Trang Chủ > Suy Niệm > Các Thánh

Ngày 28 Tháng Tám

Thánh Âu-gút-ti-nô Giám mục Tiến Sĩ Hội Thánh

(354-430)

augustino.jpg

Những người được gọi là đại thánh, thường là những người có một đời sống trổi vượt thời bình sinh và còn để lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp sau khi qua đời. Thánh Âu-gút-ti-nô, vị Giám mục khiêm tốn ở Phi Châu, xứng đáng được ghi vào sổ bộ các thánh thời danh của Hội Thánh. Ngài là một trong bốn vị Tiến sĩ danh tiếng thuộc Giáo Hội Phi Châu.

Âu-gút-ti-nô sinh tại Ta-gát, nay là Xúc-a-ra, An-dê-ri năm 1354 trong một gia đình giàu có, nhưng thiếu bầu khí đạo đức. Thân phụ tên là Pa-ti-xi-ô, một người ngoại đạo, lại có tính hung bạo và cục cằn. Ông là con một gia đình tư sản ở vùng quê, nhưng lại quen vơ! nhiều giới quí tộc trên thành phố. Vì thế, dù ngoại giáo ông đã kết hôn với một thiếu nữ trẻ đẹp và rất mực đạo hạnh, tên là Mô-ni-ca. Mô-ni-ca chỉ vì muôn tuân the Chúa, nên đã gánh chịu bao cảnh đau lòng trong đời sống mới: Đời sống làm dâu thảo, làm vợ hiền, làm mẹ đầy hi sinh. Phải chính sự vâng lời, nhịn nhục đối với cha mẹ chồng, lòng hy sinh chung thủy đối với người bạn trăm năm và tình yêu mẫu tử đối với con cái, đã làm cho thánh nữ Mô-ni-ca trở thành một vị đại thánh và thành một ngôi sao sáng chói chỉ lối cho các bà mẹ. Bà sinh hạ được ba người con: Âu-gút-ti-nô là anh cả, rồi đến Na-vi-di-ô sau này cũng trở lại cùng với anh là Ảu-gút-ti-nô, người con thứ ba là cô gái út thùy mị và đạo đức. Lớn lên, cô dâng mình cho Chúa, làm tu viện trưởng một tu viện và chết tại Híp-pôn năm 424.

Mặc dầu sống trong một gia đình ngoại giáo, bà Mô-ni-ca không sao nhãng bổn phận giáo dục đạo đức dối với các con. Bà tìm hết cách cho các con được học biết giáo lý và chuẩn bị cho các con lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Vì thế, tuy theo thói quen bấy giờ là không rửa tội cho các trẻ em nhỏ tuổi, bà gửi Âu-gút-ti-nô đến học các lớp dự tòng. Lúc ấy, Âu-gút-ti-nô mới tám tuổi, cậu chỉ mê chơi, coi việc cắp sách đến trường là một gánh nặng. Biết tính con, bà âm thầm chịu đựng, lấy việc cầu nguyện, lấy nhẫn nhục và dịu hiền giáo dục con.

Âu-gút-ti-nô nghịch ngợm và ương ngạnh, nhưng rất giàu tình cảm. Nhờ đó, cậu cũng dễ cảm nhận phần nào tình yêu thánh thiện và nhiệt tình của mẹ: Nhưng đặc biệt hơn cả là trí khôn thông minh của cậu. Mãn tiểu học trường làng, cậu được cha mẹ cho lên học văn chương tại Ma-đô. Cậu thích học tiếnng  La- tinh hơn tiếng Hy-lạp. Những tác phẩm của thi sĩ Viếc-din mở cho cậu một chân trời mới. Năm 370, Âu-gút-ti-nô theo học khoa Tu từ học tại Các-ta-đơ, một thành phố hoa lệ và nổi tiếng văn học,  nghệ thuật thời bấy giờ. Nơi đây, cảnh sống phù hoa và những trào lưu tư tưởng ngoại giáo ảnh hưởng đến tâm hồn Âu-gút-ti-nô và biến chàng thanh niên ấy thành một người ham mê cuồng loạn, chơi bời, trụy lạc và chiều theo những tư tưởng nghịch với đức tin. Tuy nhiên, với trí thông minh tuyệt vời Âu-gút-ti-nô, một sinh viên 18 tuổi đã thụ hưởng đươc nhiều kết quả tốt đẹp cho tương lai. Nhưng khi sắp sửa tốt nghiệp khoa Luật, thì nhận được tin buồn: Thân phụ qua đời làm gián đoạn việc học của Âu-gút-ti-nô. Bỏ luật, Âu-gút-ti-nô theo học Triết lý và kết thân với một sinh viên trẻ tuổi tên là A-líp, sau này làm Giám mục Ta-gát. Theo lời khuyên của bạn, Âu-gút-ti-nô bắt đầu học Kinh Thánh. Nhưng chẳng bao lâu, Âu-gút-ti-nô cảm thấy nhàm chán vì nhiều đoạn khó hiểu với lối văn La-tinh vụng về. Cảm thấy không thoả mãn trong việc học Kinh Thánh, lại bị dục tình nổi lên quấy phá tâm hồn, Âu-gút-ti-nô tin theo thuyết nhị nguyên của Ma-nét. Khi trở về Ta-gát với tư cách là Giáo sư văn phạm, Âu-gút-ti-nô không ngớt lời khen ngợi học thuyết Ma-nét. Ngoài ra, Âu-gút-ti-nô còn lôi kéo hai bạn Lô-ma-niên và A-líp theo học thuyết Ma-nét. Cách sống của Âu-gút-ti-nô đã gây nhiều đau khổ cho mẹ là bà Mô-ni-ca. Vừa mới được an ủi và vui mừng vì sự trở lại đạo Công giáo và thống hối thật tình của người chồng trước khi chết, lúc này, tâm hồn bà Mô-ni-ca lại tràn ngập đau khổ vì sự cô chấp và chạy theo lạc thuyết Ma-nét của Âu-gút-ti-nô, con bà.

Khi bà đau khổ thấy con phản bội chân lý đức tin Công giáo, Chúa đã an ủi bà bằng một giấc mộng: Ba nhìn thấy Âu-gút-ti-nô đứng sát cạnh bà trên một cái thước gỗ, mà sau này, thánh Âu-gút-ti-nô đã kể lại sau: “Bấy giờ, mẹ tôi thấy một thanh niên chói sáng đến cùng ngài mà hỏi: Tại sao bà khóc?. Mẹ tôi trả lời rằng: “Tôi khóc linh hồn con tôi”. Người thanh niên trẻ trai đó trả lời: “Bà đừng khóc nữa, bà hãy nhìn xem con bà kia kìa: Bà ở đâu thì con bà ở đó. Thế rồi, mẹ tôi nhìn tôi và thấy tôi cùng đứng trên cùng một cái thước gỗ đó”. Phải chăng đó là dấu hiệu người con của bao nước mắt của bà không bị hư mất đời đời. Nhưng với tuổi trẻ đầy kiêu hãnh, Âu-gút-ti-nô không muốn nghe theo những lời khuyên bảo của mẹ. Âu-gút-ti-nô đột ngột trở lại Các-ta-dơ, mở trường dạy khoa hùng biện với sự cộng tác của hai người bạn là Rô-ma-niên và A-líp.

Mùa thu năm 383, Âu-gút-ti-nô, cảm thấy tâm hồn nặng trĩu đau buồn, một phần vì chán cái nghề dạy học, phần khác vì cái chết của người bạn chí thiết! Nhưng, chính lúc tâm hồn sầu muộn và đau khổ ấy, ơn Chúa hoà lẫn với những giọt nước mắt của bà Mô-ni-ca, dã đánh động và cảm hoá Âu-gút-ti-nô: Ngài nhận thấy bè rối mình theo trong mười năm là một hành động ngạo ngược vô lý! và Âu-gút-ti-nô đã từ bỏ. Sự thay đổi đột ngột và lớn lao ấy được thể hiện băng ý định đi Rô-ma để tìm lại sự thanh thản của tâm hồn. Nhưng có ngờ đâu, đau khổ lại dồn dập đến với Âu-gút-ti-nô. Trong khi thân xác bị những cơn sốt rét hành hạ, tâm trí quay cuồng vì những tư tưởng phản đạo, còn tâm hồn bị giày vò bởi những hình ảnh tội lỗi. Âu-gút-ti-nô cảm thấy như bị Thiên Chúa ruồng bỏ. Sau này khi đã trở lại với Thiên Chúa,  Âu-gút-ti-nô nhớ lại giây phút đen tối ấy, ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, nếu lúc bấy giờ Chúa để con phải chết, thì con sẽ đi về đâu!”  Khỏi bệnh, Âu-gút-ti-nô được mời làm Giáo sư khoa hùng biện tại Mi-lăng. Như thế, Âu-gút-ti-nô có dịp giao tiếp thường xuyên với thánh Giám mục Am-brô-si-ô. Với tính tình vui tươi, cởi mở và đời sống thánh thiện, thánh Am-brô-si-ô đã chiếm được lòng cảm phục và tín nhiệm của Âu-gút-ti-nô. Chính Đức Giám mục Am-brô-si-ô đã giúp Âu-gút-ti-nô tìm hiểu về Kinh Thánh. Nhờ lời khuyên bảo của thánh Giám mục Am-brô-si-ô, Âu-gút-ti-nô đối xử với mẹ ngài thành thực và ngoan ngoãn hơn. ít ngao du, đàng điếm, từ nay Âu-gút-ti-nô luôn sống gần mẹ, ngày đêm chăm chỉ đọc Kinh Thánh, nhất là các thư của thánh Phao-lô. Chính vào thời kỳ này, Giáo sư Âu-gút-ti-nô đã lãnh nhận được ánh sáng đức tin để can đảm cắt đứt những quyến luyến sắc dục của tuổi thanh xuân. Một lần kia, trong lúc tâm hồn thác loạn vì tình dục, Âu-gút-ti-nô đã nghe thấy tiếng phán bảo: “Hãy cầm lấy mà đọc, hãy cầm lấy mà đọc”. Giáo sư Âu-gút-ti-nô liền cầm lấy cuốn Kinh Thánh, tìm đọc thư thánh Phao-lô và gặp những lời này: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tuông. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Ki-tô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả man dục vọng” (Rm 13, 13-14).

Đặt sách xuống, Âu-gút-ti-nô quyết định trở về với Đức Kitô. Ngài mau mắn đem tin vui mừng cho mẹ là bà Mô-ni-ca. Niềm vui hiện lên nét mặt, hai mẹ con cùng quì gối cảm tạ Chúa.     

Từ nay, Âu-gút-ti-nô cảm thấy tâm hồn vui tươi, phấn khởi như một bông hoa nớ dưới ánh mặt trời. Ậu-gút-ti-nô được lãnh nhận Bí tích Rửa tội đêm vọng Lễ phục sinh 25 tháng 4 năm 378, do Đức Giám mục Am-brô-si-ô.

Sau đó vì bị bệnh đau cuông phổi, Giáo sư Âu-gút-ti-nô cùng với mẹ từ bỏ Mi-lăng về ở nhà một người bạn tại Cát-xi-ca-un. Nhờ những ngày sống nơi thanh vắng, Âu-gút-ti-nô đã suy niệm Kinh Thánh và giáo lý.

Thời gian hạnh phúc này nhắc nhở Giáo sư Âu-gút-ti-nô và mẹ ngài nhớ tới Ta-gát là quê hương thân yêu của các ngài. Bà Mô-ni-ca muốn cùng con trở về quê hương thân yêu. Nhưng khi về tới hải cảng Ốt-ti-a, thì bà Mô-ni-ca bị bệnh nặng và từ trần cách êm ái tại đây. Tâm hồn đau đớn, nước mắt muôn trào ra, Âu-gút- ti-nô tin rằng mẹ ngài không chết, nhưng là rời bỏ cuộc đời tạm để hưởng hạnh phúc vĩnh cửu thiên quốc. An táng mẹ xong, Âu-gút-ti-nô bỏ ý định trở về Phi Châu, ở lại Rô-ma, thu thập tài liệu, viết cuốn sách minh giáo chống lại lạc giáo Ma-nét.

Cuối năm 388, Âu-gút-ti-nô trở về Các-ta-dơ và Ta-gát. Cùng đi với ngài, có ông bạn A-líp và cậu con trai tên là A-đeo-dạt: Sau ba tháng ở đây, Giáo sư Âu-gút-ti-nô bán hết tài sản lấy tiền cho người nghèo khó. Vào thời gian này, Âu-gút-ti-nô chưa lấy làm thỏa mãn. Mỗi ngày Âu-gút-ti-nô xuất bản nhiều sách như cuốn Bách khoa văn học, luận về âm nhạc v.v… chuyên dùng ngòi bút phục vụ nhân loại, Giáo sư Âu-gút-ti-nô chưa lấy làm thỏa mãn. Mỗi ngày Âu-gút-ti-nô cảm nhận mãnh liệt hơn tiếng Chúa kêu gọi ngài làm “thợ g8ạt” cho đồng lúa Nước Trời. Cái chết thánh thiện, nhưng đột ngột của người con yêu dấu, thêm vào đó tình trạng xã hội văn minh nhưng suy đồi về đạo đức, đã giúp Âu-gút-ti-nô hăng hái nghe theo tiếng Chúa. Ngài lên đường đi Híp-pôn giúp việc truyền giáo cho một vị Giám mục lão thành tên là Va-lê-ri-ô. Sau mấy năm giúp việc truyền giáo Âu-gút-ti-nô tỏ ra có tài lãnh đạo và có một đời sống thánh thiện cao siêu. Vì thế, năm 391, Giáo sư Âu-gút-ti-nô được thụ phong linh mục và lãnh sứ mệnh giảng thuyết chống lại bè rối Đo-nát. (Do Giám mục Đo-nát chủ trương, phát xuất ở Các-ta-dơ thế kỷ IV).

Bốn năm sau, tức là năm 395, linh mục Âu-gút-ti-nô được thụ phong Giám mục, kế vị Đức Giám mục Va-lê-ri-ô. Tiếp tục công cuộc truyền giáo của Đức Giám mục Va-lê-ri-ô, Đức Giám mục Âu-gút-ti-nô rất nhiệt thành với chức vụ Giám mục. Ngài giảng dạy hằng ngày tại nhà thờ chính toà Hoà Bình. Lời giảng dạy của ngài đơn sơ, hấp dẫn, nhưng rất sâu sắc về thần học. Vì thế, đi đôi với đời sống thánh thiện, lời rao giảng của ngài đã tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng, không những trong giáo phận của ngài tại Phi Châu, mà còn lan toả đến khắp nơi như Rô-ma, Pháp, Tây Ban Nha. Người ta càng ca ngợi trí thông minh, sự khôn ngoan của ngài bao nhiêu, thì lại càng cảm phục sự nhẫn nại, lòng khiêm tốn và bác ái của ngài bấy nhiêu.

Đức Giám mục Âu-gút-ti-nô luôn sống thân thiết với linh mục dưới quyền ngài. Ngài ăn mặc đơn sơ như các linh mục. Ngài quan tâm cách riêng đến việc huấn luyện thường kỳ các linh mục, nhất là việc đào tạo các linh mục tương lai được lưu tâm đến một cách đặc biệt hơn hết. Ngài mong muốn tất cả các linh mục trong giáo phận sống chung như một cộng đoàn chân thành nâng đỡ nhau trong mọi công việc. Đường lối huấn luyện của ngài đã công hiến cho Hội Thánh Phi Châu nhiều linh mục thánh thiện, khôn ngoan và thông thái.

Về công trình văn hoá, ngài đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng. Theo ngài, viết sách là một phương pháp rao giảng Tin Mừng có ảnh sâu xa, bền vững và hiệu quả nhất. Mấy năm đầu của chức vụ Giám mục, ngài đã viết: Sách “Những lời tuyên xưng”, hay cũng gọi là “Tự thuật” sách dầy hơn 440 trang bằng một lối văn hết sức sống động. Sách “Những lời tuyên xưng” kể lại cho chúng ta đời sống thân mẫu ngài là thánh nữ Mô- ni-ca và đời sống riêng tư của ngài, vừa là những ca tụng, cảm tạ và thống hối của một tâm hồn yêu mến chân lý sau bao nhiêu ngày tìm kiếm. Hơn nữa sách “Những lời tuyên xưng” còn chứa đựng nhiều tư tưởng thần học. Ngoài ra, từ năm 400, ngài lần lượt cho xuất bản nhiều tác phẩm về minh giáo, tu đức, thần học, văn chương, triết học và chú giải Kinh Thánh.

Ngài là một trong những cột trụ chống đỡ toà nhà Hội Thánh. Chính ngài đã hăng hái chống đối với các lạc giáo Ma-nét, chủ trương thuyết nhị nguyên, lạc giáo Pê-la-gi-ô do thầy dòng Pê-la-gi-ô hiểu sai về ân sủng và lạc giáo Đô-na. Ngài làm việc không biết mỏi mệt cho đến năm 76 tuổi thì bị bệnh nặng. Những cơn sốt rét kinh niên phá hoại sinh lực của ngài. Nhưng bù lại, Chúa ban cho ngài ơn làm phép lạ để đem niềm vui và sức khoẻ phần hồn, phần xác cho nhiều người bị quỉ ám và bệnh tật.

Tháng 8 năm 430, ngài biết giờ chết đã gần đến ngài đề nghị Toà thánh bổ nhiệm linh mục Hê-ra-ki-ô làm Giám mục kế vị ngài khi ngài qua đời. Ngài xin người ta trải lên giường ngài những tấm giấy da và viết trên đó những Thánh Vịnh thống hối. Và cho tới khi tắt thở, ngài đọc đi đọc lại những lời Thánh Vịnh ấy. Ngài qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Híp-pôn.

Sau những năm tận tụy với sứ mệnh tông đồ, ngài trở về trời để lại cho Hội Thánh một giáo thuyết làm tường thành chống đỡ Đức tin Công giáo. Giáo thuyết ấy sẽ còn tồn tại mãi mãi với Hội Thánh với tinh thần Tin Mừng Chúa Giê-su vì giáo thuyết đó đã được xây dựng trong tình yêu, hoạt động trong tình yêu, cho tình yêu, nhờ tình yêu và với tình yêu, như lời ngài đã nói: “hãy yêu đi và hãy làm điều bạn muốn” (AMA ET FAC QUOD VIS).

Lời nguyên:

Lạy Chúa, xin khơi dậy trong lòng Hội Thánh ơn Thánh Thần Chúa đã ban cho Thánh Giám mục Âu-gút-ti-nô, để nhờ thánh Thần nung nấu, chúng con chỉ khát khao một mình Chúa là nguồn mạch sự khôn ngoan đích thực và chỉ tìm kiếm một mình Chúa là Thiên Chúa tình thương. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.


 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Trọng Thể CTTĐVN- Lm. Đan Vinh HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Josaphat - Lm. Anton Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lễ Mẹ Mân Côi - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
     Suy niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15/09/2021) - Duyên Trần
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Mẹ Lên Trời (15.08) - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lễ Chúa Hiển Dung - Lm. Tam Thái
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh Maria Madalena - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa lễ Thánh Tôma Tông đồ - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Đá tảng đức tin của Tông đồ Phê-rô - Lm. Đan Vinh HHTM

Các bài viết cũ hơn
     Chân phước Gioan-Phaolô II – Sứ giả Hòa bình
     Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng chiêm niệm
     Mười điều tâm niệm sống hàng ngày của Chân Phước - Giáo Hoàng Gioan XXIII
     LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI.Minh Tứ
     NGÀY 13 THÁNG 12: THÁNH LUCIA, TRINH NỮ, TỬ ĐẠO
     Ngày 22 tháng 11.THÁNH XÊ-XI-LI-A, trinh nữ, tử đạo.
     LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (01/11) CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI.LM ĐAN VINH.
     Ngày 07 tháng 01:THÁNH RÂY-MUN-ĐÔ, LINH MỤC
     26.12 THÁNH TÊ-PHA-NÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
     24/11 - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - Lm. Giuse Nguyễn Đức Thắng