đang có nhiều người có thái độ dửng
dưng vô cảm như ông nhà giàu trong dụ ngôn. Vụ xả thải của Fomosa là một ví dụ:
Trong khi cá chết, biển chết, khiến cho hàng ngàn người dân Miền trung điêu đứng,
nhưng những người có trách nhiệm vẫn tránh né sự thật, họ im lặng trước nỗi khổ
của người dân. Một tai nạn giao thông xảy ra, người ta có thể đứng xem hàng giờ
nhưng không ai ra tay giúp nạn nhân. Thay vì can ngăn, người ta cũng thản nhiên
lấy điện thoai quay film trong khi hai em học sinh đánh nhau.
Sự
dửng dưng vô cảm cũng đang diễn ra ơ nơi cộng đoàn, trong các xóm ngõ. Nhiều
người sống dương như không quan tâm đến hàng xóm làng giềng và những người sống
ngay bên cạnh nhà mình. Cũng đang có những người sống dư thừa phí phạm, những bữa
nhậu, những chai rượu giá bạc triệu, bên cạnh đó họ lại khép lòng trước sự túng
thiếu của người khác, làm ngơ trước cảnh đói nghèo của anh em. Sự dửng dưng
cũng đang diễn ra trong gia đìnhkhi con cái bỏ rơi cha mẹ, vợ chồng không nói
gì đến nhau.
Các
bạn trẻ hôm nay có thể cùng ngồi chung một băng ghế, cùng chung một bàn caphe,
nhưng mỗi người một thế giới riêng. Họ quan tâm đến không gian mạng, nghe
heardphone, nhưng không hề quan tâm người bên cạnh mình họ đang cần gì, đang có
vấn đề gì. Lối sống như thế là những hình thức khác của sự dửng dưng vô cảm
không khác gì ông nhà giàu trong câu chuyện.
Xin
Chúa cho chúng ta có một đôi mắt thật sáng để có thể nhìn thấy anh chị em đang
cần đến sự giúp đỡ của ta. Xin cho chúng ta có một trái tim nhạy bén để biết chạnh
thương và một đôi tay rộng mở để có thể đón nhận và sẽ chia với anh chị em đó.
Amen