Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXIX Thường Niên
ĐỪNG QUÊN TRONG
MÌNH CÓ ÂN SỦNG
LỜI CHÚA: Lc 12, 13-21
Khi ấy, có người
trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi
chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã
đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi người
bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì
chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".
Người lại nói với họ
thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi,
nên suy tính trong lòng rằng: "Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà
tích trữ hoa lợi?" Ðoạn người ấy nói: "Tôi sẽ làm thế này, là phá các
kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải
tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều
của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi!"
Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi
linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?" Vì kẻ
tích trữ của cải cho
mình, mà không làm giàu trước mặt Chúa, thì cũng vậy".
SUY NIỆM
Hiển
nhiên theo luật thừa kế, dân Do Thái đã có luật Môsê trong sách (Đnl 21, 17)
hướng dẫn và người ta có thể nhờ các Thầy thông luật làm trọng tài và giám định
trong việc phân chia tài sản. Vậy khi có người đến nhờ Chúa Giêsu phân xử việc
tranh chấp tài sản, điều này khiến chúng ta hiểu. Một là anh ta muốn Chúa Giêsu
dùng thế giá của Người can thiệp trước thái độ đối xử bất công của người anh.
Hai là anh ta không bằng lòng với những gì phân xử theo luật Môsê. Ngang qua
đây phụng vụ dạy cho chúng ta bài học.
1/
Không thuộc trần gian
Chúng ta thấy ma quỷ cám dỗ rất tinh vi,
thay vì nó đưa Chúa Giêsu lên nóc đền thờ và hứa: “Tôi sẽ cho ông toàn
quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã
được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì
tất cả sẽ thuộc về ông.”(Lc 4,8) thì hôm nay nó cám dỗ Người trở thành công cụ
quyền lực, và sự thường quyền lực dễ tha hóa nhân cách. Chúa Giêsu rất tỉnh táo
Người trả lời: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài
cho các anh?” Với Chúa Giêsu, Người luôn xác tín Người thuộc về Thiên Chúa,
“của Xê-da trả cho Xê-da, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa.
2/ Không trói buộc mình
vào vật chất
Như đã nói, có lẽ anh ta không bằng lòng với
những gì phân xử theo luật Môsê, nên mới tìm đến Chúa Giêsu. Khán thính giả hiển
nhiên chờ đợi một cách giải quyết khôn ngoan của Chúa Giêsu, để làm bài học cho
hậu thế mỗi khi có việc tranh chấp tài sản mang ra ứng dụng. Ấy vậy mà Chúa
Giêsu lại dẫn họ rẽ qua một chủ đề khác, khi Người kể một dụ ngôn: “nhà phú hộ
kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi”. Ông ta chẳng có gì sai, và cũng chẳng ai
cấm ông cả đời lam lũ khi về già có quyền hưởng những gì ông dầy công xây dựng.
Nhưng ông mắc sai lầm ở chỗ, ông tự trói buộc mình vào bức tường mà chính ông
đã xây dựng: “Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ
nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã”. Ông đặt sự giải thoát, ân sủng vào vật
chất vào những trò tiêu khiển, các cụ ngày xưa vẫn nói: “No cơm ấm cật, dậm dật
mọi nơi”. Chúa Giêsu gọi: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng
ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào thu tích của
cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như
thế đó.”
3/ Đừng quên trong mình có
ân sủng
Là con người, nếu không được cảnh báo, dễ lệ
thuộc vào thế gian, dễ lệ thuộc vào vật chất. Thánh Phaolô dùng từ “Bẩm sinh”
để diễn tả: “Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi
buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác
thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh
nộ của Thiên Chúa, như những người khác”. Vì thế nếu không có “lòng nhân hậu
của Thiên Chúa”, “Ân sủng của Thiên Chúa”, và “nhờ lòng tin vào Thiên Chúa”.
Hẳn con người sẽ khó mà vượt qua được sự trói buộc của thế gian, của vật chất.
Lm. Tam Thái.