Trang Chủ > Phụng Vụ > Các Thánh

ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
Lễ trọng

Maria hon xac len Troi.jpgiO agN 10x350.png

Từ thuở ban đầu. các giáo đoàn tiên khởi đều tôn kính Đức Trinh Nữ Maria. Những trích đoạn trong Tân ước minh chứng điều này ; tiếp đến là những bản văn của các giáo phụ ; rồi đến Công Đồng chung Êphêsô năm 431 tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”. Đã có những thánh l nói về giây phút chấm dứt cuộc đời trần thế của Đức Maria. Ai cũng tin cuộc chấm dứt này phải tốt đẹp. Nhưng như thế nào thì không ai dám khẳng định.

Những thánh lễ nói về việc chấm dứt cuộc đời trần thế này, như Dormitio (an giấc) ; Transitus (chuyển hóa) ; Natalis (sinh ra trên trời) ; Assumptio (được nâng lên)...Hình như người ta tránh né cái chết thể lý của Đức Trinh Nữ. Vn đề này vẫn còn bỏ ngỏ cho đến ngày nay.

Thánh lễ Dormitio (an giấc) của Đức Mẹ đã được long trọng cử hành khắp đó đây trên Giáo Hội Đông Phương, nhất là sau Cổng Đồng chung Êphêsô 431. Hoàng đế Maurice (582-602) xác định thánh lễ vào ngày 15 tháng 8 hằng năm, và tuyên bố đó là ngày lễ của nhà nước được nghỉ lao động. Mãi đến thế kỷ thứ 7 thánh lễ này mới du nhập vào Giáo Hội Tây Phương. Công đồng Mayence năm 813 xác định thánh lễ này trong đế quốc của Charlemagne.

Ngày 1.11.1950 Đức Piô XII long trọng tuyên bố tín điều: ĐỨC MARIA HỒN XÁC VỀ TRỜI, và như thế xác nhận niềm tin Kitô giáo này đã bàn bạc trong Hội Thánh qua bao thế kỷ.

LỄ VỌNG

CÁC BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 : I Sb 15,3-4.15-16 ; 16,1-2
Bài đọc 2 : 1 Cr 15,54-57
Phúc Âm :
Lc 11,27-28

a. Bài đọc 1 : trích sách Sử Biên Niên quyn 1 : 15,3-4.15-16,16,1-2

Theo Xh 25,10-15 KHÁM GIAO ƯỚC (Hòm Bia) là một thùng bằng gỗ Atlazie, lát vàng và đựng hai bản ghi Lề Luật (Xh 25,16 ; Đnl 10,1-5). Trong cuộc hành trình qua sa mạc, Khám Giao Ước luôn đi trước dân chúng.

Vua Đavid đã đem cả Khám Giao Ước lẫn Lều Thánh về Giêrusalem và làm cho thành này tr thành trung tâm vương quốc về mặt chính trị lẫn tôn giáo. Salomon đã đặt Khám Giao Ước vào nơi Cực Thánh của Đền Thờ. Đi với nhà vua cũng như với toàn dân, Khám Giao Ước mang một ý nghĩa lãnh đạo và che chở, nhưng đồng thời cũng là lời khuyến cáo phải sống theo thánh ý Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa dân Người.

Sau khi đế quốc Babylon tàn phá Đền Thờ Giêrusalem vào năm 587 tcn, họ cũng đã phá hủy cả Khám Giao Ước. Tất cả ý nghĩa của Khám Giao Ước đều chuyển sang Đền Thờ thứ hai và thành Giêrusalem. Đây là ngai và là bệ chân của Thiên Chúa.

Trong Tân ước, Đức Maria được nhìn một cách đặc biệt là sự nhập thể của ít-ra-en và của Sion, là nơi hiện diện của Thiên Chúa. Đức Maria trở thành Khám Giao Ước. Vinh quang Thiên Chúa bao trùm Mẹ và Lời của Thiên Chúa đã đón nhận từ Mẹ bản chất loài người của mình, để trú ngụ giữa chúng ta..

b. Bài đọc 2 : thư thứ nhất gồi giáo đoàn Côrintô 15,54-57

Sự phục sinh kẻ chết là một mầu nhiệm (1 Cr 15,51) : đó là một sự kiện loài người không thể thấu hiểu được ; chỉ có thể là hành động của Thiên Chúa.

Không phải câu chuyện các loa sẽ trổi vang trong ngày tận thế là quan trọng, nhưng là tất cả mọi người sẽ biến đối : cái chóng qua sẽ mặc lấy cái bất hoại ; cái hay chết mặc lấy sự bất tử (15,53-54).

Những cái còn chết chóc ở con người không thể bước vào không gian của Thiên Chúa : chúng ta đọc trong Khải Huyền :“Này Ta đổi mới tất cả” (21,5).

Cái khởi đầu đã điểm rồi : mũi nhọn của sự chết, tội lỗi (1 Cr 15,56 ; X.Rm 7,7-24) đã bị cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu đánh bại và vượt thắng.

Ai ở trong Đức Kitô thì đã đi một bước từ cái chết sang cuộc sông. Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu, đã đi trước muôn người, chỉ vì Mẹ liên kết chặt chẽ nhất vđi con người và công trình của CON MẸ, cả khi vượt qua cái chết.

c. Phúc Âm : Lc 11, 27-28

Nơi nào Đức Giêsu rao giảng và hành động, nơi đó Nước Thiên Chúa đến vi con người. Con người biết lắng nghe sẽ cảm thấy sự biến đổi nội tại ở chính bản chất và khao khát với Lời đã được lắng nghe. Họ cảm thấy là Chúa nói với họ và đón nhận họ. Điều này ban cho họ khả năng đi đến niềm vui và một sự tự do để phát biểu.

Người đàn bà đứng giữa đám đông không thể yên lặng được, bà phải gọi và ca ngợi người đàn bà được diễm phúc liên kết chặt chẽ với Đức Giêsu : đó là Mẹ Người.

Chính Đức Giêsu cũng tôn trọng Mẹ mình. Câu trả lời của Người không phải là rút lại, nhưng là nhận định rõ ràng theo hai hướng :

Đức Maria không phải được chúc phúc Bà là Mẹ ruột, Mẹ thể xác, Mẹ về huyết thống mà thôi, hơn thế nữa, Mẹ thuộc vào những người “nghe và thực thi Lời Chúa", và là Người tuyệt hảo nhất. Đức Phaolô VI gọi Đức Maria là "người môn đệ tiên khởi và tuyệt hảo nhất của Đức Kitô".

Đức Maria là thính giả tuyệt hảo của Lời Chúa, nhưng Mẹ không phải là người độc nhất : tất cả những ai nghe và thực hành Lời Chúa cũng đều được chúc phúc như Mẹ. Họ được liên kết với Đức Giêsu và họ trở thành kẻ thân thuộc với Người.

BÀI PHÚC ÂM : Lc 11 27 - 28

“Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm !”. Nhưng Người đáp lại :“Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”

***

Trích Hiến Chế Tông Tòa “MUNIFICENTISSIMUS

DEUS”của Đức Giáo Hoàng Piô XII,
công bố tín điều ĐỨC MẸ HỔN XÁC VỂ TRỜI

“Thế nên ĐỨC THÁNH MẪU cao cả, ngay từ đời đời và do cùng một quyết định tiền định, đã được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô một cách huyền nhiệm, vô nhiễm khi đầu thai, đồng trinh vẹn sạch khi làm Mẹ, cộng tác quảng đại với Đấng Cứu Thế, Đấng đã chiến thắng hoàn toàn sự tội và các hiệu quả của nó, thì cuối cùng để kết thúc mọi đặc ân ngài đã được, Đức Trinh Nữ cũng đã được gìn giữ khỏi bị hư nát ở trong mồ để nên giống Con mình. Sau khi chiến thắng sự chết, ngài cũng được đưa lên vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, nơi ngài được sáng láng làm Nữ Vương ngự bên hữu Con mình là Vua bất tử của mọi thời.”

(CGKPV trang 334)

CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Cha đã đoái thương nhìn đến tôi tớ khiêm nhường của Cha là Đức Trinh Nữ Maria, và ban ân huệ tuyệt vời là cho Người làm Mẹ của Con Một Cha nhập thể, và hôm nay còn ân thưởng cho Người vinh phúc vô song. Phần chúng con đã được Cha thương cứu chuộc, xin Cha nhận lời Đức Trinh Nữ cầu thay nguyện giúp, cho chúng con cũng được hưởng vinh quanh trên trời. Chúng con cầu xin…

LỄ CHÍNH
CÁC BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 : Kh ll, 19a ; 12,1.3-6a. 10 ab
Bài đọc 2 : 1 Cr 15,20-26
Phúc Âm : Lc 1,39-56

a. Bài đọc 1 : sách Khải Huyền 1l,19a ; 12,1.3-6a.l0 ab

Bài đọc rút từ chương 12 của sách Khải Huyền chỉ có vài câu, nhưng nói lên một sự kiện rất lớn. Người đàn bà xuất hiện giữa trời như một dấu chỉ lớn chính là mẹ của em bé Mêssias. Bà là hóa thân của dân Thiên Chúa. Mười hai ngôi sao bao quanh đầu bà gợi lại 12 chi tộc Ít-ra-en.

Cơn quặn đau không được hiểu như cuộc sinh đẻ trần tục của em bé Mêssias, nhưng được hiểu như đau khổ của dân Chúa trong quá trình lịch sử của mình ; nhất là thời gian cuối cùng, cho đến khi Chúa Kitô sinh ra và “vương quyền của Thiên Chúa chúng ta” được tỏ hiện (12,10).

b. Bài đọc 2 : trích thư thứ 1 gửi giáo đoàn Côrintô 15, 20-26

Ngay trung tâm thời gian, Thiên Chúa đã nói lên tiếng nói quyết định và dứt khoát của Người vào lịch sử nhân loại. Ngôi Lời đã làm người ; Ngôi Lời đã bị đóng đinh. Thiên Chúa đã gọi Con Mình từ trong cõi chết sống lại và bắt tất cả tùng phục Người. Nhưng cuộc chiến thắng sẽ hoàn toàn, khi “kẻ thù cuối cùng”, đó là cái chết (1 Cr 15,26), sẽ bị đè bẹp. Đôi với Đức Giêsu, cái chết đã bị cuộc Phục Sinh đánh bại. Trong cuộc sống hiện tại, cái chết cũng bị đánh bại do bí tích Thánh Tẩy và cuộc sông từ bí tích này.

Mục đích của hành động Thiên Chúa sẽ đạt được, khi không còn tội lỗi và cái chết nữa ở giữa loài người. Lúc đó, hình ảnh Thiên Chúa nơi con người sẽ hiện thực rõ ràng ; sự giống Chúa Kitô sẽ tỏ hiện và sự tự do khỏi cái chết mà Đức Kitô đã đạt được cuộc Phục Sinh, sẽ được ban tràn đầy cho nhân loại.

Cái gì đã thể hiện nơi Đức Kitô (và cả nơi Mẹ Maria) đó là mục tiêu con người đã được cứu như chúng ta, đang dấn bước tới!

c. Phúc Âm : Lc 1,39-56

Sau khi Đức Maria nói lên tiếng “thưa vâng”, đã vội vã ra đi thăm bà Êlisabét. Hai người phụ nữ được Thiên Chúa chúc phúc, mỗi người một vẻ, được mời gọi tham gia vào chương trình cứu độ của Người. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã không thể giữ niềm vui cho bản thân mình : niềm vui tự nó đã có tính chia sẻ. Mẹ đã không vì niềm vui của mình mà quên đi kẻ khác. Con đường đi Giuđa có dài, có gian khổ thì mới thấy tình yêu và sự phục vụ của Đức Maria.

Luca đã trình thuật đoạn Phúc Âm trong cả một sự hân hoan. THẦN LINH của sự sống và hoan lạc đã bao trùm Đức Trinh Nữ, cũng đã làm cho Gioan Tẩy Giả đang ở trong lòng mẹ. nhảy mừng như Đavít trước Khám Giao Ước ; Thần Linh ấy cũng làm cho bà Êlisabét cảm nhận được Đấng Thánh đang vào nhà mình. Và cũng chính Thánh Thần đã làm cho niềm vui của Đức Maria toát ra băng lời ca khen Magnificat.

Bài ca này tóm lưực lất cả bài ca của những người tin trong ít-ra-en và sẽ trải qua bao thế hệ tương lai. Hạ thấp và nâng cao, niềm tin khiêm tốn và cảm nghiệm tuyển chọn vang lên trong hài ca và suốt cả cuộc đời của Đức Trinh Nữ. Bài Thánh Thi ca tụng sự vĩ đại, uy quyền, lòng nhân từ và sự trung tín muôn thuở của Thiên Chúa.

BÀI PHÚC ÂM : Lc 1, 39 -56

“Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên dường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.

Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em".

Bấy giờ bà Ma-ri-a nói :

“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới ; từnay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. Chúa độ trì ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời. ”

Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.”

LỜI TIỀN TỤNG

“Hôm nay, Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, được đưa về trời. Người là khởi đầu, là hình ảnh của Hội Thánh viên mãn, là niềm an ủi và hy vọng tràn trề cho dân thánh trong cuộc lữ hành trần thê. Cha không muôn Người chịu cảnh hư nát trong mồ, vì Người đã sinh hạ Con Cha yêu quý, là Đấng ban sự sống cho mọi loài.”

CẦU NGUYỆN

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Cha đã đưa lên trời cả hồn lẫn xác Đức Maria là Trinh Nữ Vô Nhiễm và là Thánh Mẫu của Con Cha. Xin cho chúng con hằng biết hướng lòng về phúc lộc quê trời để mai sau được cùng Thánh Mẫu chung hưởng vinh quanh. Chúng con cầu xin…


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Gioan Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh An-rê Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
     Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Lao Động - Nt. M. Anh Thư, OP
     Lễ nhớ hai thánh Ti-tô và Ti-mô-thê, giám mục - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phaolo Tông Đồ Trở Lại
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Các Thánh - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mân Côi - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh Nhật Đức Maria - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     14.8 Thánh Macximiliano Konbe. Linh mục, tử đạo
     01.08 Thánh Alphongsô Maria Ligouri, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ
     31.07 Thánh Inhaxiô, Linh mục
     25.07 Thánh Giacôbê Tông Đồ, Lễ kính
     31.5 ĐỨC MARIA thăm viếng BÀ ÊLISABÉT
     26 Thánh PHI-LÍP-PHÊ NÊ-RI, linh mục
     14.5 Thánh MÁTTHIA TÔNG ĐỒ, LỄ KÍNH
     Truyện Lạ Về Thánh Giuse: Giải quyết mau lẹ.
     ĐÓNG CÁI THANG
     THÁNH GIUSE - Bạn Trăm Năm Đức Maria- Bài 3: Thánh Giuse và Mầu Nhiệm Vượt Qua (Mt 2, 13-23). Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc