Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 21

CÁC CON BẢO THẦY LÀ AI?

CauNguyenChuoiManCoi.jpgĐầu thế kỷ 20, một đại chủng sinh người Ý gửi thư thăm gia đình. Bức thư đề ngày 16.01.1905. Trong thư thầy viết:

“Trọng kính thăm Ba Má, Bác Hai, cậu và anh chị. Khi thư này đến nhà chắc cả nhà đang sốt sắng dự tuần đại phúc mở tại họ đạo; và con mong rằng tất cả đã sốt sắng lo việc phần hồn, xây dựng hạnh phúc vĩnh cửu…

“Con không cầu cho gia đình được giầu sang, chỉ xin cho mọi người trở nên Kitô hữu tốt, sống nghèo khó, bằng an, phó thác trong tay Chúa Quan Phòng…

“Con lấy làm vinh dự sống trong cảnh nghèo của gia đình mình, không bánh mì, chỉ ăn cháo, không bao giờ biết đến thịt, có chăng là đôi ba dịp trong năm. Lễ Giáng sinh thì được thẻo bánh, Má tự làm. Dù gần 20 đứa lớn bé đang chờ chực đĩa cháo, nhưng nếu có người đến ăn xin, Má vẫn mời họ ngồi vào bàn chia bữa ăn với chúng con…

“Xin Ba Má tha cho những kẻ đã và đang làm hại gia đình mình. Biết đâu trước mặt Chúa, họ tốt hơn mình…

“Chúa muốn con làm linh mục không vì giầu sang. Nếu thế thì thật là khốn nạn. Con sẽ làm linh mục để phục vụ người nghèo. Con: Angelo”.

Chỉ là những lời hỏi thăm và nói chuyện bình thường, nhưng lời thư lại toát ra một khẩu khí khác thường, làm cho người đọc muốn biết bức thư đó là do ai viết ra. Chủng sinh đó là ai vậy?

Đó là thầy Angelo Roncalli, sau này là ĐGH Gioan 23. Điều khác thường người ta đọc thấy trong bức thư của ngài là sự hiện diện của Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô, vâng, chính Chúa Kitô đã điều khiển cuộc sống của ngài, làm cho ngài coi thường những điều thế gian coi trọng và coi trọng những điều thế gian coi thường.

Vâng, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).

Ai lại có thể nghĩ đến một việc quá sức lạ lùng như thế lại có thể xảy ra. Nhưng đó là việc Chúa làm. “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!” (Rm 11,33).

Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu mà chúng ta phải tìm kiếm, nhưng “quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo dõi được!”. Thế nên người ta chỉ có thể nhận biết chương trình của Thiên Chúa bằng một ân sủng đặc biệt, ơn đức tin.

Ân sủng đó đã được ban cho Giáo Hội, cách riêng cho Phêrô và các đấng kế vị ngài: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17).

Ơn đức tin đã làm biến chuyển cả vũ hoàn. Cửa Trời đóng lại sau tội nguyên tổ, nay lại mở ra sau lời tuyên tín của Phêrô! Chính Chúa hiện diện và làm việc cho Dân Chúa, trong những con người, ở giữa những con người; quyền lực của Chúa cũng được trao cho nhân loại: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." (Mt 16,19)

Ơn đức tin đã được ban cho tôi. Thế nhưng vẫn còn đó một vấn đề cho ơn cứu độ, vẫn còn đó một khoảng cách giữa lời tuyên xưng và đời sống đức tin của tôi.

Ngay cả thánh Phêrô, miệng vừa tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng hành xử lại theo cách suy tính của thế gian, từ chối tình yêu hiến mình trên thập giá, khiến Chúa phải quở trách: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người." 

 Câu trả lời tuyệt hảo của đức tin là để Chúa toàn quyền trên cuộc đời ta. Sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống người tin có thể nhìn thấy trong cách hành xử của thánh Giáo hoàng Gioan 23, có thể đọc được trong lời tuyên xưng của Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).  

Phần con, lạy Chúa, con tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng không phải lúc nào con cũng để tinh thần của Chúa điều khiển con.

Xin Chúa đổ tràn đầy tình yêu của Chúa vào tâm hồn và cuộc sống con, để khi Chúa hỏi “Các con bảo Thầy là ai?”, con có thể mạnh dạn trả lời: “Thầy là Chúa của con”. Amen.

Lm. HK 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXI Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXI Thường Niên_Maria Trần Thị Thu Trang, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXI Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXI Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXI Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXI Thường Niên - Lm. J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ nhớ Thánh Nữ Mô-ni-ca-Lm.Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXI Thường Niên - Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên - Tam Thái

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Gioan B Phan Kế Sự
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM A. lm Phao Lô Nguyển Văn Đông
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C.Lm. Giuse Trần Quang Thắng
     TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm HK
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Phao lô Nguyễn Văn Đông