Ngày 15 Tháng Chín
Lễ Đức Me Sầu Bi
“Đứng gần Thập giá Đức
Giê-su, có thân mẫu Người” (Ga 19, 25).
Những người con yêu của Mẹ
Ma-ri-a mới hoan hỉ mừng lễ sinh nhật của Mẹ được một tuần (ngày 8 tháng 9),
thì hôm nay ngậm ngùi trong ngày lễ Kính Mẹ sầu Bi (ngày 15 tháng 9). Có phải
vì vô tình mà Giáo Hội đặt hai lễ đó cách nhau có bảy ngày chăng?
Không đâu, bạn ạ! Giáo Hội
muốn thế, để tỏ cho chúng ta biết vai trò trọng yếu Chúa dành cho Mẹ một cách
hiển nhiên ngay sau ngày sinh nhật của Mẹ. Mẹ có mặt nơi trần gian là để làm Mẹ
Chúa Cứu Thế và để Đồng Công Cứu Chuộc với Đấng Cứu Thế: Đức Giê-su đã cứu chuộc
nhân loại bằng đau khổ, Mẹ cũng đồng công cứu chuộc nhân loại với Đức Giê-su
cũng phải bằng đau khổ. Giờ đây, chúng ta hãy trầm lặng suy niệm những ĐAU KHỔ
CỦA MẸ CHÚNG TA, thiết tha và cung kính như lúc suy niệm những đau
khổ của Đức Ki-tô, Đấng Cứu Độ chúng ta.
I/ Giáo Hội đã quy chiếu những
đau khổ của Mẹ Ma-ri-a nơi trần gian vào bảy biến cố chính và do đó Mẹ đã được
tôn xưng là “ĐỨC MẸ BẢY SỰ”. Bạn đừng hiểu những sự kiện
đó theo một nghĩa hẹp, vì những đau khổ Mẹ phải chịu ở Na-da-rét, ở Bét-lem, ở
Giê-ru-sa-lem, hoặc trong thời kỳ Đức Giê-su công khai rao giảng Tin Mừng cứu độ
và cả trong thời kỳ Mẹ còn sống nơi trần gian, sau ngày Đức Giê-su đã lên trời.
Con số bảy sự thương khó do Giáo Hội chọn chỉ là để nhắc nhở lại những
trường hợp mà Mẹ sầu Bi đã phải chịu một cách đặc biệt và trong cùng một hoàn cảnh
với Đức Giê-su. Bạn còn nhờ bảy màn ảnh đau thương đó, chúng ta hãy cùng nhau
ôn lại:
1. Mẹ ẵm Chúa Hài Nhi dâng
trong Đền Thánh và nghe lời ông SI-MÊ-ON TIÊN BÁO về tương lai bi thảm của Chúa
Hài Nhi.
2. Trước
hành động dã man của Hê-rô-đê muôn TÌM GIẾT CHÚA HÀI NHI, Mẹ đã phải bồng bế Đức
Giê-su theo chân thánh Giu-se di cứ lánh nạn, không biết đi đâu và cũng không
biết trước ngày trở về.
3. Nhân
dịp đi dự lễ Vượt Qua tại Giê-ru-sa-lem, năm Đức Giê-su lên 12 tuổi, Mẹ và
Thánh Giu-se LẠC MẤT ĐÚC GIÊ-SƯ TRONG BA NGÀY, đã hoảng hốt và đi tìm kiếm.
4. Trên
đường LÊN NÚI sọ, Mẹ Ma-ri-a đã gặp Đức Giê-su với Thập giá trên vai, với vành
gai trên đầu, với tấm thân rách nát tả tơi.
5. MẸ ĐỨNG DƯỚI
CHÂN THẬP GIÁ TREO XÁC ĐỨC GIÊ-SU, chứng
kiến thảm kịch đau thương của Con yêu dấu trong ba giờ, với biết bao hành vi dã
man.
6. MẸ ÔM
XÁC ĐÚC GIÊ-SU mới được tháo đanh, còn mang đầy những vết thương tím bầm do những
cái vả vào mặt, những roi, những đanh, lưỡi đòng còn ghi dấu lại.
7. Và sau cùng, MẸ CHÚNG
KIÊN CUỘC TÁNG XÁC Đức Giê-su, đơn giản, sơ sài, hấp tấp và lạnh
lùng.
Bảy sự thương khó Đức Mẹ, được
Giáo Hội kính nhớ trong lễ này, phải là bảy đề tài suy niệm sâu xa và thảm thiết.
Còn nói chi đến những đau khổ khác. Bạn đừng quên suy niệm mỗi khi có dịp.
II/ Một số người
THẮC MẮC về nguyên nhân những đau khổ của Mẹ, do đó không ý thức được
tinh thần và thái độ chịu đựng của Mẹ. Những thắc mắc không phải là không có lý
do. Vì nguyên nhân của đau khổ là tội lỗi. Mà Mẹ là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội và
cũng là người không hề vương vấn bất cứ một tội lỗi nào. Vậy làm sao đau khổ lại
có thể ảnh hưởng đến Mẹ? Những người thắc mắc đã quên rằng: Mẹ là Đấng Đồng
Công Cứu Chuộc. Trong lịch sử nhân loại, chỉ có hai Đấng không có tội lỗi gì mà
lại phải chịu đau khổ hơn hết mọi người có tội, đó là Đức Giê-su và Mẹ Ma-ri-a
vì hai Đấng đã được Chúa Cha trao cho sứ mệnh cứu chuộc nhân loại. Chúa Cha đã
muôn Đức: Giê-su chịu đau khổ, để cho những người tội lỗi tôn trọng giá trị cao
cả của ơn cứu độ, cũng như giá trị vô biên của đau khổ. Mẹ Ma-ri-a đã ý thức được
điều đó ngay từ đầu và tiếng XIN VÂNG trong ngày Truyền tin đã minh chứng điều
đó. Do đó, Mẹ đã có một tinh thần siêu nhiên trong đau khổ, một thái độ anh
hùng để chịu đựng đau khổ, phát xuất do lòng nhân ái và thương xót bao la đối với
nhân loại, cũng như do tình yêu mến tuyệt vời đối với Đức Giê-su. Mẹ không than
vãn, không khóc lóc, không ngất xỉu trước đau khổ, như nhiều người tưởng tượng
và như nhiều bức họa xuyên tạc cho thêm não nề, bi thảm. “Mẹ cương quyết, kiên
tâm và hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, Đấng đã quyết định Chúa Con phải
chết để cứu chuộc nhân loại” (Giám mục Bốt-xu-ê). Nhìn Đức Giê-su bình thản chịu
đau khổ trên Thập giá, chúng ta cũng phải nhìn nhận sự BÌNH THẢN CHỊU ĐAU KHỔ của
Mẹ dưới chân Thập giá.
III/ Giờ đây, bạn nghĩ sao?
Chỉ vì yêu mến Chúa, chỉ vì yêu thương nhân loại mà Mẹ chấp nhận chịu đau khổ.
Còn bạn, bạn chịu đau khổ để đền tội mình, bạn còn ngại ngùng sao? Vì nhân loại
mà chịu đau khổ, Mẹ vẫn tỏ ra anh dũng. Vì tội mình mà chịu đau khổ, bạn lại tỏ
ra hèn nhát sao? Gương MẸ SÂU BI phải luôn ở trước mặt bạn. Để bạn hiểu rõ giá
trị của đau khổ, hiểu rõ giá trị siêu nhiên của đau khổ, để bạn bắt chước Mẹ
Ma-ri-a mà kiên nhẫn và anh hùng chịu đựng đau khổ. Sau cùng, dể bạn cảm tạ và
yêu mến Mẹ, đã vì bạn mà chịu đau khổ. Bạn hãy sám hối và tẩy trừ tội lỗi vì tội
lỗi bạn đã gây dau khổ cho Chúa, đồng thời cũng gây khổ đau cho Mẹ, người Mẹ đã
đau khổ nhiều vì con cái trần gian.
Lời nguyên:
Lạy Chúa, khi Đức Ki-tô chịu
treo Thập giá, Chúa đã muôn cho Thánh Mẫu của Ngài đứng kề bên mà thông phần
đau khổ. Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh Mẫu mà kết hiệp với Đức
Ki-tô chịu khố hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Ki-tô là
Thiên Chúa hằng sông và hiển trị cùng Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến
muôn thuở muôn đời.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức
Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.