Suy Niệm Lời
Chúa Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên
KÍNH
SỢ THIÊN CHÚA VÀ THI HÀNH ĐIỀU NGÀI DẠY
LỜI CHÚA: Mt
14, 1-12
Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe
danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là
Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như
vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống
ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm
vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan như một
tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy múa trước mặt
mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ ban cho nó
bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin vua đặt đầu
Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn, nhưng vì đã trót thề
rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai người đi
chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho cô gái, và nó
đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo
tin cho Chúa Giêsu.
SUY NIỆM
Vấn
nạn: Tin đạo chứ không tin kẻ có đạo, đó là điều chúng ta thường nghe nơi những
người lương nói về người công giáo. Vì thế nghĩa vụ của chúng ta là phải xóa đi
định kiến này nơi những người anh em, bằng cách sống đạo của chúng ta. Vậy xóa đi
bằng cách nào?
1/
Đạo Yêu thương bác ái.
Sách Lê vi trong bài đọc một kể về Thiên Chúa
ban thánh luật yêu thương, theo định kỳ 50 năm thực hiện một lần. Trong đó quy định
rõ ràng, năm đó gọi là năm ân xá, mọi của cải, ruộng đất và ngay cả con người bị
bán làm nô lệ, bị cầm cố, phải được trả lại và phóng thích. Nếu chúng ta quay
ngược dòng thời gian, trở về thời kỳ khoảng năm 520 đến năm 500 TCN thời gian hình
thành sách Lê Vi. Thì luận ân xá này quả là một bước tiến, và sự trổi vượt văn
minh trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa đã dẫn dắt dân thánh của Ngài đi từ sự
hoang sơ, ăn lông ở lỗ, đến một văn minh tình thương và bác ái.
Một người con xa quê hôm nay trở về làng,
ngoài đầu làng có một cổng chào rất to và hoành tráng, trên có tấm bảng: “Ấp Văn
Hóa”. Chạy được một đoạn thấy đám người đứng bên đường rất động, xem chừng có một
tại nạn, Người con xa quê nghĩ bụng, tình làng nghĩa xóm quê nhà luôn “tắt lửa
tối đèn có nhau”, đúng như các cụ nói: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Khi
xe đến gần đám đông, người con xa quê mới dừng lại và hỏi người dân đang tụ tập,
có chuyện gì vậy? Một chị khoảng trung niên trả lời: “chuyện bình thường ở làng
ấy mà, mượn tiền đến kỳ không trả người ta đến xiết đồ”. Vâng, ấp văn hóa, đạt
chuẩn nông thôn mới, chuyện bình thương ở làng ấy mà, vay mượn không trả đến xiết
đồ, xiết nhà, là câu chuyện của thế kỷ 21, nghe mà đau xót.
Năm thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo
La mã được thiết lập vào năm 1300, thời đức GH Bonifaec VIII, cũng nhằm mục đích
là hòa giải. Ước gì người kitô hữu luôn sống tinh thần của năm thánh, năm ân xá.
2/ Đạo chính trực
Ngang qua bài Tin mừng, chúng ta thấy. Hêrôđê: Nhu nhược, tội lỗi, bất chính
trong chuyện tình ái. Theo sử gia Josephus cuối đời ông mất tất cả. Hêrôđia: Lăng loàn bất trung, nuôi dưỡng
hận thù, mưu mô xảo quyệt, nghê tởm hơn nữa là dùng chính con gái của mình cho ý
đồ gian ác. Không còn gì để nói về những người làm cha mẹ, đã xô đẩy con cái vào
tội lỗi nhằm đạt được vài mục tiêu cá nhân xấu xa của mình. Salômê: Cô thiếu nữ độ 16, 17 tuổi, một
cô gái hoàng tộc lại làm công việc vũ nữ,
đề nghị một việc bất chính nhưng vẫn thuận theo.
Gioan
Tẩy Giả: Là người chính trực, ngay thẳng, lên án nhà vua là tự ký vào bản án
tử hình cho mình, nhưng Gioan vẫn can đảm.
Thánh Matthêu kể câu truyện này, nhằm muốn
nói: Chúa Giêsu đã gây một tiếng vang về lương tâm cho những ai biết về Ngài, sự
xuất hiện của Chúa Giêsu, với Hêrôđê như là việc phục hồi sự sống cho kẻ ông đã
chặt đầu. Đúng vậy, Chúa Giêsu đến trần gian là để phục hồi con người chúng ta
nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Làm chúng ta phải nhìn lại lương tâm của mình. Nếu
mỗi kitô hữu đều trở nên giống Chúa, sống chính trực và ngay thẳng, thì chúng
ta sẽ xóa tan câu nói: “Tin đạo chứ không tin người có đạo”, và chỉ còn là “tin
đạo và tin người có đạo”.
Tam
Thái.