Trang Chủ > Phụng Vụ > Các Thánh

Ngày 5 tháng 6

THÁNH -NI-PHÁT, Giám mục tử đạo (680-755)

tu-dao.jpgGương thánh nhân: Thánh Bô-ni-phát tên thật là Quin-rít, sinh ở nước Anh năm 673. Gia đình thánh nhân thường là nơi tạm trú cho các nhà truyền giáo, nên thánh nhân rất mến mộ việc giảng đạo. Lớn lên, ngài xin đi tu, nhưng người cha từ chối. Sau đó ngài ngã bệnh nặng nên cha ngài hoảng sợ, chấp nhận cho ngài vào tu viện. Khi ngài mạnh lại, ngài vào đan viện ở Ê-xê-tê học hành giỏi giắn, đạo đức, thánh thiện.

Năm 30 tuổi, thánh nhân chịu chức Linh mục và được chọn làm tu viện trưởng; nhưng ngài từ chối và tình nguyện đi giảng đạo bên nước Đức. Đức Giáo Hoàng Ghê-gô-ri-ô thứ hai đã trao cho ngài trách nhiệm truyền giáo cả nước Đức và đặt tên ngài là Bô-ni-phát nghĩa là người làm ơn. Và năm 722, ngài được thụ phong giám mục.

Công cuộc truyền giáo của thánh nhân rất kết quả. Dân chúng nghe ngài giảng đạo thì tin theo Chúa và gia nhập đạo. Đi tới đâu ngài cũng lập nhà nguyện, tu viện làm trung tâm truyền giáo, nhất là đào tạo thêm người phụ giúp, dầu vậy, cũng thiều người cộng tác, vì như lời Chúa nói: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít.

Thánh nhân phải kêu gọi thêm trợ giúp ở quê hương ngài. Nhiều người đã đến phụ công góp của. Nhờ đó mà đạo Chúa ngày càng lan tràn trên nước Đức.

Năm 731, Đức Giáo Hoàng Bô-ni-fa-ci-ô thứ ba nâng thánh nhân lên Tổng Giám mục và giao cho trách nhiệm thành lập các giáo phận ở Đức. Ngài đã thiết lập địa phận Hết-sen, Thu-ren-gen…và chọn Ma-den làm Toà Tổng giám mục.

Mặc dầu làm việc kết quả và được thăng quyền tiến chức, thánh nhân vẫn sống khiêm tốn và luôn luôn tin tưởng trông cậy Chúa. Lúc nào ngài cũng nói: “ Tất cả là hồng ân Chúa ban:”Ta hãy tin tưởng vào Đấng đã đặt gánh nặng trên vai ta. Gánh nào ta không mang nỗi thì ta hãy nhờ Người mà mang, vì Người là Đấng toàn năng và Người đã phán: Ách Ta thì êm ái và gánh Ta lại nhẹ nhàng.

Ta hãy đứng nơi trận chiến trong ngày của Chúa, vì những ngày gian truân đau khổ đang ập đến trên ta. Nếu Chúa muốn thì chúng ta hãy chết cho các thánh luật của cha ông chúng ta, để được dự phần gia nghiệp cùng với các ngài.

Ta đừng như những con chó câm, những người canh nín thinh, những kẻ chăn thuê bỏ chạy khi sói đến, nhưng hãy là những mục tử thao thức canh phòng đoàn chiên của Đức Kito, giảng cho mọi người lớn nhỏ, già trẻ, biết được ý định của Thiên Chúa bao lâu Người còn cho phép ta làm được, dù gặp thời thuận lợi hay không, y như thánh Ghê-gô-ri-ô đã viết trong cuốc sách của Ngài về nhiệm vụ mục tử.”1

Nhưng như lời Chúa phán:” Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ”.Chúa là thầy, là Chủ mà còn bị bắt bớ giết hại thì môn đệ Chúa không thể tránh khỏi.

Một hôm thánh nhân đang cử hành thánh lễ, đoàn người mang khí giới xông tới, bổ lên đầu ngài một nhát búa… và ngài trút hơi thở cuối cùng ngáy 5 tháng 6 năm 754.

****

Thánh LUCA VŨ BÁ LOAN, Linh mục tử đạo ( 1756-1840)

Gương thánh nhân: Đức tin kiên vững là sức mạnh chiến thắng mọi gian lao thử thách. Sở dĩ các anh hùng tử đạo chịu nổi mọi cực hình, tù ngục, chết chóc là vì các ngài tin tưởng Chúa mạnh mẽ, kiên cường. Các ngài tin chắc rằng: qua những hình khổ tạm bợ này, các ngài sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời bất diệt; sau cái chết chóng qua này, các ngài sẽ được sống mãi mãi ngán thu. Luca Vũ Bá Loan sinh năm 1756 tại họ Bút Quai, xứ Bút Đông, thuộc địa phận Tây Đàng ngoài. Ngay ừ nhỏ, cậu đã được Chúa gọi dâng mình giúp việc Chúa. Cậu tu học ở Phú Đa và Kẻ Bèo. Sau khi mãn khoá thần học, thầy Loan được thụ phong linh mục, và đi giúp xứ Nam San, rồi đến xứ Kẻ Vời. Và năm 1828 Đức cha sai đến giúp xứ Kẻ Sở và ở đó cho đến khi bị bắt.

Cha là một linh mục gương mẫu về đức mến Chúa yêu người, luôn luôn nhiệt thành phụng sự Chúa và phục vụ các tín hữu. Ngoài ra việc ban phát các bí tích cho giáo dân, cha rất chuyên cần cầu nguyện và giảng dạy. Cầu nguyện đối với cha là điều kiện tối cần cho việc tông đồ. Có cầu nguyện và sống kết hợp với Chúa thì lời giảng dạy mới đánh động được lòng người, mới cảm hoá tâm hồn. Những lúc rảnh rỗi, cha thăm viếng người nghèo khó bệnh tật, khuyến khích an ủi các tín hữu bê bối trễ nải.

Lúc đó ở Kẻ Sở có hai người ngoại giáo tên là Đỗ Cang và bá hộ Kiểng đã vi phạm luật nhà nước đang chờ ngày xét xử. Họ biết vua Minh Mạng cấm đạo, nên bàn tính với nhau bắt cha Loan nộp cho quan để lập công chuộc tội. Thế là ngày 10 tháng giêng năm 1840, họ giả vờ đế thăm cha rồi bắt cha xuống thuyền chở đi. Giáo hữu nghe tin cha bị bắt, thì vội vàng thu góp tiền đi chuộc cha. Nhưng họ đòi tới 2000 quan, các tín hữu không chuộc nổi, nên họ đem nộp cha cho quan huyện Phú Xuyên. Quan huyện thấy cha quá già yếu thì không nhận, nên họ phải điệu cha đến thẳng Thăng Long.

Ở Thăng Long, các quan thấy cha tuổi già sức yếu thì rất kính nể, nhưng vì vua đã ra lệnh cấm đạo và việc cha bị bắt đã công khai, nên đành phải cho giam vào ngục, nhưng căn dặn lính1 gác: Cụ già cả, tuổi cao sức yếu, phải đối xử tử tế, không được vô lễ hành hạ cụ, cũng chớ cấm người ta thăm viếng chăm sóc cụ.

Nhờ đó trong những ngày tháng tù ngục, cha Loan luôn được giáo dân ra vào thăm nuôi giúp đỡ. Nhưng cha không dùng hết các quà biếu cho riêng cha, mà cha rộng rãi chia sớt cho lính canh và các bạn tù, nên họ rất quí mến cha và càng đối xử dễ dàng hơn.

Hai lần cha bị điệu ra toà, nhưng thay vì tra khảo đánh đập, các quan chỉ hỏi qua lý lịch và khuyên bảo cha bước qua Thánh Giá để thả cha, nhưng cha nói: Các quan biết rõ tôi là đạo trưởng, và tôi đã phụng sự Chúa tôi đến tuổi già này, làm sao tôi có thể bước qua Thánh Giá mà chối bỏ Chúa tôi cho được?...

Quan lại hỏi: Sao cụ thờ Chúa của người Pháp? Tôi chẳng thờ Chúa của nước nào cả. Tôi chỉ thờ Chúa cả trời đất, Chúa của muôn dân muôn nước khắp cả hoàn cầu.

Thấy cha cương quyết không bỏ đạo, các quan buộc lòng làm án xử trảm, gởi trình lên vua Minh Mạng.

Trong thời gian chờ đợi vua chuẩn phê bản án, cha vẫn bị giam giữ trong ngục.Vì tuổi già sức yếu, lại phải ở nơi chật hẹp đo bẩn, nên cha ngã bệnh nặng. Viên cai ngục sợ cha chết trong tù, nên xin quan cho giáo hữu họ đạo Chuông Trung chăm sóc cho đến ngày được lệnh xử tử. Đó là ngày 5 tháng 6 năm 1840.

Ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Thánh Cha Lêo 13 đã suy tôn cha lên Chân phước. Và Đức Giáo Chủ Gioan Phaolô II tôn phong Hiển thánh cho cha ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 ****

Thánh ĐA MINH TOẠI ( 1812-1862)

Thánh ĐAMINH HUYÊN (1817-1862),

Giáo dân tử đạo

Gương thánh nhân: Các thánh tử đạo Việt Nam phải chịu nhiều hình khổ khác nhau. Ngoài ra gông cùm, tù ngục, đòn vọt, các ngài có thể bị chém đầu, xẻo thịt, thiêu sống. Trong số 117 vị Hiển thánh tử đạo, phần đông bị trảm quyết ( chém đầu ), chỉ có 6 vị bị thiêu sống. Đa-minh Toại và Đa-minh Huyên là hai vị đầu tiên chịu hình khổ này để được trở nên của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa.

Đa-minh Toại sinh năm 1812 và Đa-minh Huyên sinh năm 1817. Hai ông là giáo hữu họ đạo Đông Thành, tỉnh Thanh Bình, thuộc giáo phận Trung Đàng ngoài. Cả hai đã có gia đình, là những gia trưởng đạo đức sốt sắng, luôn nêu gương mến Chúa yêu người. Các ông sống bằng nghề đánh cá, hằng ngày chài lưới trên sông Nhị Bình, ở gần cửa Ba- Lạt. Tánh tình đơn sơ, lương thiện, hai ông đều được các bạn đồng nghiệp và mọi người thương yêu khen ngợi.

Tháng 8 năm 1861, vua Tự Đức bắt đạo gắt gao. Nhà vua ra chiếu chỉ PHÂN SÁP, nhằm tận diệt người theo đạo Công Giáo. Theo chiếu chỉ này, quân lính và người ngoại giáo được phép vào các làng Công giáo tịch thu tài sản và bắt các giáo hữu đem nộp cho quan, để khắc hai chữ TẢ ĐẠO lên má.

Lúc đó quân lính và người ngoại giáo kéo vào họ đạo Đông Thành. Sau khi vơ vét tài sản của người Công giáo ở đây họ bắt nhiều người đem nộp cho quan huyện, trong số đó có Da-minh Toại và Đa-minh Huyên. Ông Toại bệnh tật đi lại không nổi, họ bảo ông nộp tiền chuộc, họ sẽ thả ông về gia đình. Nhưng ông xin đi cùng họ đến quan huyện vì ông muốn cùng các đồng đạo tuyên xưng Danh Chúa ra trước mặt mọi người, và hy sinh mạng sống làm chứng cho đạo Chúa là đạo thật.

Quân lính dẫn hai ông đến huyện Quỳnh Côi, và giam vào ngục, đợi ngày xét xử. Suốt chín tháng bị giam trong ngục, các ông phải đói khát, xiềng xích, gông cùm khổ sở, nhưng không bao giờ than thở buồn phiền, mà lúc nào cũng vui vẻ sẵn sàng chịu gian lao đau khó, trước là để lập công nghiệp, sau là để nêu gương can đảm hy sinh cho các bạn đồng đạo cùng bị giam trong ngục. Chẳng những thế, hai ông còn thường xuyên an ủi, khích lệ các bạn bền tâm giữ vững đức tin.

Trong thời gian bị giam giữ, nhiều lần hai ông bị điệu ra công đường, tra tấn đánh đập buộc phải bước qua Thánh Giá chối Chúa bỏ đạo; nhưng dù bị đòn đau đớn, các ông vẫn can đảm trung thành với Chúa. Các quan thấy cực hình không thể lay chuyển được lòng tin của các ông, thì tìm cách dụ dỗ, hứa trả tự do và ban nhiều tiền của, nếu các ông đạp lên Thánh giá. Các ông nói: Của cải đời này nay còn mai mất, không thể đem lại cho chúng tôi hạnh phúc vững bền. Chỉ có Chúa mới làm cho chúng tôi sống đời đời, được hưởng phước muôn đời. Chúng tôi quyết tin theo Chúa để được Người thương ban hạnh phúc vĩnh viễn đó.

Các quan nổi giận kết án thiêu sống hai ông. Án đó chẳng những không làm khiếp sợ, mà còn tăng thêm hân hoan phấn khởi cho các ông. Và các ông hết lòng cám ơn Chúa, vì Người đã thương cho các ông được trở nên của lễ toàn thiêu dâng tiến Chúa, để làm chứng cho Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Sáng ngày 5 tháng 6 năm 1862, hai ông Đa-minh Toại và Đa-minh Huyên vui vẻ bước lên giàn hoả thiêu dâng hiến đời mình cho Chúa. Trong khi ngọn lửa bốc cháy bừng bừng, các ông hoan hỷ cất tiếng ngợi khen, và cầu xin Chúa ban ơn thêm sức cho chịu nỗi cực hình ghê gom81 này, và các ông đã từ từ ngã gục trong đống lửa…

Ngày 29 tháng 4 năm 1951, Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong hai ông lên Chân phước, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên bậc Hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Gioan Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh An-rê Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
     Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Lao Động - Nt. M. Anh Thư, OP
     Lễ nhớ hai thánh Ti-tô và Ti-mô-thê, giám mục - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phaolo Tông Đồ Trở Lại
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Các Thánh - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mân Côi - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh Nhật Đức Maria - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     Ngày 3 tháng 6-THÁNH PHAOLÔ ĐỔNG (DƯƠNG), Thủ bạ (1802-1862). Trích Hạnh Các Thánh
     Ngày 2 tháng 6- THÁNH MARCELLINÔ, PHÊRÔ, TỬ ĐẠO (+304). Trich Hạnh Các Thánh
     Ngày 1 tháng 6- THÁNH GIÚTTINÔ, TỬ ĐẠO. Trích Hạnh Các Thánh
     GIỚI THIỆU THÔNG ĐIỆP “SỨ VỤ ĐẤNG CỨU THẾ”
     THÁNH PHÊRÔ GIULIANÔ EYMARD, S.S.S.
     21/01 THÁNH ANÊ - BÔNG HỤÊ THÀNH RÔMA
     ÔNG THÁNH HAY LÀM PHÉP LẠ
     THÁNH GIU-SE TÚC GIÁO DÂN
     THÁNH ĐA MINH NINH NÔNG DÂN
     THÁNH PHAN XI CÔ ĐỖ VĂN CHIỂU - THẦY GIẢNG PHÒNG DÒNG BA ĐA MINH