Trang Chủ > Suy Niệm > Các Thánh

Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng chiêm niệm

GioanPhaoloII-dong.giftrong suot 10x350.pngCon đường đời sống của đức cố thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị, tuy có những quãng chông gai khó khăn, có thể nói là con đường thăng tiến đi lên từ những chức vị trong Giáo Hội, đến vinh quang giữa trần thế.

Nhưng không vì thế mà ngài quên mình là người hiến thân trọn vẹn cho Chúa, cho Giáo Hội của Chúa. Chính vì thế ngài không sống theo chiều kích cao sang bề nổi mặt tiền. Trái lại, ngài tìm con đường thánh ý Chúa qua đời sống chiêm niệm trước mặt Chúa trong cầu nguyện và trong suy niệm.

1. Con người suy tư

Thánh Cha Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2005 trên đài truyền hình Balan đã nói về nếp sống chiêm niệm của vị tiền nhiệm của mình: „ ...Khi tận mắt nhìn thấy ngài cầu nguyện, tôi cảm nhận ra đó là một người của Chúa. Một người sống kết hợp mật thiết với Chúa, hơn thế nữa đó là người sống trong Chúa. Đó là điều căn bản sự cảm nhận của tôi. Những lần gặp gỡ nói chuyện với ngài, tôi đều cảm nhận được tâm tình cởi mở tràn đầy tình người tuôn trào từ tâm hồn trái tim của ngài. Trong những cuộc gặp gỡ trước Họp Mật Nghị bầu đức Giáo Hoàng mới với các vị Hồng Y, ngài đã nhiều lần phát biểu nói lên tâm tư suy nghĩ của mình. Và qua đó tôi đã có cơ hội lắng nghe một người có trí óc suy nghĩ sâu sắc cùng nhìn xa trông rộng.“

2. Đời sống đạo đức chiệm niệm

GP II santo subito.jpgtrong suot 10x350.png

Ký gỉa Yuliya Tkachova hỏi Ông Hesemann về gương mẫu đời sống đức tin của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị qua những lần Ông được diện kiến ngài. Ông nói lên tâm tư của mình:

Ngài là một người của đời sống cầu nguyện. Khi cầu nguyện ngài chìm sâu trong chiêm niệm, ngài rất có lòng sùng kính Phép Thánh Thể và lòng sùng kính mộ mến Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Đó là cung cách sống lòng đạo đức căn bản phổ thông bình dân. Và qua đó, cung cách sống lòng đạo đức phổ thông được phục hồi công nhận nâng cao trên toàn thế giới, chứ không phải như nhóm phái thần học tân thời cấp tiến coi thường cung cách sống này.

Ngài đã tái khám phá ra mầu nhiệm Kinh mân côi, và đã lập thêm mầu nhiệm Năm Sự Sáng chặng đường đời sống Chúa Giêsu cho việc lần chuỗi mầu nhiệm kinh mân côi đã có sẵn ba mầu nhiệm Vui, Thương mừng về cuộc đời Chúa Giêsu.

Ngài cổ võ lòng sùng kính Lòng Thương xót Chúa trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Chính ngài đã thiếp lập ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa vào Chúa nhật thứ hai sau lễ Phục sinh hằng năm.

Ngài đã qua đời vào buổi chiều trước ngày lễ kính Lòng thương xót Chúa, ngày 02.04.2005. Và năm nay vào ngày Chúa Nhật lễ kính lòng Thương xót Chúa, ngày 01.05.2011, ngài được tôn phong nâng lên hàng Chân Phước trong Giáo Hội Công Giáo.“ ( Kath.net 29.04.2011).

3. Sống liên kết với Thiên Chúa

Ký gỉa Adreas Englisch, người làm việc viết tường trình cho nhiều tờ báo bên Đức từ năm 1995 ở Vatican, cùng đã từng tháp tùng Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô trong những chuyến thăm viếng mục vụ của ngài đi khắp nơi trên thế giới, đã viết thuật lại những điều mắt thấy tai nghe cùng cảm nhận của mình về Đức cố Giáo hoàng vĩ đại trong cuốn sách: Johannes Paul I I., Das Geheimnis des Karol Wojtyla, Ullstein München 2004

3.1. Dấu hiệu từ Trời cao

Trong cuộc viếng thăm Ai Cập, tôi cùng tháp tùng luôn sát bên cạnh đức Giáo hòang Gioan Phaolô đệ nhị dù ngài tuổi gìa sức yếu cũng đã leo lên núi Sinai, nơi ngày xưa Thiên Chúa đã hiện ra với Thánh tri Maisen.

Hôm đó trời rất nóng nực, không một vầng mây trôi trên nền trời. Nhưng nơi khuôn mặt đôi mắt ngài tỏa chiếu ánh sáng niềm vui mừng hân hoan. Ngài cất tiếng giảng không phải để cho những người đứng đó dưới trời nắng nóng bức, mà ngài đang nói thưa chuyện với Đấng Tạo Hóa: „ Đấng đó là Thiên Chúa, Ngài đến để gặp chúng ta, nhưng chúng ta không thể nắm giữ Ngài được. Đấng đó là Thiên Chúa: Đấng đó đã nói: Ta là đấng tự hữu hằng có mặt bên cạnh con người“

Đức giáo hoàng nói chậm rãi và nhỏ dần, cuối cùng ngài đan đôi tay lại trước ngực và giữ yên lặng. Mọi người chờ đợi Phép Lành kết thúc của ngài. Nhưng ngài vẫn ngồi yên lặng. Ngài nhìn lên phía cao nơi ngọn núi Sinai, nơi đó Thánh Tiên Tri Maisen đã đến cầu nguyện. Và ngài chiêm ngắm bầu trời. Tôi không hiểu ngài đang suy nghĩ muốn gì. Nhưng một lúc sau,tôi hiểu ra: Ngài đang chờ đợi.

Phải, Đức Giáo hoàng đang chờ đợi một dấu chỉ. Ngài tin tưởng chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ trả lời cho ngài về suy tư: Thiên Chúa Ngài là ai?

Mọi người đứng xung quanh trở nên mất bình tĩnh không còn yên lặng nữa, vì không khí ngột ngạt giữa trời nóng bức không có gío thổi. Bỗng chốc tôi thấy mắt ngài mở sáng như một làn chớp xẹt tạt qua. Ngài ra dấu hiệu cho chúng tôi qua cử chỉ của ngài: Các con nhìn kìa, Thiên Chúa đến đó!

Bầu trời trong xanh không một cụm mây bỗng chốc những cụm mây trắng kéo tới bay khắp nơi. Và cùng GP II santo subito 1.jpgtrong suot 10x350.pnglúc đó ngọn gió mát thổi xuống, cây cối chuyển động, không khí trở nên mát dịu. Trên khuôn mặt ngài nở nụ cười và ngài ban Phép Lành kết thúc buổi lễ hôm đó.

Sự kiện này làm nhớ lại Thiên Chúa cũng đã hiện ra cho con người trên núi Sinai ( Sách xuất hành 19, 9-18) qua dấu hiệu trong cụm mây, qua bụi cây có ngọn lửa cháy ( Xuất Hành 3,1-6), và Thiên Chúa cũng đã hiện ra với Tiên Tri Elija trong tiếng gió thổi nhẹ nhàng ( 1 Sách Các Vua 19,12).

Sự kiện này xảy ra ở vùng núi Sinai, như dân chúng ở đây cho biết, hầu như không chưa xảy ra bao giờ là có mây kéo trên nền trời. Nhưng điều khác thường, bất thường đã xảy ra nơi đây hôm nay.

Đức Thánh Cha đã sống trải qua với Thiên Chúa, lẽ tất nhiên trong nội tâm, nhưng cụ thể cùng cường độ mạnh rõ ràng gây ấn tượng cảm động sâu thẳm nơi ngài nơi đây và hôm nay. ( trang 223-224).

3.2. Ngọn gió Đức Chúa Thánh Thần

Trong cuộc viếng thăm mục vụ đất nước Cuba năm 1998, ngày 25.01.1998 Đức Giáo Hoàng đến dâng thánh lễ ở quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Havana của nước Cuba như chương trình đã thỏa thuận ấn định với nhà nước. Chính quyền Castro tuy không ra mặt ngăn cản dân chúng đến dự lễ. Nhưng qua phương tiện truyền thông, họ tìm cách đánh lạc hướng chú ý của dân chúng về cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, nhất là họ nói rằng có thể chừng hơn kém tám ngàn người tới tham dự thánh lễ thôi, đang khi phía Tòa Thánh Vatican hy vọng chừng hai chục ngàn người. Thời tiết hôm đó lại cũng không có gì sáng sủa tốt. Đám mây kéo tới dầy đặc không có gió thổi, bầu trời như đe dọa mưa to. Tất cả hầu như bất lợi cho Đức Giáo hoàng.

Nhưng đang khi Đức giáo hoàng trên đường tới quảng trường, như một phép lạ xảy ra: hàng ngàn người rủ nhau lên đường tuôn kéo đến địa điểm hành lễ. Họ lũ lượt đi bang ngang qua những trạm kiểm soát của cảnh sát. Họ chen chúc đi qua những con đường nhỏ hẹp trong thành phố Havana kéo về quảng trường. Khi Đức Giáo hoàng tiến ra bàn thờ khoảng hơn kém một trăm ngàn người Cuba đã đến tụ tập tham dự thánh lễ của ngài. Thật là một điều lạ lùng. Phải, đó là một phép lạ. Chế độ cộng sản vô thần của Fidel Castro phải chấp nhận chịu thua sức mạnh thu hút của Đức giáo hoàng. Vì đã không làm sao ngăn cản nổi người dân đông đến như thế kéo đến tham dự Thánh lễ của ngài, đến nghe Đức giáo hoàng rao giảng sứ điệp Lời Chúa Giêsu, giữa lòng xã hội chủ nghĩa vô thần.

Từ trên bục cung thánh bàn thờ, Đức giáo hoàng nhìn đám đông dân chúng trứơc khi bắt đầu Thánh lễ. Ngài không nhìn lầm sai đâu. Điều đang xảy ra trước mắt làm ngài cảm động: Phải chăng là dấu chỉ của Thiên Chúa đã tỏ hiện mà ngài trong suốt thời gian ở đây đang chờ đợi? Phải chăng, số đông trăm ngàn người không thể tưởng tượng dự tính nổi đã kéo về đây như phép lạ đang xảy ra?

Nhưng Đức giáo hoàng còn chờ đợi dấu lạ nữa có thể xảy ra. Và đúng như vậy, bầu trời ở quảng trường lúc đó phủ kín đầy cơn mây đe dọa mưa đổ xuống, khí hậu ẩm ướt nóng bức ngột ngạt, không có gió thổi lại càng ngột ngạt hơn nữa. Nhưng đã tới giờ dâng Thánh lễ. Và ngài đã bắt đầu Thánh lễ.

Khi Đức giáo hoàng nói những lời chúc lành cho đất nước đảo Cuba thì bỗng chốc những tiếng rì rào của gió kéo thổi tới càng lúc mạnh hơn, những lá cờ ủ rũ nằm gục giờ có gió thổi bắt đầu tung bay trong khoảng trời. Đám mây đen đe dọa đổ mưa trôi đi nhanh chóng, mặt trời xuất hiện chiếu tỏa ánh náng xuống mặt đất. Đức giáo hoàng lập tức ngừng lại. Ngài hướng ánh mắt nhìn dân chúng đang hít thở thưởng thức không khí tươi mát lan tỏa trong không gian. Ngài ngó nhìn những người phóng viên chúng tôi với ánh mắt vui mừng tin tưởng như muốn nói: Các anh nhìn thấy chưa? Thiên Chúa đến đó!

Tươi cười nhìn chung quanh một vòng, Đức giáo hoàng Phaolô đệ nhị cất tiếng nói thẳng vào Micàrô với dân chúng:„ Anh chị em đã đón nhận được làn gió chưa? Tôi cho là làn gió này rất có ý nghĩa với chúng ta. Phải chăng Đức Chúa Thánh Thần chẳng đến như tiếng gió thổi sao?“ Nói xong ngài nở nụ cười tươi thắm và giơ tay ban phúc lành cho đất nước đảo Cuba.

Với Đức giáo hoàng những dấu chỉ xảy ra đó là cuộc gặp gỡ sống động với Đấng Tạo Hóa, mà Ngài đã soi sáng cùng hướng dẫn cho Đức giáo hoàng đến thăm viếng mục vụ đất nước đảo này còn đang sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản. (Trang 251-253)

3.3. Đức Mẹ Fatima

Lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ là dấu chỉ đặc điểm đời sống đạo đức của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngày 13.05.1981 ngài bị bắn ám sát nhưng chỉ bị thương nặng, mà ngày này lại là ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917. Nên biến cố này lại càng củng cố lòng tin tưởng xác tín của ngài nơi Đức Mẹ. Với Đức Giáo hoàng Karol Wojtyla không có chút gì hồ nghi, rằng Thiên Chúa hằng thường xuyên trực tiếp gửi đến cho con người những dấu chỉ. Thiên Chúa hằng bằng nhiều cách qua thời gian cùng không gian trực tiếp giao tiếp với con người.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị tin tưởng chắc chắn rằng, Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Chính Đức Mẹ đã lèo lái viên đạn bắn vào ngài đi trệch ra chỗ khác, nhờ đó ngài được gìn giữ che chở chỉ bị thương chứ không bị tử thương. Ngài tin tưởng Thiên Chúa qua những lời tiên báo ở Fatima muốn gửi đến cho ngài sứ điệp:“ Con sẽ phải chịu đựng nhiều đau khổ cho Cha“. ( trang 311)

4. Sứ điệp lòng yêu thương

Mùa Xuân năm 2003 Đức Giáo Haòng Gioan Phaolô đệ nhị viết Tông hiến thứ 14. và cũng là Tông hiến cuối cùng trong triều đại giáo hoàng hơn 26 năm của ngài: Ecclesia de eucharistia

Tông hiến này đề cập đến mầu nhiệm linh thiêng cao cả của Phép Thánh Thể, mà trí khôn lý luận của con người chúng ta không thể cắt nghĩa được.

Mầu nhiệm linh thiêng cao cả Phép Thánh Thể không thể cắt nghĩa nổi bằng lời nói chữ viết này là nền tảng của đức tin vào Thiên Chúa. Và đó cũng là lương thực, là dấu chứng tình yêu sự hy sinh của Thiên Chúa cho con người.

Sự sống của mỗi con người, của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cũng là mầu nhiệm linh thiêng không cắt nghĩa hiểu được.

Thiên Chúa đã sắp xếp dự phòng qua con người cùng đời sống của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị gửi đến cho nhân loại sứ điệp lòng yêu thương của Ngài.

Chúa đang gởi đến cho chúng ta một sứ điệp, đó là Chân Phước Gioan Phaolô II. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một vị thánh đương thời.

Ngài là người môn đệ Chúa đã được tham gia sâu sắc vào cuộc thương khó Chúa.

Ngài là vị chủ chăn đã luôn dạy đoàn chiên về bổn phận yêu thương nhau.

Ngài là người con Đức Mẹ hay kêu gọi mọi người hãy trông cậy vào Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

Ba tình thương đều có hy sinh.

Ba tình thương như ba dòng chảy ơn thánh, giúp chúng ta đến với Chúa và gần lại với nhau.

Ba dòng chảy này giúp chúng ta sống Lời Chúa về tình yêu một cách phong phú và cụ thể trong thời sự hôm nay.

Vì thế, với việc suy gẫm Lời Chúa hôm nay, cùng với việc phong Chân Phước ngày mai (01.05.2011) cho Đức Gioan Phaolô II, Chúa muốn chúng ta hãy vững tin vào đường lối, mà Chúa đã dạy trong Lời Chúa và trong vị tân Chân Phước, đường lối đó chính là tình yêu hy sinh. Khi bản thân ta biến thành của lễ tình yêu hy sinh, thì chúng ta sẽ làm cho Chúa được vinh quang. „ (GB. Bùi Tuần, Vinh quang Thiên Chúa).

Giáo Hội ngày nay không cần nhà cải cách. Giáo Hội cần những Vị Thánh mới. Vì hầu như có quá ít hay không có những đóng góp vào sự chăm sóc cho việc triển nở cung cách nếp sống đạo đức thường ngày, như việc tôn kính các Thánh trên trời.“ (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị năm 1979).

Vâng Giáo Hội chúng ta hôm nay có thêm Vị Thánh mới: Chân Phước Gioan Phaolô đệ nhị, người đã sống thực hiện trong đời mình những đóng góp chăm sóc cho nếp sống đạo đức bình dân, phổ thông, như việc lần hạt kính Đức mẹ, yêu mến Bí tích Thánh Thể, sốngn lòng khiêm nhường bác ái…hằng ngày được gìn giữ sống động cùng lan rộng trong khắp Giáo Hội hoàn cầu.

Chân Phước Gioan Phaolô là người của Thiên Chúa, của Giáo Hội, có ơn đặc sủng (Charisma) thu hút con người, như khả năng gây thiện cảm, năng khiếu về kịch nghệ điện ảnh truyền thông.

Chân Phước Gioan Phaolô trong thời gian từ 1978 đến 2005 trên cương vị Giáo hoàng Giáo Hội Công giáo, vị đại diện Chúa Giêsu Kitô ở trần gian là một vị tông đồ dấn thân trọn cho việc truyền giáo: đi đến thăm viếng mang Lời Chúa cho các dân tộc trên thế giới, gây lòng phấn khởi nơi người trẻ về Chúa Giêsu.

Đây là cung cách của nếp sống trải rộng theo đường ngang chân trời, như chiều cây ngang của cây Thánh gía.

Chân Phước Gioan Phaolô đệ nhị lúc còn sinh thời là vị Giáo hoàng có một đời sống đạo đức chiêm niệm sâu xa vào Chúa. Đây là cung cách sống tiếp nhận sức lực ân huệ từ nơi gốc nguồn Thiên Chúa cho đời sống cũng như công việc mục vụ ngài.

Đây là cung cách của nếp sống theo hình thẳng đứng hướng lên trời cao, nơi là nguồn đời sống của con người. Đường thẳng đứng vươn lên cao là hình chiều thẳng đứng của cây Thánh gía.

Lễ Phong Chân Phước ngày 01.05.2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Nguồn: vietcatholic.net


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Trọng Thể CTTĐVN- Lm. Đan Vinh HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Josaphat - Lm. Anton Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lễ Mẹ Mân Côi - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
     Suy niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15/09/2021) - Duyên Trần
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Mẹ Lên Trời (15.08) - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lễ Chúa Hiển Dung - Lm. Tam Thái
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh Maria Madalena - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa lễ Thánh Tôma Tông đồ - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Đá tảng đức tin của Tông đồ Phê-rô - Lm. Đan Vinh HHTM

Các bài viết cũ hơn
     Mười điều tâm niệm sống hàng ngày của Chân Phước - Giáo Hoàng Gioan XXIII
     LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI.Minh Tứ
     NGÀY 13 THÁNG 12: THÁNH LUCIA, TRINH NỮ, TỬ ĐẠO
     Ngày 22 tháng 11.THÁNH XÊ-XI-LI-A, trinh nữ, tử đạo.
     LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (01/11) CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI.LM ĐAN VINH.
     Ngày 07 tháng 01:THÁNH RÂY-MUN-ĐÔ, LINH MỤC
     26.12 THÁNH TÊ-PHA-NÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
     24/11 - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - Lm. Giuse Nguyễn Đức Thắng
     THÁNH VALENTINÔ (Saint Valentine's Day)
     Lễ kính thánh Têrêxa Avila