Trang Chủ > Truyền Giáo > Chuyên Đề

YÊU THÍCH TĨNH LẶNG:

XƯA…

                             ....VÀ NAY

tinhlang.jpgXưa: Tĩnh lặng từ trong văn hóa,  trong nét tính cách …

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư

Lộ trích thu đình dạ khí hư

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ

Mộc Tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

Dịch thơ:

Đèn soi nửa cửa, sách đầy giường

Đêm vắng sân thu lác đác sương

Thức dậy đâu đây chày đập vải

Trên bông hoa Quế, ánh trăng non.

(Nguyệt - Trần Nhân Tông)

Cái cảm giác tĩnh lặng, thanh nhã, bình đạm trong thiên nhiên và trong tâm hồn con người như đang được họa lên thật rõ nét qua ý thơ . Cái cộng hưởng giao hòa mang tính phức hợp và sâu xa, trầm lắng ,giữa con người và cảnh, giữa âm thanh và ánh sáng, giữa thính giác- thị giác- khứu giác và xúc giác, giữa không gian và thời gian… được nảy sinh trong thế giới nghệ thuật. Cái tĩnh lặng trong tâm, biểu cảm qua ngôn ngữ tưởng như ta đang nếm cảm cái tĩnh lặng ấy là thực.

Cái tĩnh lặng trong cuộc đời dễ có mà cũng khó tìm. Nó hiện thực trong cái thiên nhiên, trong cuộc sống, trong tâm hồn và.ngay cả trong những ồn ào xao động. Trong giòng chảy cuộc đời, với những dao động vốn dĩ phải có, nhiều người đi tìm tĩnh lặng để nghĩ ngơi, để tịnh tâm, để nhìn lại mình và tìm lối đi cho tâm hồn trong sự thanh thoát bình an. Nét tĩnh lặng đến từ nhiều góc cạnh cuộc sống, trong sự rực rỡ dưới ánh mặt trời, từ cánh đồng xanh bát ngát thơm mùi lá cỏ, từ con suối nhỏ lặng lẽ cho đến những vùng biển đang sôi sục, gào thét thì nét tĩnh lặng vẫn có đó để con người trải nghiệm và hiểu nhiều hơn về cuộc sống qua sự lắng đọng tâm hồn.

“Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu,

Thuyền câu hiu quạnh, chuông chiều bắt đầu điểm.

Nước trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua,

Gió im, mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ.”

( Trần Nhân Tông)

Phải có tâm thanh tịnh mới cảm được cái chuyển động vô thanh của cảnh vật, mới nhận ra được cái đẹp của cuộc đời quanh mình.

“Cả trời say nhuộm một màu trăng,

Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.

Không một tiếng gì nghe động-chạm,

Dẫu là tiếng vỡ của sao băng ...”

( Hàn Mạc Tử- Đà Lạt trăng mờ”)

“Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch,

Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay...

Đây là hương quí trọng thấm trong mây

Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm :…”

( Hàn Mạc Tử- Đêm xuân cầu nguyện”)

Cái không gian vắng lặng, nhẹ nhàng dẫn dắt con người vào sự tĩnh lặng của cuộc đời, nghiệm chân ra những điều kỳ diệu mà trong cái ồn ào xao động không thể nhận ra được.

Xin trả chim đôi cánh

Đôi cánh nhẹ bay xa

Ta trở về lặng lẽ

Một mình ngắm mây qua.

( Tập thơ “ Tĩnh lặng”- Tác giả Viên Minh)

Người Ấn Độ cho rằng “ Bạn có thể tìm ra Chân lý khi tĩnh lặng”. Tại đất nước này, những khóa học “ Peace of Mind” (POM) của trường Brahma Kumaris – Viện đại học tinh thần Ấn Độ - được thành lập từ năm 1936- đã thu hút rất nhiều học viên từ các nước phát triển đến tham gia khóa học. Trong suốt khóa học, môn học nhiều tiết nhất mà các học viên được học là… thinh lặng. Từ trải nghiệm thực tế, các học viên nhận ra được rằng:  sự thinh lặng làm cho con người giao hòa được với đất trời, thưởng thức trọn vẹn được cái đẹp của thiên nhiên, lắng nghe được cảm xúc của chính long mình trong những giai điệu nhẹ nhàng nhất. Trong thinh lặng, con người học được bài học tinh túy về cuộc sống, chấp nhận những qui luật vận hành của thiên nhiên và cuộc sống bằng một tâm trí bình an.  

Thinh lặng... là niềm vui lớn lao

lời ca hoàn hảo, lời nguyện cao vời

Thinh lặng là  người bạn sâu xa mà ta nghe im tiếng

Lời đầu môi đã ngừng. Lời hùng biện tạm nghỉ.

Không còn lời nói. Nghỉ ngơi.

Thoải mái tuyệt vời. Đầu óc chữa lành

khỏi những đòn mình đã chịu đựng

do tiếng ồn của những người mình gặp

mà không ngừng nói ngược nói xuôi...

E. Rostand, Les Musardises

Nghệ thuật kiến trúc cũng cho thấy an bình nội tại. Ahmedabad, một thành phố cổ nằm ở phía Tây Ấn Độ, là một góc thật bình yên, tĩnh lặng trong triết lý “sống để yêu thương và hòa hợp với thiên nhiên”. Hay giếng nước bậc thang Adalaj được xây đựng từ năm 1499 dưới triều vua Begda, cách trung tâm thành phố Ahmedabad 18 km về phía Bắc của Ấn độ, là một góc tĩnh lặng, yên bình độc đáo khác cho du khách tham quan.

Tại Việt Nam, Lăng Gia Long – còn gọi là Thiên Thọ Lăng- ở Huế là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Nơi đây, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ như để suy ngẫm về những thành bại cuộc đời của người xưa và của chính mình. Hay trong kiến trúc của Huế xưa, bao giờ ta cũng thấy cái gì đó thật thâm trầm, lặng lẽ. Cái lặng lẽ của phong cảnh, gợi cho thấy cái hồn yêu thích tĩnh lặng của con người xứ Huế.

Trong hội họa, trong nghệ thuật con người cảm nhận sự tĩnh lặng của tranh vẽ, của một chiếc bình gốm, của ngôi nhà đơn sơ, cổ kính, của một gốc rễ cây nhặt về, một ao sen lặng lẽ hay trong góc nhỏ quán trà … ,và ở góc tĩnh lặng đó, con người trải nghiệm, học được nhiều bài học giá trị cho chính mình. Vì thế, thinh lặng chính là ngôi trường giáo dục con người, giúp họ tìm ra những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Anne Morrow Lindbergh – nữ văn sĩ người Mỹ- luôn có ý thích thích sống đơn độc ngoài biển hoang, dạo quanh bờ biển. Bà cảm nhận được an bình và hạnh phúc qua từng âm thanh nhịp nhàng của sóng vỗ, của chút tia nắng mặt trời vui đùa trên bãi cát, của những giọt sương vương trên mái tóc. Trong tác phẩm: “Gift from the Sea”, bà trần tình: khoảnh khắc thú vị nhất đời người là khi họ sống đơn độc một mình, khi “ta nhìn ta trên vách”. Trong không gian cô tịch của thiên nhiên huyền diệu, mọi nguồn cảm hứng dễ trào dâng miên man.

Vị ẩn sĩ tu luyện lâu năm trên núi cao: tinh thần minh mẫn, thể xác lành mạnh, tâm an định, trí thông thạo tinh tường.

Đan Sĩ ẩn tu trong rừng: hoà hợp thiên nhiên, kiên định tịnh tâm, thiền nguyện thành công.

Thi sĩ tìm nơi cô tịch: dễ gợi hứng sáng tác, tạo hồn thơ rung cảm nhịp nhàng.

Văn sĩ cần không gian tĩnh lặng: để nguồn tư tưởng có sức truyền cảm trào dâng lai láng.

Nhạc sĩ sống trầm tư mặc tưởng: dễ trứơc tác cho đời nhiều bài Tình Ca sầu muộn.

Thánh nhân tịnh cư nơi hoang địa: cầu nguyện, kết hiệp dễ dàng với Đấng Tình Quân của mình.

Nhà khoa học một mình trong phòng thí nghiệm: thuận lợi khám phá nhiều công trình y học.

Nay…

Giòng chảy mạnh mẽ, dữ dội của cuộc đời đang làm cho mỗi người chúng ta bị cuốn vào những đợt thủy triều mien man của nhiều bất động. Mỗi khi xung động trong xúc cảm con người ào đến, con người suy nghĩ và hành động theo xung động, bất ổn, thiếu khôn ngoan. không lắng tâm để nhìn rõ sự vật, và nhìn thấy chân lý cuộc đời.

Ngày hôm nay, con người dường như sợ sự thinh lặng. Cuộc sống xô bồ của hiện đại hóa, văn minh hóa, đô thị hóa đã lấp đi những khoảng không tĩnh lặng trong tâm hồn. Con người thời đại tìm cách chạy trốn khỏi chốn lặng thinh, cảm nhận nơi ấy như chốn vô nghĩa, trống rỗng. Những nơi ồn ào, náo nhiệt là đích đến, là điểm hội tụ quen thuộc để tìm cái gì mà họ cho là cần thiết.

Thinh lặng trở nên xa lạ, quên lãng. Truyền thông chỉ chứa đựng phần nhiều ngôn ngữ lời, cái vô ngôn dường như trở nên kỳ quặc trong giao tiếp, trong truyền thông và trong chia sẻ. Người ta bỏ lỡ nhiều cơ hội chiếm hữu được những tư duy tinh túy từ trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong chân lý. Thay vào đó, họ chỉ biết nắm bắt những tư duy hạn hẹp của bản thân trong cái dao động của tâm trí.

Vì thế, ta sẽ chẳng lạ khi con người hôm nay dễ bối rối, căng thẳng, bất an, hụt hẫng…và dễ đầu hang trước thách đố, nghịch cảnh. Tinh thần trở nên yếu kém, dễ bị kích động, thiếu sự quan tâm, chia sẻ với người  khác và dễ xung đột với tha nhân là hệ lụy của sự thiếu tĩnh lặng nơi con người. Tất cả cũng chỉ vì không có được những giây phút tĩnh lặng để nhìn rõ mình, tìm thấy chân lý trong mỗi biến cố, trong mỗi giây phút cuộc đời. Sự vội vã cuốn ta đi mang theo cả tâm bất ổn, để chỉ còn lại sự vô độ trong chính long mình. Kierkegaard từng nói: "Nếu tôi là bác sĩ và người ta hỏi tôi khuyên gì thì tôi sẽ trả lời: Hãy giữ thinh lặng, hãy làm cho mọi người im tiếng!" 

 Nếu

 chỉ dừng lại ở cái nhìn về sự yêu thích tĩnh lặng xưa…nay

có lẽ vẫn chưa đủ

để cuộc sống của tôi có giá trị hơn.!

Bởi những gì tôi biết được, thấy được chỉ là những mảng kiến thức đời còn vụng về, hạn hẹp…

Trong khi đó, điều quan trọng hơn, phải là sự thinh lặng trong đời sống tâm linh,

Mà Thiên Chúa muốn tôi học, hiểu  và sống…

Nếu bản thân tôi đã biết:

Thinh lặng là điều cần thiết phải có để nghe được tiếng Thiên Chúa,

Để kết giao mật thiết với Ngài;

Và để sống trọn vẹn yêu thương với anh chị em mình.

Thì tại sao…

Tôi lại không thể sống thinh lặng trong đời sống tâm linh của mình…?

"Trong sự chiêm niệm thinh lặng, Lời Hằng Sống, qua Đấng cấu tạo thế giới, trở nên hiện diện mạnh mẽ hơn và chúng ta ý thức nhiều hơn về kế hoạch cứu chuộc Chúa đang thực hiện trong lịch sử chúng ta bằng lời nói và việc làm." (ĐTC Benedicto XVI)

Nt. T. Ngọc Lễ, ĐMTT


Các bài viết mới hơn
     Các Giám đốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo châu Âu nhóm họp - Ngọc Yến - Vatican News
     HỌC HỎI SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021 - Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Hương, OP
     Người giáo dân tham gia trong sứ vụ loan báo Tin mừng - Michel Trương
     Thừa tác viên truyền giáo: Con người và hoạt động - Michel Trương
     Bình vẫn chưa hề cũ - Lm. Giuse Trương Đình Hiền
     Hội Nhi đồng Giáo hoàng Truyền giáo nỗ lực trong các hoạt động mới
     CAO CẢ & TẦM THƯỜNG Bài học truyền giáo từ Maximum Illud_Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2019
     Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
     NGƯỜI GIÁO DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ SAI ĐI- Anphong Nguyễn Hữu Long Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa

Các bài viết cũ hơn
     CON ĐÃ SỐNG XA CHÚA. MM Tân, SJ.
     VÌ SAO BÚT CHÌ CÓ CỤC TẨY? Lm Giuse Nguyễn Hữu An
     GIUĐA HAY LÀ TÔI …?TuGiaVi
     MẸ NHỎ LẠI ĐỂ CON LỚN LÊN. G. Tuấn Anh
     MÙA CHAY THÁNH : KHÍA CẠNH PHỤNG VỤ VÀ TU ĐỨC. Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
     HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN!
     BÀI CHIA SẺ HỌP MẶT TÂN TÒNG: HẠNH PHÚC SỐNG ĐẠO TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY. Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
     TINH THẦN TRUYỀN GIÁO: NỀN TẢNG CỦA LÒNG TIN VÀ CHỨNG TÁ CỦA TÌNH YÊU
     NHỮNG SỨC MẠNH CHỐNG ĐỐI: DẤU HIỆU CỦA SỰ KHẮC KHOẢI TRONG LÒNG NGƯỜI . Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
     BIẾN CUỘC ĐỜI THÀNH MỐI PHÚC THẬT. Lm. Giuse Đinh Đức Đạo