Ngày 28 tháng Mười
Thánh Si-mon và Thánh Giu-đa
Tông đồ
(Thế kỷ I)
Chúng ta được biết rất ít về hai thánh Tông dồ Si-mon và
Giu-đa vì hình như các ngài chỉ được Chúa Giê-su chọn như những người “phụ tá”. Trong bản danh sách các Tông đồ theo Tin Mừng,
Mác-cô (Mc 3, 18) và Mát-thêu (Mt 10, 4) thánh Si-mon được xếp thứ 11, còn thánh Giu-đa cũng được
gọi là Ta-đê-ô được xếp thứ 10 trong Nhóm Mười hai. Như yậy, chúng ta có thể phỏng đoán rằng
sở dĩ hai vị Tông đồ này được xếp vào gần cuối bản danh sách các Tông đồ có lẽ
vì các ngài đã đi theo Chúa muộn hay vì còn trẻ tuổi hơn các vị khác chăng?
Thánh Tông đồ Si-mon có biệt danh là “Nhiệt thành”, có lẽ vì
người thuộc nhóm cực đoan, chống
lại người Rô-ma. Riêng về cuộc đời giảng đạo
và cuộc tử nạn của ngài lại có nhiều sử liệu khác
nhau? Theo ông Ni-xê-phô Ca-lít-tô một tác giả thời danh vào thế kỷ mười bốn,
thì thánh nhân giảng đạo ở Phi Châu và Anh Quốc. Ý kiến này phù hợp với sự quyết
đoán của nhiều sử gia Hy Lạp, tuy nhiên ít được coi là
chính xác. Vì theo thánh Pho-tu-na Giám mục thành
Po-i-chi-ê sống vào cuối thế kỷ thứ sáu, chúng ta biết
thánh Si-mon
và thánh Giu-đa được mai
táng tại Ba Tư. Tác giả cuốn
“Dã sử về các Tông đồ” cũng
chép: Hai thánh nhan
lãnh phúc tử đạo tại
Su-a-ni thuôc Ba Tư. Măt khác,một Thầy
dòng tên là E-pi-phan lại viết trong cuốn “Tiểu sử thánh An – rê Tông đồ” rằng: “Tại Ni-cốp-si một tỉnh nhỏ gần miền Cô-ca-si, người ta còn giữ được hài cốt thánh Si-mon”. Cũng tại nơi đây và ở quãng thế kỷ thứ 7 nhiều
giáo hữu Hy Lạp đã góp tiền xây một nhà thờ kính thánh nhân. Sau hết, từ xưa,
trong đền thờ cổ kính thánh Phê-rô tại Rô-ma vẫn có một bàn thờ kính riêng hai
thánh Si-mon và Giu-đa. Vậy phải chăng căn cứ
theo những sử liệu trên mà trong cuốn “Tử đạo” của dòng thánh Hiê-rô-ni-mô, người ta đã quả quyết hai thánh Tông
đồ tử đạo ngày 1 tháng 7 và kính lễ các ngài vào ngày 28 tháng 10.
Còn thánh Giu-đa, mặc dầu được nhắc đến nhiều hơn trong Tin Mừng,
người ta cũng không được biết rõ về
dòng tộc, đời truyền giáo và cuộc tử đạo của ngài. Tuy nhiên có điều chắc chắn
này, ngài là một trong 12
vị Tông đồ, cũng được gọi
là Tha-đê-ô và đã được thánh Giê-rôm-ni-mô tặng khen là “Người có bản lĩnh”.
Cũng
chính ngài là người đã hỏi Chúa trong bữa ăn
tôi: Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình cho chúng con, không tỏ mình cho thế
gian?” (Ga 14, 22); và ông nhân được lời Chúa hứa: “Ai mến Thầy thì Cha của hầy
sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ và ỏr lại với người ấy” (Ga 14,
23). Thánh Giu-đa là người làng Na-gia-rét, con ông Clô-pa và bà Ma-ri-a, anh em với Chúa Giê-su. Về sau, ông O-ri-den tìm được một bức thư nhỏ của thánh Giu-đa; nhờ đó, người ta có thể đoán rằng thánh Giu-đa cùng đi giảng Tin Mừng với “Những anh em Chúa Giê-Su’’ (Xem I Cor
9, 5). Tuy nhiên không biết rõ ngài đi
ra giảng những nơi nào!
Theo thánh Giê-rô-ni-mô, thánh Giu-đa giảng Tin Mừng tại Ốt-ro-gen, còn theo ông Ni-xê-pho Can-lit-tô
thì ngài đi truyền bá Tin Mừng tại Mê-sô-pô-ta-mi. Thánh Pau-li-nô thành Non lại chủ trương thánh Giu-đa là Tông
đồ xứ Li-bi-a. Riêng về cuộc tuẫn giáo của thánh Giu-đa, hiện nay không một sử
liệu nào xác định rõ được nơi chôn nào. Tuy nhiên cho đến bây giờ các sách “Tử
đạo La-tinh” vẫn giữ ý kiến của thánh Giám mục Phô-tu-na cho rằng xác thánh
Tông đô Giu-đa đã được mai táng tại Ba Tư.
Lời nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã
dùng lời các thánh Tông đô rao giảng để cho chúng con được nhận biết danh Chúa. Xin nhận lời hai thánh Tông đồ Si-mon và Giu- đa cầu nguyện mà cho Hội Thánh được phát triển
không
ngừng. Khắp nơi trên trần
thế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.