Suy
Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIX Thường Niên Năm C
Nhận ra thánh ý Chúa
Lời
Chúa: Lc 12, 54-59
(54) Ðức Giêsu
cũng nói với đám đông rằng: "Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây,
các người nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. (55)
Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: "Trời sẽ oi bức", và xảy ra
đúng như vậy. (56) Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì
các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận
xét?
(57) "Sao
các người không tự mình xét xem cái gì là phải? (58) Thật vậy, khi
anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy có gắng giải quyết với người
ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa
phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. (59) Tôi bảo cho anh
biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng".
Suy
Niệm
Ông bảy mươi còn phải
học ông bảy mốt. Dân gian đã nói như thế. Kinh nghiệm, tuổi tác, thời gian như
là những bài học quý giá và sự kiện thực tế, bổ ích của con người. Nhờ kinh
nghiệm mà con người có thể khám phá ra sự thay đổi của thời tiết, đất trời. Ví
dụ khi tiên đoán về thời tiết, người ta vẫn thường nói: “cơn đàng đông vừa
trông vừa chạy, cơn đàng nam vừa làm vừa chơi”. Và kinh nghiệm này được truyền
miệng từ thời này sang thời khác, từ con người này sang con người kia. Thật thế,
từ thời xa xưa, người Do thái cũng đã cho thấy kinh nghiệm sống, khả năng nắm bắt
quy luật đất trời, đọc ra các dấu chỉ của thời cuộc. Họ rất giỏi thiên văn và
những vấn đề liên quan tới kinh nghiệm sống thường ngày.
Hôm nay, trong bài Tin Mừng Đức Giê-su cũng đã khen ngợi họ về sự lanh lợi, sự hiểu biết và mau lẹ ứng
dụng kinh nghiệm sống của mình trong đời sống hàng ngày. Và Đức Giê-su cũng
mong muốn họ áp dụng, thích ứng những kinh nghiệm dân gian đó vào đời sống đức
tin, đọc ra được những dấu chỉ của thời cuộc. Tuy nhiên, kinh nghiệm sống, giỏi
thiên văn của người Do thái dường như đã và đang chôn vùi họ trong sự tự tôn,
trong sự ích kỷ, trong sự thiển cận của mình. Đức Giê-su đã mời gọi họ đi xa
hơn những kinh nghiệm thường ngày mà họ đang cảm nhận. Ngài gọi mời họ khám
phá, đi ra khỏi sự hạn hẹp và dám tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Thế nhưng, mặc cho sự gọi mời, mặc cho chân lý vẫy gọi, người Do thái, những
kinh sư, những luật sĩ, họ vẫn cứng lòng, chai dạ trước sự thật, trước đức tin.
Ngày nay, có lẽ nhiều
người Ki-tô hữu chúng ta cũng đang mang tâm trạng, đi vào vết xe đổ của những
người Do thái và luật sĩ xưa. Chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy. Chúng ta
là những người Ki-tô hữu chính danh. Chúng tin tin vào Chúa, chúng ta có Chúa ở
trong mình. Thế nhưng chính đời sống của chúng ta lại không phản ánh, chiếu tỏa
ánh sáng của Chúa cho anh chị em mình. Là người tin có Chúa, thế nhưng khi gặp
những nghịch cảnh trong đời sống như ốm đau, thất bại... chúng ta dễ dàng tìm đến
thầy bói toán. Là người mang trong mình dòng máu Ki-tô hữu, thế nhưng khi phải
đối diện với thử thách, với chủ nghĩa trần tục, chúng ta dễ dàng chao đảo và
buông xuôi...
Phụng vụ Lời Chúa ngày
hôm nay gọi mời chúng ta biết dùng những khôn ngoan, kinh nghiệm của thời cuộc
để khám phá, đào sâu và đọc ra được những dấu chỉ của thời đại. Đứng trước trào
lưu trần tục hóa, người Ki-tô hữu cảm nhận được tình yêu vĩnh cửu của Chúa dành
cho trần gian. Đối diện với sự tha hóa về đạo đức, người Ki-tô xác tín rằng chỉ
nơi Chúa sự thật, công lý mới trường tồn, hằng bất biến. Cuối cùng, người Ki-tô
hữu luôn được gọi mời sống tâm tình tạ ơn, xác tín vào lòng Chúa xót thương.
Dám tin và đọc ra những dấu chỉ, sự gọi mời mà Chúa đã và đang gửi đến cho nhân
loại chúng ta. Có như thế, cuộc đời người Ki-tô hữu luôn là một bản trường ca
vang xa, tán tụng hồng ân Chúa như lời thánh vịnh đã nói lên rằng: “Ví như Chúa
chẳng xây nhà. Thợ nề vất vả cũng là uổng công”(Tv 126).
Lm Micae Vũ An Lộc