MẶT BẰNG CỦA ĐẤNG PHỤC SINH
Khổ giá không luôn là thánh giá?
Thánh giá bao gồm khổ giá?
“…họ đóng đinh Người vào thập giá – thánh giá – Đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa – khổ giá – (x.Ga 19,18). Từ mặt bằng khổ giá, anh, người trộm cướp cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu, đã được kéo qua mặt bằng thánh giá, ngay đó, anh bước vào mặt bằng của Đấng Phục Sinh, anh chạm chân vào Nước Thiên Chúa: “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23, 42-43)
Trên hai mặt bằng khổ giá và thánh giá, trong tư cách là môn đệ của Thầy Giêsu, tôi đang đứng ở đâu và phải đứng sao đây?
Thường tôi có thói quen đứng giữa hai mặt bằng thánh giá và khổ giá, nhưng khi mặt bằng thánh giá hòa quyện với mặt bằng khổ giá, hay khi mặt bằng thánh giá lôi kéo mặt bằng khổ giá lên (x.Ga 12,32), thì tôi đứng ở đâu, khó rồi đấy, không khéo tôi sẽ trở thành người đứng ngoài cuộc cho mà xem.
Hành trình thánh giá được mở đầu bằng lời Kinh tôn vinh của người con thảo hiếu cúi đầu xin vâng ý Cha: “lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”(Ga 12,28)
Còn khổ giá có thề là một rui ro: tai nạn hay bệnh tật không ai mong muốn, cũng có thể là những tệ nạn mình gây ra hoặc bị người khác gây ra và thường bắt đầu bằng tiếng kêu ai oán.
Thánh giá diễn ra trong lời kinh tạ ơn và hiến tế, có tiếng kêu như thể tuyệt vọng (x. Mc 15,34), nhưng lại bầy tỏ niềm hy vọng và đặt trọn tin tưởng vào tình yêu thành tín của Thiên Chúa Cha.
Khổ giá là tiếng kêu than vãn, buồn thảm, vô vọng tới tuyệt vọng,
Thánh giá bầy tỏ ơn tha thứ và lòng thương xot
Khổ giá chứa đầy giận hồn, ghen ti, ích ky, tham lam
Thánh giá lôi kéo mọi người lên.
Khổ giá là nơi con người đầy đọa nhau và nhận chìm nhau.
Người môn đệ của Thầy Giêsu, tôi đang đứng ở đâu nhỉ.
Giữa thánh giá và khổ giá
hay giữa những con người đang mang khổ giá để Chúa lôi kéo chúng tôi lên mặt bằng thánh giá
Hay tôi đang giang tay với đấng đang giang tay trên thánh giá, để tay Người nắm tay tôi, và tôi nắm lấy tay người, kéo mọi người lên với Người…
trở lại với mặt bằng khổ giá: bao gồm những con người cần được nâng đỡ vì những khiếm khuyết, nghèo đói hoặc sa đọa
Thông thường tôi sẽ nhìn xem có thể giúp được gì , nhưng nếu chỉ tìm cách nâng đỡ bằng cách lên phương án giải quyết thì tôi mới chỉ làm công việc thăm viếng, khuyên nhủ và an ủi, hoặc những trợ giúp vật chất mang tính từ thiện.
Vậy thì mặt bằng của người môn đệ là gì?
Thử khởi đi từ mặt bằng yêu thương
tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra (1Ga 4,7),
được sinh ra với Giêsu và trong Giêsu, tôi được đặt trên bước đường Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến trong Thánh Thần, Đấng đã đi vào trong thế giới của đau thương và trải qua đau thương với thế giới đau thương này, để chiếu ánh sáng tình yêu và sự sống, mang lấy yếu đau bệnh tật của con người, nghĩa là trong cái mặt bằng của nhân loại thương đau kia, tạm gọi tên là mặt bằng khổ giá cũng ngầm chứa mặt bằng thánh giá, tôi không thể đứng giữa, còn nếu đứng trên hay đứng dưới thì cũng là đứng ngoài, và hình như đây là thế đứng quen thuộc của tôi.
Nếu vậy thì tôi cần phải định hình, hoặc phác thảo ra những đường nét của đời môn đệ – một người được sai vào giữa lòng thế giới, để bầy tỏ tình yêu và ước mơ không bao giờ cạn của Thiên Chúa dành cho con người: Như Chúa Cha là Đấng đã sai thầy, Thầy cũng sai anh em. Được sai đi nhân Danh Giêsu là Đấng Kitô, tôi phải làm gì để khi thi hành sứ vụ không rơi vào tình tình trạng vừa thừa vừa sai. Thú thật bản thân tôi khó định hình lắm, nhưng hôm nay khi đứng nhìn Đức Giêsu trên mặt bằng thánh giá, thì tôi nhận được câu trả lời này : trước nỗi khổ của con người, tôi được sai đến đây để công bố ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, đồng thời bầy tỏ đôi tay ân cần và cặp mắt trìu mến của Thiên Chúa và Hội Thánh, như thế tôi cũng cần 3 bước cho mọi tương giao, dựa theo Kh 3.20:
1- Đứng trước cửa và gõ – nhẹ nhàng làm quen- sẵn sàng chờ đợi – mở cửa thì vào.
2- Ăn uống với người – chia sẻ cảnh đời
3- Ngừoi ăn uống với mình – chia sẻ đời mình- Thầy đến ném lửa vào thế gian…
Từ đây tôi biết phải làm gì cho người anh chị em mình gặp, đặc biệt những con người nghèo khổ cả vật chất lẫn tinh thần.
Rất có thể tôi sẽ nhận nhiều hơn trao.
Người nghèo vẫn thế, luôn có gì để trao, từ đó mới có chỗ để nhận,
Còn tôi, cái tôi trao đáng giá ra sao, điều tôi có thể nhận, chưa chắc tôi đã nhận ra.
Và tôi chợt hiểu rằng mình sẽ không bao giờ trở thành một thừa sai của Tin Mừng nếu cứ đứng ngay ngưỡng cửa để trao,
Khi nào tôi bị treo lên, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi,
Từ mặt bằng thập giá, Thầy Giêsu đã kéo nhân loại tội lỗi và thương đau lên - ném lửa vào thế gian – Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho tới khi việc này hoàn tất (Lc 12,49-50)-
Từ thập giá, trải qua phép rửa, Người đã ném lửa vào thế gian, để rồi nhận chìm tất cả trong hồng ân Phục Sinh.
Môn đệ mà không nhận lửa hồng thập giá, chỉ có ngọn lửa của lòng cảm thương và liên đới trong trái tim này, thì chỉ đủ sưởi ấm lòng người chút chi đó thôi, cái kiểu đứng ngoài cửa ném lửa vào coi chừng cháy nhà người ta đó.
Khi tôi dìm mình giữa mặt bằng khổ giá, mà lòng vươn tới thập giá, tôi bắt gặp dung nhan của Đấng Phục Sinh đang cất cao lời kinh chúc tụng, Vâng, “chính Đức Giêsu đó… Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống” (Cv2, 31-32), và trời đất ngập tràn vinh quang Thiên Chúa, mặt bằng của Đấng Phục Sinh là đây : Đấng vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình (Cv 1,3) tiếp tục cất cao lời kinh tạ ơn và hiến tế nhờ Thánh Thần, ngay trong trái tim của người môn đệ, giữa nhân loại khốn cùng, để tất cả được nhận chìm trong hồn ân Phục Sinh.
P.S. 2014
MM Tân SJ.