Trang Chủ > Truyền Giáo > Chuyên Đề

LỜI CHÚA LAN TRÀN (Cv 6,7)

chuavacanhdong.jpgiO agN 10x350.pngCông giáo không có lửa truyền giáo?

Nếu quả là như vậy thì đây là một thực tế đáng buồn.

“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên” (Lc 12,49)

Lửa hồng Thầy Giêsu ném vào trong thế gian đang bừng cháy trong lòng người môn đệ hôm nay, hay chỉ  leo lét hoặc thậm chí đã tắt lịm từ lâu.

Không quen nghe Chúa nói, thì cũng không biết phải nói gì với Chúa, và càng không biết phải nói sao về Chúa.

Không quen nhận Lời Chúa, và cũng không quen giữ Lời Chúa, thì cũng không quen nói Lời Chúa.

“Nếu anh em ở lại trong Thầy, và lời Thầy ở lại trong anh em…(Ga 15,7),

Khi Hội Thánh ở Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội, ngoài các tông đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari (Cv 8,1),

Những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa (Cv 8,4);

Cộng đoàn các tín hữu đầu tiên, sau khi đã chuyên cần nghe các tông đồ giảng Lời Chúa, thì theo một phản ứng dây chuyền, họ không thể không nói điều mình đã nghe, và lời Chúa cứ thế lan tràn.

Người giáo dân VN trong những đợt di dân, gồng gánh cả ảnh tượng, đến vùng đất mới là lo dựng nhà thờ để có nơi tập trung thờ phượng, đời sống đạo chủ yếu dựa vào kinh bổn, nhà thờ, làm thành chuẩn mực cho cuộc sống thường hằng. Đấy là những năm trước công đồng Vat II, thánh lể còn đọc bằng tiếng la tinh, linh mục giảng sao biết vậy, chứ còn nay, nhà nhà có thể có được cuốn Thánh Kinh, người người có Tân Ước… Tuy nhiên, nhà nhà đọc Thánh Kinh, người người đọc Tân Ước, ngày ngày nghe Lời Chúa thì không nhiều lắm.

Những người phải tản mác vì cuộc bách hại xảy ra nhân vụ ông Têphanô, đi đến tận miền Phênixi, đảo Syp và thành Antiokia…có mấy người gốc Syp và Kyrênê khi đến Antiôkia đã giảng cho cả người Hy-Lạp nữa (Cv 11,19-20).

Không biết các tín hữu tha hương đã làm gì khi đặt chân tới những vùng đất mới? Một điều chắc chắn là người VN cũng đã đóng góp cho các giáo hội địa phương kia nhiều ơn gọi linh mục tu sĩ.

Kinh bổn và nhà thờ, tổ chức các hội đoàn, như bức tường thành gìn giữ và nuôi sống đời sống đạo một thời, nhưng nay, tình thế đã đổi khác, cuộc sống tất bật và hối hà, mái ấm gia đình bị phân tán vì sinh kế, việc học hành gần như chiếm trọn thời gian của con cái, nhiều chuẩn mực đạo đức bị phá vỡ, mất dần cảm thức linh thánh nơi tâm trí con người.

Đã đến lúc phải dựng lại nhà, Tân Tin Mừng hoá gia đình,

Nơi đâu các tín hữu chuyên cần nghe Lời Chúa, thì cũng phải có người miệt mài rao giảng: “chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải” (Cv 6,2).

Thế nhưng tiêu chuẩn của người được sai đi rao giảng buổi ban đầu là “những anh em đã cùng chúng tôi đi theo Chúa Giêsu…(Cv 1,21), những người có khả năng tường thuật, kể lại câu chuyện Giêsu, “tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm, và những điều người dạy, kể từ đầu cho tới ngày người được rước lên trời (Cv 1,1-2), không bỏ sót một chi tiết nào.

Ngay khi thành lập NHÓM BẢY, bước đầu là để lo phân chia đồ ăn cho cộng đoàn, thì các tông đồ cũng đề ra 3 tiều chuẩn : được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan (Cv 6,3), nghĩa là những người đã thấm nhuần lời Chúa, nói năng và hành động theo hướng dẫn của Thánh Thần.

Ông Têphanô, người đứng đầu danh sách nhóm bảy, được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân…người ta không địch nổi những lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông…toàn thể cử toạ trong Hội đồng nhìn thẳng vào ông Têphanô, và họ thấy mặt ông giống như mặt thiên sứ (x.Cv 6,8-10.15)

Người được sai đi rao giảng mang khuôn mặt của một thiên sứ, nói nhân danh Giêsu:

Một Giêsu đã đi rao giảng, đã được các môn đệ làm chứng và rao giảng. Tuy nhiên, để người môn đệ có thể tường thuật lại những lời từ miệng Giêsu, thì trước đó đã lắng nghe và đã nghe được  Lời sự sống.

Giáo lý viên mọi thời (trong các giáo xứ) cũng được kể là những sứ giả Tin Mừng, cũng phải mang khuôn mặt thiên sứ, và cũng phải hội đủ 3 tiêu chuần của nhóm bảy là những người có lòng tốt, đầy khôn ngoan và Thánh Thần, để có thể trao Lời sự sống cho mọi người.

Người giáo lý viên hôm nay có thể ngạc nhiên khi thấy các tín hữu chuyên cần lắng nghe trong các lớp giáo lý của các tông đồ! (x.Cv 2,42) Cũng với Lời hằng sống được loan báo như đã được ghi lại trong Tin Mừng, nhưng trong bầu khí cầu nguyện, để cà người nói và nghe đều nói và nghe trong ân huệ Thiên Chúa là Thánh Thần.

Trong những năm gần đây, các giáo lý viên được đào tạo bài bản, đầy đủ về mọi mặt, nhưng học để trở thành con người cầu nguyện, hầu có thể dẫn dắt lớp giáo lý với một con tim biết lắng nghe thì hình như đây là điểm yếu, mà điều chính yếu lại là điểm yếu thì phải làm sao đây.

Thử cùng nhau tham dự một giờ lắng nghe lời Chúa của các thiếu nhi dân tộc một giáo xứ.

Mở đầu giờ chia sẻ, các em vào nhà thờ, cùng với cha xứ, cầu nguyện nài xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt, đọc lại đoạn Tin Mừng Chúa Nhật, cha xứ hướng dẫn chừng 5 phút, sau đó chia ra từng nhóm nhỏ, vừa hát, vừa lập đi lập lại từng câu, hoặc ai thích câu nào thì đọc lên câu đó, lặng lẽ giây lát để Lời Chúa thấm vào lòng, rồi lại hát, lại đọc, và cuối cùng, họp lại với cha xứ, dâng lời nguyện tạ ơn. Cách lắng nghe Lời Chúa thật đơn giản, nhưng khi các em bước ra khỏi nhà thờ, tôi thấy khuôn mặt các em sáng ngời. Cha xứ nói: các thiên thần của Chúa đấy.

Thế là từ nhà thờ ra tới lớp giáo lý và về nhà, lời Chúa ở ngay bên, lời Chúa ngay trong lòng, lời Chúa ngay trên miệng, lời Chúa lan tràn…Tin Mừng thấm nhuần cuộc sống,

Ở nhà thờ có cha xứ và các giáo lý viên, các sứ giả Tin Mừng

Ngoài nhà thờ cũng như ở nhà, mọi tín hữu là sứ giả, giống như thời giáo hội sơ khai, các tín hữu phải tản mác đi khắp nơi loan báo lời Chúa.

Tiến trình TIN MỪNG HOÁ cứ phải bắt đầu từ kinh nghiệm của các tông đồ:

Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu,

Điều chúng tôi đã nghe

Điều chúng tôi đã thấy tận mắt

Điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến,

Đó là LỜI sự sống (1Ga 1,1)

Và đến lượt các thế hệ môn đệ tiếp theo, từ lớp giáo lý ở nhà thờ cho tới giờ kinh tối trong gia đình,

Chuyên cần lắng nghe Lời Chúa,  

Nghe để thấu hiểu  điều Chúa muốn nói, chứ không chỉ nghe những gì mình muốn nghe

nghe Chúa nói trong Tin Mừng, mắt chiêm ngưỡng,

chiêm ngắm và lắng nghe cho tới khi tay chạm vào LỜI SỰ SỐNG…

Cuối cùng, điều gia đình chúng tôi đã thấy và đã nghe…

chúng tôi loan báo cho nhau và cho mọi người.

MM Tân, S.J.

 


Các bài viết mới hơn
     Các Giám đốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo châu Âu nhóm họp - Ngọc Yến - Vatican News
     HỌC HỎI SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021 - Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Hương, OP
     Người giáo dân tham gia trong sứ vụ loan báo Tin mừng - Michel Trương
     Thừa tác viên truyền giáo: Con người và hoạt động - Michel Trương
     Bình vẫn chưa hề cũ - Lm. Giuse Trương Đình Hiền
     Hội Nhi đồng Giáo hoàng Truyền giáo nỗ lực trong các hoạt động mới
     CAO CẢ & TẦM THƯỜNG Bài học truyền giáo từ Maximum Illud_Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2019
     Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
     NGƯỜI GIÁO DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ SAI ĐI- Anphong Nguyễn Hữu Long Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa

Các bài viết cũ hơn
     Thần giữ cửa và người giữ lửa gia đình. MM Tân, S.J.
     Tân Tin Mừng Hoá Giáo Hội Tại Gia.MM Tân, S.J.
     BÀI CHIA SẺ TRƯỚC THÁNH LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo
     LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI BÀU HÀM MỘT CƠ HỘI LỚN. Lm Giuse Nguyễn Thái Cường
     Loan báo Tin mừng - những bài học lịch sử
     NHỮNG NẺO ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG. Anna Phan Thị Thu
     HAI LỜI DI CHÚC (phần 2). G. Tuấn Anh
     HAI LỜI DI CHÚC. G Tuấn Anh
     Lòng nhân hậu bị xúc phạm. MM Tân, S.J.
     BI KỊCH CỦA NHỮNG CẢNH ĐỜI, TRONG MẦU NHIỆM CUỘC ĐỜI. MM Tân SJ