LẠY CHÚA! XIN THƯƠNG XÓT
Mỗi năm, khi chúng ta cùng nhau họp mặt để tham dự Thánh lễ trong ngày thứ tư lễ Tro. Chúng ta cùng nghe lời tiên tri Dô-en mời gọi chúng ta “Hãy xé lòng”. Rồi chúng ta cầu nguyện với thánh vịnh 51. Năm lần chúng ta nhắc lại lời kêu xin : “Lạy Chúa, xin thương xót, vì chúng con là kẻ tội lỗi” khi chúng ta thốt ra lời cầu nguyện tỏ lòng sám hối này – một lời cầu nguyện mà Giáo Hội khuyến khích chúng ta thực hiện trong lòng chúng ta vào ngày thứ sáu Tuần Thánh.
Khi phần mở đầu của thánh lễ được trình bày, điều đó cho thấy, truyền thống Do Thái đã gán Thánh Vịnh 51 cho vua Đa-vit, đó như là lời cầu nguyện của vua về sự ăn năn thẳm sâu đối với hai tội lỗi nghiêm trọng. Việc suy niệm của chúng ta về lời nói của vua thôi thúc chúng ta thú nhận tội lỗi của chúng ta, để đoạt lấy trái tim của chúng ta, và sau đó tìm kiếm và tôn vinh lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa
Một Đầy Tớ Trung Thành Sa Ngã
Đa-vit đã làm gì mà ông phải cầu xin sự tha thứ một cách chân thành như vậy? Sau tất cả, ông là người được Thiên Chúa tuyển chọn để ngồi trên ngai vàng của Israel. Khi ngôn sứ Samuel tìm một người kế vị vua Saolê, Thiên Chúa đã sai ông đến với những người con của Gie-sê “Các con ông có mặt đầy đủ chưa?” Samuen đã hỏi Gie-sê sau khi đã gặp bảy người thanh niên trẻ. Ông Gie-sê trả lời: “Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên”. Người con đó chính là Đa-vit - người mà Thiên Chúa muốn (1Sam 16,11-12). Với tư cách là một vị vua mới lên cầm quyền, Thiên Chúa đã thiết lập giao ước với Đa-vit, Người hứa sẽ làm cho ngai vàng của ông được bền vững mãi mãi (2Sam 7,8-16)
Đối với Đa-vit, ông sẽ trở thành một đầy tớ trung thành của Thiên Chúa. Nhưng một ngày định mệnh đã đến – (như 2Sam 11-12 đã thuật lại chi tiết) – một chuyện đã xảy ra. Vào một buổi chiều, khi vua Đavid đi bách bộ trên sân thượng đền vua, vua thấy một phụ nữ đẹp đang tắm. Tên của bà là Bát Se-Va, các cận thần của vua thông tin cho vua rằng: Bà ta là vợ của ông U-ri-gia, một lính trong quân đội của Israen. Điều đó đã không ngăn cản vua cho triệu Bát Se-Va đến phòng ngủ của vua. Một thời gian sau, bà đã nhắn tin cho vua Đa-vit rằng bà có thai.
Làm thế nào để bao che cho người của Hoàng gia? Kể từ khi U-ri-gia bị dàn trận, cuối cùng ông đã nhận ra đứa bé không phải là con ông. Để giảm sự nghi ngờ của ông, vua Đa-vit gọi ông trở về từ trận chiến và ra lệnh cho ông được trở về nhà với vợ ông. Vua thật ngạc nhiên vì U-ri-gia từ chối, phản kháng rằng bản thân ông không thể hưởng hạnh phúc trong khi mọi người đang đóng trại ở ngoài đồng trống. Vì thế, vua Đa-vit đã âm mưu giêt U-ri-gia tại chiến trường. Rồi ông đã cưới bà Bát Se Va – một cử chỉ có vẻ hào hùng
Vua Đa-vit đã thành công trong việc che giấu tội lỗi của mình đối với tất cả mọi người trừ Thiên Chúa.
Vạch Trần Một Tội Lỗi
Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Na-than đến với vua Đa-vit. Na-than đã bắt đầu thật khôn ngoan bằng cách kể một câu chuyện hư cấu về một tội ác và giả bộ xin vua xét xử kẻ gây ra tội ác. Điều đó liên quan đến một người đàn ông giàu có hàng ngàn con chiên, và một người nghèo chỉ có một con chiên cái nhỏ độc nhất. Khi có khách đến thăm người giàu, ông tiếc của, không bắt chiên, dê… của mình để làm tiệc đãi khách. Thay vào đó, ông bắt con chiên của người nghèo mà làm thịt đãi người đến thăm ông.
Bừng bừng nổi giận với người giàu ấy, vua Đa-vít tuyên bố người giàu đó xứng đáng phải chết. Nhưng vua không ngờ vua đã bị rơi vào bẫy của ngôn sứ Na-than. Na-than đã báo cho vua rằng: “Ngài chính là người giàu đó! Ngài đã cướp vợ của U-ri-gia và giết ông ấy!” Trước khi tạm biệt, ngôn sứ Na-than tuyên bố rằng con trẻ do bà Bát Se-va sinh ra sẽ phải chết.
Sự giả vờ của vua bị lật tẩy, Đa-vít xưng thú với ngôn sứ Na-than: “tôi đã đắc tội với Đức Chúa” (2 Sam 12,13). Nằm dưới đất, vua bắt đầu ăn chay để nài xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi. Và theo như truyền thống, đây chính là thời điểm khi vua Đa-vít cầu nguyện với thánh vịnh 51.
Lạy Chúa, Xin Thương Xót Con
Vua Đa- vít bắt đầu: “Xin thương xót con, lạy Thiên Chúa!” Lời van xin của vua ngắn như những lời xưng thú đơn giản: Bởi vì con biết điều con đã làm. Không đưa ra lý do, không trốn tránh, không giải thích, không có sự nỗ lực để giảm bớt tội lỗi của mình.
Để nài xin lòng thương xót, vua đưa ra lý do tại sao Thiên Chúa nghe lời cầu khẩn của mình: không phải bởi vì vua là một vị vua vĩ đại của Israen, nhưng bởi vì tình yêu bao la của Thiên Chúa: “Xin mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm” (Tv 51,3) Giờ đây, vị vua vĩ đại nằm cầu nguyện và ăn chay trên mặt đất, cuộc sống của vua ở trong tay Thiên Chúa. Tất cả sự vinh quang quyền thế không thể thay thế được sự tha thứ mà vua đang tìm kiếm. Vì thế, vua đã cầu xin Thiên Chúa: “Xin rửa con sạch hết lỗi lầm” (Tv 51,4).
Những lời của vua Đa-vít có một ý nghĩa sâu xa được chứa đựng trong lời cầu nguyện sám hối được bắt đầu khi cử hành Thánh Thể. Ít hơn một cách đáng kể nhưng không kém phần sâu sắc, nghi thức Sám Hối mời gọi chúng ta bắt chước sự ăn năn của vua Đa-vít bằng cách nhận ra tội lỗi của chúng ta trước mặt Thiên Chúa: Xin Chúa thương xót chúng con; Xin Chúa Ki tô thương xót chúng con; Xin Chúa thương xót chúng con. Trước khi chúng ta lắng nghe lời Thiên Chúa hoặc lãnh nhận Bí Tích thánh Thể. Chúng ta hiện diện trước Thiên Chúa như một người tội lỗi, và chúng ta tin tưởng rằng Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta không phải bởi vì chúng ta là ai nhưng bởi vì Thiên Chúa là ai.
Vua Đa-vít tiếp tục thừa nhận rằng tội ác vua đã phạm với Bát Se-va và U-ri-gia đã làm tổn hại đến mối quan hệ của vua với Thiên Chúa: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài” (Tv51, 6). Khi vua tiếp tục cầu nguyện, vua nhận ra rằng, dâng tiến lễ vật lên Thiên Chúa mà không có sự sám hối và hòa giải thì không xứng đáng: “Chúa chẳng ưa thích gì tê phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận” (Tv 51,18). Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê su trình bày làm thế nào để đưa những lời của vua Đa-vít vào trong hành động: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
Tôi Thú Tội
Vua Đa-vít thú nhận rằng tội lỗi của vua cắt sâu vào sự tồn tại của vua, vì thế, vua cầu nguyện xin Thiên Chúa là Đấng ưa thích sự thật, sẽ dạy vua sự khôn ngoan (Tv51,7-8). Thậm chí vua còn muốn Thiên Chúa tỏa ánh sáng trên tội của vua! Không có sự chối bỏ đối với vua, vì vua đã được cảnh báo sức mạnh của quyền lực là thế nào. Ngay cả khi ngôn sứ Na-than quay câu chuyện của ông về người giàu và người nghèo. Vua Đa-vít đã không làm cho các kết nối được rõ ràng: Chính vua không bao giờ nhận ra vua là thủ phạm! Vua đã dự định sau này sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc với bà Bát Se-va, mà che dấu tội lỗi của mình. Chỉ khi ngôn sứ Na-than nói trực tiếp với vua: “Ngài chính là người giàu đó!” – mọi dự tính của vua đã bị sụp đổ.
Các thánh dạy chúng ta rằng sự thánh thiện bắt đầu khi hình ảnh chúng ta tạo nên cho chính mình bắt đầu bị tan ra mây khói. Đây là điều đã xảy ra cho thánh Phê rô, khi ông nói với Chúa Giê su sau phép lạ đánh cá: “ Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là người tội lỗi” (Lc 5,8). Nhưng Đức Giê su không bỏ rơi Phêrô. Thay vào đó, Ngài nhận ra người đàn ông này là người luôn ý thức tội lỗi của bản thân – là một tông đồ mà Ngài có thể trao chìa khóa Nước Trời.
Thánh Têrêsa Avila đã trích dẫn những lời của thánh Phêrô vào trong Tự Truyện của ngài, thánh nữ viết rằng qua lời cầu nguyện sám hối của mình, thánh nữ đã biết được nhiều hơn về các khuyết điểm của mình: Thiên Chúa “giúp tôi biết được chính mình qua việc Ngài mạc khải cho tôi những điều mà chính bản thân tôi không thể tưởng tượng nổi”. Đối với thánh nũ, sự mạc khải này là một bước quan trọng trên đường thánh thiện.
Vì thế, vua Đa-vít xin Thiên Chúa dạy vua điều chân thật (Tv51,8), để tỏ cho vua biết tội lỗi của vua, vượt lên trên những điều vua có thể biết về mình. Khi vua cầu nguyện với Tv 51, những trò chơi đố chữ, những sự bào chữa và những ảo tưởng bị tan rã. Vua chỉ có một phản ứng: “Lạy Chúa! Xin thương xót con”
Thánh vịnh 51 tràn đầy những lời kêu cầu. Nhưng hơn cả những lời cầu xin cho điều này hoặc điều kia. Vua Đa-vít xin Thiên Chúa giúp vua thực hiện một lời thú nhận chân thành: “Xin rửa con, tẩy sạch con, hồi phục lại con người con, chịu đựng con”. Và sau đó, vua thú nhận tội lỗi đã một lần chối bỏ và che dấu. Vua nằm trên mặt đất, sẵn sàng đón nhận một “trái tim thanh sạch” và một “thần khí mới”. Vua sẵn sàng để được Thiên Chúa biến đổi: “Xương cốt Ngài đã nghiền nát, được nhảy múa tưng bừng” (Tv51,10).
Chúng Ta Là Một
Lời cầu nguyện của vua Đa-vít không kết thúc với sự xưng thú của vua. Vua thề sẽ kể câu chuyện của vua cho người khác để “ai lạc bước sẽ trở về cùng Ngài” (Tv 51,15). Ông nhìn trước và thấy được những thế hệ tương lai sẽ có kinh nghiệm từ tội lỗi của vua và sẽ cầu nguyện với thánh vịnh của vua. Chúng ta là những người tội lỗi tương lai đó! Và qua cầu nguyện bằng thánh vịnh này, chúng ta liên kết Đa-vít vào cuộc hành trình để nhận ra tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta, để xưng thú. Sau đó, vào ngày lễ Phục Sinh và trong Kinh Vinh Danh tiếp theo sau nghi thức Sám Hối của Thánh lễ - chúng ta cũng có thể hát về “niềm vui ơn cứu độ”, khi Chúa mở miệng chúng ta để chúng ta cất tiếng ngợi khen Ngài (Tv51,14.17).
Như Thánh vịnh kết luận, vua Đa-vit nhận ra rằng lời xưng thú chân thành được biểu hiện rõ từ “một tâm thần tan nát” thì tốt hơn bất cứ một hình thức lễ vật nào mà vua có thể dâng lên Thiên Chúa (Tv51,19).
Khi vua Đa-vít chỗi dậy khỏi mặt đất, xin sự tha thứ từ Thiên Chúa “Lạy Chúa! Xin thương xót con”, điều đó đã có một ý nghĩa mới và sâu hơn trong cuộc sống của vua. Khi chúng ta cầu nguyện với thánh vịnh 51 như vua Đa-vit đã cầu nguyện, hãy để Thiên Chúa bẻ gãy bức tường của sự dối trá trong tâm hồn chúng ta, và hãy xé lòng, như thế, những lời cầu xin này có thể cũng sẽ có một ý nghĩa mới trong cuộc sống của các bạn như vậy.
Chuyển ngữ từ bài viết của linh mục Craig Morrison