Trang Chủ > Suy Niệm > Các Thánh

NIỀM VUI THẬP GIÁ

 lễ hiển dung.jpg

Theo năm phụng vụ, Giáo Hội đi được một nửa hành trình, lẽ thường Việt Nam chúng ta hay nói: “Hát lâu chầu mỏi”, dễ làm cho việc thờ tự trở nên ngội lạnh, trong đời sống gia đình, và ngay cả trong đời sống tru trì. Vì thế lễ Chúa Hiển Dung như là một ngọn lửa để đốt lên trong lòng người tín hữu sự sốt sắng, tình yêu và sự nhiệt huyết cho hành trình đức tin.

1/ Niềm vui khi lên núi thánh

    Lẽ thường khi nói đến thập giá, người tín hữu hay nghĩ đến đau khổ, hy sinh, và vất vả. Vì thế hay tìm cách từ chối, thoái thác. Bài Tin mừng nằm trong bối cảnh, Chúa Giêsu mạc khải về sự đau khổ của Ngài lần thứ nhất, rằng Ngài phải chịu nhiều đau khổ, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Hiển nhiên khi nghe những lời này, các tông đồ cảm thấy thất vọng và bất an. Vì thế hôm nay Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên một ngọn núi cao, Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông, cho các ông thấy được vinh quang thật của Ngài, một vinh quang ẩn sau thập giá, nhằm củng cố niềm tin cho các ông. Như thế nhìn thập giá không còn là gánh nặng, là đau khổ, thì đó là cuộc Hiển Dung tâm linh cần thiết nhất cho cuộc sống chúng ta.

   Trong một mùa Chay nọ, một ông chồng đi dự tĩnh tâm, sau đó xưng tội, về nhà gặp thấy bà vợ, ông lên tiếng: “bà đứng lại cho tôi bảo”, vừa đến gần ông liền hôn bà vợ chùm chụp từ đầu đến chân, bà la lên, ông này nhảm nhí gì vậy? ông trả lời, tôi di xưng tội, cha xứ ra việc đền tội về nhà hôn thập giá của con mười cái, tôi suy nghĩ mãi mới nhận ra được, thập giá của tôi chính là bà, vậy bà để cho tôi làm việc đền tội.

2/ Niềm vui Vâng Phục

   Biến cố Chúa Giêsu Hiển Dung đàm đạo với Môsê và Êlia, vì Môsê là tượng trưng cho sách luật, lề luật phải hướng về Chúa Giêsu để được nên trọn vẹn và hoàn hảo. vì Êlia là tượng trưng cho sách Ngôn sứ, Chúa Giêsu đến để thi hành những gì các sách thánh đã viết. Đồng thời tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người, các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Tất cả những điều này làm chứng rằng, Chúa Giêsu đến trần gian, thập giá Ngài chọn, chính là vâng phục hoàn toàn theo thánh ý Chúa Cha. Vâng phục trở thành vinh quang. Sống theo luật Chúa, sống theo Lời Chúa, Sống theo gương vâng phục như Đức Giêsu là chúng ta được biến đổi dung mạo sáng láng

3/ Niềm vui xuống núi

     Niềm vui không phải là được ở trên núi, dựng ba lều, mà niềm vui “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”

    Là cuộc đời làm chứng nhân như Phêrô trong bài đọc hai, người đã chứng kiến cùng với Gioan và Giacôbê, lúc Chúa Hiển Dung. Minh định cho chúng ta thấy.  Biến cố Hiển Dung: “như chiếc đèn tỏ rạng giữa tối tăm”. nhằm giúp chúng ta tin tưởng yêu mến thập giá và sự vâng phục

    Niềm vui vượt trên những giá trị trần gian   Bài đọc một kể về thị kiến của tiên tri Đanien. Đó là chính dung mạo của Chúa Giêsu sau khi Ngài đã hoàn tất  sứ vụ của mình vâng theo thánh ý Chúa Cha và đón nhận thập giá. Để rồi Chúa Cha trao quyền xét xử.

Lm. Tam Thái


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Trọng Thể CTTĐVN- Lm. Đan Vinh HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Josaphat - Lm. Anton Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lễ Mẹ Mân Côi - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
     Suy niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15/09/2021) - Duyên Trần
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Mẹ Lên Trời (15.08) - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh Maria Madalena - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa lễ Thánh Tôma Tông đồ - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Đá tảng đức tin của Tông đồ Phê-rô - Lm. Đan Vinh HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Truyền Tin - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh GIUSE - Lm Giuse Đỗ Nghĩa Trí
     HÃY ĐẾN CÙNG THÁNH GIUSE - Gm. Louis Nguyễn Anh Tuấn
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Stephano Tử Đạo - Lm J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Nt. M. Anh Thư. OP
     Ngày 28 tháng Mười: Lễ Thánh Si-mon và Thánh Giu-đa Tông đồ.
     Ngày 15 Tháng Chín: "Lễ Đức Me Sầu Bi"