CHỦ NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN B
Đâu
là con đường
Đức
Tin? Trước
tiên đó là nhận
thức
sự
khó nghèo và bần
cùng của
mình. Sự
nhận
thức
ấy
mở
ra ước
muốn
gặp
gỡ
Đấng
có thể
lấp
đầy
mọi
khoảng
trống.
Đấng
đó là Chúa Giê su, Ngài sẽ
đến
và hiện
diện
trong cuộc
sống chúng ta. Rồi
chúng ta còn cần
phải
chiến
đấu
chống
lại
sự
thống
trị
của
môi trường
chung quanh, của
thế
giới
tội
lỗi
đang tìm mọi
cách để
lôi kéo chúng ta xa lìa con đường mà chúng ta đã
chọn
lựa.
Sách Tiên tri Giê rê
mia :
Trong
những lời
sấm
an ủi,
Giê-rê-mi-a
bảy tỏ niềm
hân hoan trước
ơn
Cứu
độ
mà Thiên Chúa đã dọn
sẵn
cho Dân Người
đang lâm cơn
nguy biến,
vì bị
lưu
đày. Trước
lòng thống
hối
của
họ,
Thiên Chúa tha thứ
và muốn
gọi
họ
trở
về
đất
hứa.
Thiên Chúa vẫn
luôn luôn trung thành với
Giao Ước
của
Người: tất
đều
được
mời
gọi
hưởng
niềm
Vui.
Thánh vịnh 125:
Thánh
vịnh nầy
được
xếp
vào lọai
‘Thánh vịnh
lên đền’,
được
hát lên khi các đoàn hành hương
trẩy
hội
tiến
về
Giê ru sa lem vào những
dịp
lễ
lớn.
Thánh vịnh
nầy
tưởng
nhớ
cuộc
Trở
về
của
những
người
bị
lưu
đày.
Thư Do thái:
Bản
văn
chúng ta đọc
hôm nay dường
như
không nằm
trong đường
hướng
ý tưởng
các bản
băn
Phụng
vụ
khác. Nó cho thấy
chức
thượng
tế
Đức
Ki tô khác hẳn
với
chức
tư
tế
của
các Thầy
Lê vi như
thế
nào, dù cả
hai đều
thi hành một
chức
năng
như
nhau: là Thượng
tế,
tức
là trở
thành người
trung gian, chiếc
cầu
nối
giữa
Thiên Chúa và con người.
Đức
Ki tô đã thực
hiện
một
cách mĩ
mãn sứ
vụ
của
mình khi trở
thành nơi
gặp
gỡ
quyết
định
giữa
Thiên Chúa và loài người
trong chính bản
thân.
Tin mừng: Mc 10,46b-52
NGỮ CẢNH
Cùng
với trình thuật
phép lạ
chữa
lành người
mù Giê-ri-khô nầy,
Mác cô kết
thúc phân đoạn
trung tâm sách Tin Mừng
bắt
đầu
từ
8,27 đến
10,52 và khởi
đầu
một
phân đoạn
mới.
Mở
đầu
bằng
câu 46, Mác cô nói rằng
khi ra khỏi
thành Giêrikhô,
có các môn đệ và một
đám đông đi theo Chúa Giê su. Rồi ở
câu 52 kết
thúc, tác giả
cho biết
anh mù khi được
sáng mắt,
đã “đi theo Ngài trên con đường
Ngài đi”. Do vậy,
trình thuật
nầy
đề
cao việc
người
môn đệ
đi theo Chúa Giê su. Anh mù được sáng mắt
trở
thành người
môn đệ
mẫu
mực,
và phép lạ
đã thực
hiện
một
sự
thay đổi
nền
tảng
nơi
người
muốn
thực
sự
đi theo Chúa Giê su.
TÌM HIỂU
Đến
thành Giê-ri-khô:
cả ba tin mừng
nhất
lãm đều
có nhắc
tới
chặng
dừng
chân ở
Giêrikhô trên hành trình tiến
về
Giêrusalem.
Theo lịch trình của
Mác cô thì Chúa Giê su và nhóm Mười hai từ
bờ
bên kia sông Giorđanô đến
đó (10,1). Trong khi Mác cô đặt trình thuật
nầy
vào lúc Chúa Giê su vừa
đến
Giêrikhô, thì Mát thêu đặt
phép lạ
khi Chúa Giê su và nhóm môn đệ ra khỏi
thành Giêrikhô.
Ba-ti-mê:
Khác với các tác giả
khác, Mác cô cho biết
tên và nghề
nghiệp
của
người
mù.
Con
Vua Đa vít: đây là tước
hiệu
Thiên sai bình dân gán cho Chúa Giê su báo trước
lời
tung hô của
quần
chúng khi Người
vinh hiển
tiến
vào thành Giêrusalem (Mc 11,10).
Đây là lần
đầu
tiên Chúa Giê su được
gọi
là Con Vua Đa
vít trong Mác cô, là tin mừng
không chép lại gia phả
của
Chúa Giê su, cũng
không nói đến
Bết
lê hem, kinh thành của
Vua Đa
vít nơi
Người
giáng sinh.
Nhiều
người: chúng ta nên chú ý đến
tính cách
rất linh động,
nhiều
màu sắc
trong trình thuật
(đám đông người
chung quanh, tiếng
kêu lặp
lại
nhiều
lần
của
Batimê, ngưòi
mù quẳng
chiếc
áo choàng của
mình và chạy
đến
Chúa Giê su), như
vẫn
thường
thấy
trong nhiều
trình thuật
của
Mác cô (đặc
biệt
x. 5,21-43;
9,14-27).
Người
ta gọi
anh mù:
câu 49 và 50 đặc biệt
của
Mác cô, tạo
cho trình thuật
một
hoạt
cảnh
sống
động
như
thật.
Thưa
Thầy
(Rabbôni):
cách gọi nầy đặc
biệt
trong Mác cô mới
có (Mt và Lc chỉ
có cách gọi:
Lạy
Thầy) (x. Mc thích để
nguyên ngữ
Aram:
5,41; 7,34). Tiếng ấy có nghĩa
là Thầy
ơi
giống
như
Rabbi
(9,5) nhưng có vẻ
thân mật
hơn.
Gioan thì đặt
lời
nầy
trong miệng
của
Maria Mađalêna khi nhận
ra Chúa phục
sinh (Ga 20,16).
Lòng
tin của anh đã cứu
anh!:
ngoại trừ
ở
đây, kiểu
nói chỉ
xuất
hiện
trong
Mc thêm một lần nữa
ở
5,34. Nhờ
vào lòng tin của
mình, Batimê được
chữa
lành và được
cứu
độ
ngay tức
khắc.
Tức
khắc: kiểu
nói Mác cô ưa
dùng (x: 1,12.20; 2.12; 5,30) làm nổi bật quyền
năng
chữa
bệnh
siêu phàm của
Chúa Giê su (so với
trường
hợp
chữa
lành
không xảy ra tức
thì được
kể
lại
trong 8,22-26).
Đi
theo Người
trên con đường
Người
đi:
Anh mù nhận ra Chúa Giê su như
là Con Vua Đa
vít, lấy
lại
thị
giác và ngay liền
đó đi theo Người
như
một
người
môn đệ
(1,18;2,14). Con đường
là một
chủ
đề
đặc
biệt xuyên suốt
đoạn
8,22-10,52. Xem 8,27; 9,33; vv..
SỨ ĐIỆP
Bài
tin mừng hôm nay rất
quen thuộc
đến
nỗi gần như
ai cũng
thuộc
lòng. Nhưng
nếu
đọc
như
một
câu truyện
bình thường,
chúng ta dễ
dàng bỏ
qua điều
cốt
yếu.
Thật
vậy,
nó chứa
đựng
một
tin mừng
cho mọi
người
chúng ta hôm nay, và mời
gọi
mọi
người
phải
khám phá. Thánh Mác cô nói với chúng ta về
một
người hành khất
mù lòa ngồi
bên vệ
đường
dẫn
ra thành Giê-ri-cô. Anh ta ngồi im bất
động
tránh xa những
người
qua đường.
Sự
tàn tật
của
anh đã lấy
khỏi
anh hạnh
phúc đích thực.
Trong cảnh
cô đơn
cùng cực
ấy
anh đã cố
kêu cứu
với
Chúa Giê su: “Lạy
Chúa Giêsu,
con vua Đa vít, xin thương
xót tôi”.
Bartimê
là một trong những
người
may mắn
được
Chúa Giê su cứu
chữa.
Nhưng
mỗi
người
trong chúng ta có thể
đặt
câu hỏi:
Một
người
mù được
Chúa Giê su chữa
lành cách đây 20 thế
kỉ
thì tốt
cho anh ta, chứ
có liên can gì đến
tôi đâu! Ngày nào, truyền
hình cũng
chuyển
đến
cho chúng ta những
hình ảnh
thời
sự
buồn
thảm.
Chưa
đủ
hay sao mà tin mừng
hôm nay còn nói với
chúng ta về
một
cuộc
đời
bất
hạnh
như
thế!
Người
ta tự
hỏi
nếu
chọn
những
vấn
đền
thực
tế
hơn
với
đời
sống chúng ta có tốt
hơn
không?
Thế
mà Lời
Chúa lại
muốn
chúng ta lắng
nghe thì sao? Bartimê, chính là hiện thân nơi
mỗi
người
chúng ta. Người
mù, là chính chúng ta. Biết
bao lần
chúng ta mù lòa trước
các dấu
hiệu
hiện
diện
của
Thiên Chúa, như
một
nụ
cười,
một tình thân ái. Rồi
bản
thân chúng ta cũng
vậy,
nhiều
khi chúng ta có cảm
tưởng:
“Tôi không biết
mình đang ở
đâu. Tôi đang mất
phương
hướng.
Tôi không còn thấy
rõ nữa.
Có nhiều
người
tôi không muốn
thấy
mặt,
như
gia đình hay một
người
lân cận
nào đó. Vậy
là
rõ ràng có nhiều điều
khiến
chúng ta mù lòa trong cuộc
sống.
Tin
mừng cho biết,
người
mù cũng
là người
ăn
xin. Và người
ăn
xin cũng
là mỗi
người
trong chúng ta. Hoặc
đúng hơn,
chúng ta phải
là người
ăn
xin. Đây
không phải
là chìa tay xin của
bố
thí. Kiểu
ăn
xin mà chúng ta phải
mơ
ước
là mở
rộng
tâm hồn
và sẵn
sàng đưa
tay về
phía Thiên Chúa để
khỏi
phải
cam chịu
kiếp
sống
mù lòa. Đó
là kiểu
ăn
xin các mối
phúc mà chúng ta đã nghe trong lễ Các Thánh: Phúc
cho những
ai nghèo khó trong tâm hồn,
những
ai hòan
tòan hướng về
phía Chúa và rộng
mở
trước
tình yêu phong phú của
Người.
Những
người
đó sẽ
được
no thỏa.
Những
người
chung quanh to nhỏ
với
nhau thế
nào mà Ba-ti-mê đã nghe được,
và anh biết
Đức
Giê su Nagiarét sắp
đi ngang qua đó. Ngày hôm nay cũng thế,
Chúa
Giê-su cũng còn đi ngang qua trên các nẻo
đường
chúng ta đi. Chúng ta nghe tiếng bước
chân Ngài nhưng
không nhìn thấy
Ngài. Ngài hiện
diện
nơi
Ngài được
loan báo, ở
mọi
nơi
người
ta họp
nhau để
cầu
nguyện,
để
lắng
nghe và nói về
Ngài.
Tiếc
thay, nhiều
khi
chúng ta bỏ lở cơ
hội
gặp
Ngài. Có thể
vì hờ
hửng,
nhưng
cũng
có thể
vì thiếu
quan tâm. Như
trong tin mừng
hôm nay, có thể
có những
người
bàn ra và làm cho chúng ta nản lòng, họ
nói với
chúng ta rằng
đức
tin vào Chúa Giê su Ki tô không còn cần
thiết
nữa. Nhiều
khi chính thái độ
và lời
nói của
chúng ta cũng
cản
trở
những
người
tìm kiếm
Chúa.
Bất
chấp
tất
cả
những
khó khăn
đó, Ba-ti-mê vất
áo choàng, hớn
hở
chạy
đến
quì dưới
chân Chúa Giê-su, và tin tưởng
kêu lên: “Lạy
Chúa, xin làm cho con được
thấy!”. Thỉnh
thoảng
chúng ta không biết
làm thế
nào để
cầu
nguyện,
dù là rất
đơn
giản.
Chỉ
cần
theo gương
Ba-ti-mê, nói với
Chúa ước
muốn
được
thấy,
ước
muốn
nhìn thấy
thực
tại
thế
gian qua ánh sáng tin mừng,
ước
muốn
được
thấy
những
thực
tại
của
cuộc
sống
như
Thiên
Chúa thấy, ước muốn
thấy
những
người
chung quanh chúng ta với
cái nhìn của
chính Chúa Giê su. Vâng, lạy
Chúa, xin làm cho con được
trông thấy!
Rồi
chúng ta nghe Chúa Giê su nói: “Hãy đi, đức
tin con đã cứu
con!”.
Ba-ti-mê được Chúa Giê-su chữa
lành. Thay
vì bình an quay trở về nhà mình, anh ta
lên đường
theo Chúa Giê su. Điều
đó có nghĩa
là không những
anh được
chữa
lành mà còn được
cứu
độ
nữa.
Cuộc
gặp
gỡ
với
Chúa Giê su đã mang lại
một
ý nghĩa
mới
cho đời
sống
của
anh. Khi gặp
Đức
Ki tô và nhận
ra tình yêu
của Ngài, người
ta không có thể
làm gì khác hơn
là đi theo Ngài. Cuộc
gặp
gỡ
ấy
đưa
chúng ta đến
tiếp
xúc với
Thiên Chúa Cha. Và chính nhờ
Chúa Giê su mà chúng ta đến
cùng Cha, vì Ngài là đường
và ánh sáng của
chúng ta.
Tin
mừng của
Chủ
nhật
hôm nay là
ơn cứu độ
được
hoàn thành trong Chúa Giê su Ki tô, và hoàn toàn do ân sủng
của
Thiên Chúa. Cũng
như
đối
với
Ba-ti-mê, chúng ta chỉ
cần
đứng
dậy
gặp
Ngài đang đến.
Ơn
cứu
độ
được
thực
hiện
một
lần,
nhưng
Thiên Chúa không muốn
cứu
chúng ta mà không có chúng
ta. Ngài ban cho chúng ta vinh dự được
cộng
tác với
Ngài. Trong Tiệc
Thánh Thể,
chúng ta gặp
gỡ
Chúa Giê su tự
hiến
ban cho tất
cả
mọi
người.
Khi ban cho chúng ta cuộc
sống
nhân loại
và thần
linh, Ngài chữa
lành chúng ta khỏi
tội
lỗi
khiến
chúng ta mù lòa.
Vả cũng như
Ba-ti-mê, chúng ta có thể
đi theo Ngài trong cuộc
sống
hằng
ngày và làm chứng
cho niềm
hi vọng
đang linh hoạt
chúng ta nơi
những
người
sống
chung quanh.
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Tiên tri Giê-rê-mi-a là ai?
THƯA:Năm
thứ
13 đời
vua Giô-si-gia (625 tr. CN) sau I-sai-a gần
một
thế
kỷ,
Giê-rê-mi-a
được Thiên Chúa gọi
làm tiên
tri cho Ngài. Ông sinh ra ở A-na-tốt,
gần
Giê-ru-sa-lem trong một
gia đình tư
tế.
Thuở
thiếu
thời,
ông sống
trong thời
đại
khủng
hoảng
trầm
trọng về
tôn giáo dưới
triều
vua Ma-na-sê. Tình trạng
sùng bái mẫu
tượng
đang lan tràn khắp
vương
quốc
kể
cả
trong Đền
Thờ.
Giuđa đang cần
một
vị
tiên
tri can đảm để kêu gọi
dân chúng trở
lại.
Và Giê-rê-mi-a
được giao phó thi hành sứ
vụ
khó khăn
ấy.
2. HỎI: Bài đọc
thứ nhất
nói về điều
gì?
THƯA:
Bài
đọc là lời
sấm
an ủi
tiên tri Giê-rê-mi-a gởi
đến
dân It-ra-ên đang bị
lưu
đày ở
Babylon đang mất
dần
niềm
hi vọng
vào Thiên Chúa vì phải
đối
đầu
với
bao nỗi
thống
khổ
nơi
đất
khách quê người.
Tiên tri an ủi
họ,
củng
cố
niềm
tin của
họ
và mời
gọi
họ
hãy
vui lên vì ngày trở về quê hương
đã gần.
Đó
sẽ
là ngày hội
lớn
vì Thiên
Chúa là Cha sẽ qui tụ
mọi
con cái It-ra-ên tản
mát khắp
nơi
về.
3. HỎI: Tiên tri Giê-rê-mi-a tuyên sấm trong bối
cảnh nào?
THƯA:
Tiên
tri tuyên sấm trong hoàn cảnh
hết
sức
bi đát mà
dân Ít ra ên đang phải trải
qua. Họ
đang trên bờ
tuyệt
vọng
trong nỗi
đau mất
nước,
lưu
đày và nô lệ.
Và điều
tệ
hại
hơn
cả
là họ
tưởng
rằng
Thiên Chúa của
họ
đã làm ngơ,
nhắm
mắt
và bỏ
rơi
họ
trong tayquân thù.
4. HỎI:Tiên tri đã làm gì để
an ủi họ?
THƯA: Tiên tri Giê rê mia cũng
như
các tiên tri khác, có hai cách để nói với
dân: vào những
giai đoạn
dân lơ
là bất
trung đối
với
Lề
luật,
ông dùng những
lời
lẽ
nghiêm khắc
để
mời
gọi
họ
hoán cải trở
về
với
Thiên Chúa.Ông còn lớn
tiếng
hăm
dọa
và tiên báo tại họa
sắp
ập
xuống.
Trái lại
vào những
giờ
phút bất
hạnh,
lưu
đày, ông lên tiếng
trấn
an, đem lại
niềm
hi vọng,
nhắc
nhớ
rằng
Thiên Chúa không bao giờ
bỏ
rơi
dân Ngài dù họ
có làm điều
gì đi nữa.
5. HỎI: Trong hoàn cảnh
hiệntại,
Tiên tri đã nói gì?
THƯA:
Trước
tình thế
đang rất
thất
vọng,
ông mời
gọi
họ
hãy ‘Reo vui lên mừng
Gia-cóp’ (c.7), và từ
đáy thẳm nhục nhã ê chề
mà dân phải
chịu
đựng,
ông gọi
Gia cóp (tức
là dân Ít ra ên) là dân đứng
đầu
các dân tộc.
Không phải
ông thích nói ngược,
nhưng
đó chính là
tiếng kêu của
lòng tin.
6. HỎI: Tại
sao đó là tiếng kêu của
lòng tin?
THƯA:
Vì
chính trong đêm tối mà người
ta cần
phải
tin mãnh liệt
rằng
ánh sáng sẽ
xuất
hiện.
Và trong trường
hợp
đó, tiên tri là người
đầu
tiên nhận
ra tia
sáng le lói của hừng đông. Và để
cho dân tiếp
nhận
tin mừng
ấy,
ông đã long trọng
tuyên sấm:
‘Đức
Chúa phán’ một
cách để
nói rằng,
tôi không tự
mình mà nói, nhưng
chính Thiên Chúa hứa
với
anh em.
7. HỎI: Tai ương
mà tiên tri nói tới là tai ương
nào?
THƯA: Đó
chính là cuộc
Lưu
đày mà dân Ít ra ên phải
chịu
sau khi thất
trận
trước
các đạo
quân hùng
mạnh Át si ri: đợt
đầu
vào năm
587 và đợt
thứ
hai vào năm
538 tr CN.
8. HỎI: Sứ
điệp đầy
hy vọng gồm
những gì?
THƯA:
Để
chống
lại
sự
thất
vọng
của
đồng
bào mình, tiên
tri loan báo ngày trở về cố
hương
sắp
diễn
ra: ‘Này
Ta sẽ đưa chúng từ
đất
Bắc
trở
về,
quy tụ
chúng lại
từ
tận
cùng cõi đất’ (31,8).Ngày trở
về
hoàn toàn khác xa với
ngày ra đi lưu
đày: ‘Chúng
ra đi, nước mắt tuôn rơi,
ngày trở
về
tràn đầy
niềm
an ủi’ (31,9). Lúc ra đi, là một
đoàn dân thất
trận,
nhục
nhã, lúc trở
về,
một
dân tộc
hiên ngang gồm
cả
những
người
yếu
nhất:
‘Trong
chúng, có kẻ đui, người
què, kẻ
mang thai, người
ở
cữ:
tất
cả
cùng nhau trở
về,
cả
một
đại
hội
đông đảo.’
9. HỎI: Ngoài niềm
vui ngày trở về,
còn niềm vui nào khác nữa
không?
THƯA:
Có.
Niềm vui được
đoàn tụ
thành một
dân tộc
thống
nhất.
Không còn cảnh
nam bắc
phân tranh, một
phía
là nhà Giu đa, một phía là Ít ra ên. Nhưng
khi trở
về,
đoàn dân sẽ
được
qui tụ
thống
nhất
thành một
dân
duy nhất của Thiên Chúa.
10. HỎI: Tại
sao Thiên Chúa lại hành xử
như thế?
THƯA:
Vì:
‘đối với Ít-ra-en, Ta là một
người
Cha, còn đối
với
Ta, Ép-ra-im chính là con trưởng’ (31,9). Người
ta ngại
nói đến
Thiên Chúa là Cha vì dân ngoại cũng
coi thần
linh là Cha theo nghĩa
nhân loại.
Trái lại,
trong Ít ra ên, Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác
biệt,
và tình phụ
tử
của
Ngài cũng
thuộc
vào trật
tự
khác. Trước
ông, có lẽ
tiên tri Hô sê là người
đầu
tiên vào khoảng
thế
kỉ
8 tr. CN nói đến
Thiên Chúa là Cha (Hs 11,1.4). Vì thế
chính từ
giữa
thử
thách mà lòng tin của
Ít ra ên đã tiến
lên phía trước.
11. HỎI: Bài đọc
một liên kết
với bài tin mừngnhư
thế nào?
THƯA:
Bài
đọc một tiên tri loan báo
thời
khắc
hạnh
phúc: ‘ĐỨC
CHÚA đã cứu
dân Người,
số
còn sót lại
của
Ít-ra-en! ...Trong chúng, có kẻ đui, người
què..
‘(Gr 31,7-9). Lời tiên báo ấy
đã được
thực
hiện
trong bài tin mừng.
12. HỎI: Ngữ
cảnh bài tin mừng
như thế
nào?
THƯA: Chúa Giê su và các môn đệ
đang ở
chặng
chót trên
đường lên Giê-ru-sa-lem. Sau khi loan báo cuộc
khổ
nạn
lần
thứ
ba (10,32-34), Ngài dạy
họ
bài học
phục
vụ
(41-45) khi nghe lời
của
hai con ông Giê-bê-đê xin được
chỉa
sẻ
vinh quang (35-40). Sau đó, Ngài và các môn đệ
rời
thành Giê-ri-khô trực
chỉ
lên Giê-ru-sa-lem. Trên đường,
các ngài đã gặp
người
mù.
13. HỎI:Thành Giê-ri-khô ở đâu?
THƯA:Thành Giê-ri-khô ở
cách Giê-ru-sa-lem 25 km về
phía đông bắc
và cách sông Gióc-đa-nô 8 km. Đây là thành phố
lưu
lại
nhiều
dấu
ấn
đậm
nét trong lịch
sử
Ít-ra-ên, đặcbiệt
là thành đầu
tiên thuộc
về
dân Ít ra ên trên đường
chinh phục
đất
hứasau khi vượt
qua sống
Gio-đan (Gs 3,1-17).
14.
HỎI: Việc đề
cập
đến
tên của
người
mù và cha của
anh ta có ý nghĩa
gì không?
THƯA: Có. Việc
Mác cô sau nhiều
năm
vẫn
còn nhớ
rõ tên của
họ
cho thấy
rằng
sau cuộc
Khổ
Nạn
và Phục
Sinh của
Chúa Giê su, họ
trở
thành nhân vật
danh tiếng
nhất
định
trong cộng
đồng
Kitô hữu
non trẻ.
Thật
hợp
lý để
nghĩ
rằng
những
ai đã nhận
được
một
phép lạ
chữa
lành
từ Chúa Giêsu và sau đó gia nhập
vào Kitô giáo, thường
được
mời
làm chứng
về
kinh
nghiệm
mãnh liệt
và kỳ
diệu
của
họ
về
Chúa Kitô.
15. HỎI: Tại
sao Ba-ti-mê kêu lớn: “Lạy
Con Vua Đa-vít..” ?
THƯA: Ông kêu lên như
thế
vì nhận
ra Chúa Giêsu là Đấng
Cứu
độ,
thuộc dòng dõi Đavít,
và tuyên xưng
niềm
tin ấy
bằng
một
tước
hiệu
Ki tô là Con Vua Đa
vít. Như
thế,
đây là lần
đầu
tiên Chúa Giêsu được
gọi
là với
danh hiệu
thiên sai và lần
đầu
tiên từ
một
người
không phải
là ông Phê-rô.
16. HỎI: Tại
sao đám đông của những
người theo Chúa Giêsu quát người
mù bảo anh ta im đi?
THƯA: Bởi
vì đối
với
người
Do Thái, mù lòa bị
coi là sự
chúc dữ
của
Thiên Chúa nên họ
không cho phép người
mù có một
liên lạc
nào với
Chúa Giê su, dù là bằng
tiếng
kêu lớn
từ
đằng
xa. Cũng
có thể
theo một số người
đi theo Chúa Giêsu, sự
hiện
diện
của
một
kẻ
mù ăn
xin, kẻ
bị
Thiên Chúa nguyền
rủa
sẽ
phá hỏng
cuộc
khải
hoàn của
Chúa Giê-su vào Giê-ru-sa-lem.
17. HỎI: Câu: “Anh mù liền
vất áo choàng lại,
đứng phắt
dậy mà đến
gần Chúa Giê-su” có ý nghĩa
gì?
THƯA: Câu ấy
không chỉ
mô tả
phản
ứng
mừng
rỡ
của
anh mù vửa
được
Chúa Giê su cho gọi
anh ta đến.
Thánh Mác cô còn muốn
truyền
cho chúng ta một
thông điệp
sâu sắc
hơn.
Đối
với
anh ta, một
người
mù và là một
người
nghèo, chiếc
áo khoác là tất
cả
gia
tài, là tài sản quí giá nhất
mà anh ta có. Do đó, hình ảnh
ấy
mô tả
một
người
bỏ
lại
tất
cả
tài sản,
tất
cả
những
gì bảo
đảm
cho cuộc
sống
để
vui mừng
và quảng
đại
(nhảy)
phó thác cho Chúa Giêsu
18. HỎI: Chắc
chắn Chúa Giêsu đã biết
anh mù muốn gì, tại
sao Ngài còn hỏi: “Anh muốn
ta làm gì cho anh?”?
THƯA: Chắc
chắn
là Chúa Giêsu đã biết
điều
mà anh mù muốn
xin Ngài. Nhưng
Ngài vẫn
hỏi
để
tìm cách gợi
lên đức
tin của
anh ta. Ngài muốn
có một
tương
quan mật
thiết
với
những
người
theo Ngài. Ngoài ra, Ngài cũng
cố
gắng
hướng
sự
khổ
đau của
anh ta đến
một
kinh nghiệm
của
đức
tin, biến
đổi
những
đau đớn
về
thể
chất
hoặc
tinh thần
thành một
giá trị,
một
nhân đức
có thể
giúp thực
hiện
cuộc
sống
cá nhân theo hình ảnh
và giống
như
Thiên Chúa
19. HỎI: Chúa Giêsu nói: “Hãy đi, lòng tin của anh đã cứu
anh”, tại sao Ngài không nói "lòng
tin đã chữa lành anh?”?
THƯA: Bởi
vì khi dùng thuật
ngữ
“cứu
chữa”
Chúa Giêsu muốn
cho Ba-ti-mê hiểu
rằng
anh không chỉ
đã nhận
được
sự
chữa
trị
về
thể
xác, mà còn nhận
được
sự
cứu
độ
thiêng
liêng giúp anh trở thành một
môn đệ
của
Vương
quốc.
Thật
vậy,
Chúa Giêsu đã không bảo
anh hãy trở
về
nhà như
đối
với
anh mù Bết-sai-đa,
nhưng
cho phép anh đi theo Ngài (“và anh đã đi theo Ngài trên đường
Ngài đi”).
20. HỎI: Tại
sao lần nầy
Chúa Giê su không bảo người
mù phải giữ
im lặng về
Ngài?
THƯA:
Lần
trước,
Chúa Giê su chữa
lành người
mù ở
Bết-sai-đa
(c. 8), và dặn
anh ta đừng
nói với
ai. Nhưng
lần
nầy,
thì không có lời
dặn
đó. Giờ
đây, ở
lối
vào thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê chấp
nhận
cho người ta nhận
ra Ngài là đấng
Messia. Phép lạ
chữa
người
mù là một
bằng
chứng
cho thấy
Ngài chính là Đấng
Messia mà tiên tri Isaia đã loan báo về
người
Tôi tớ
của
Thiên Chúa (Is 42,6-7). Vì thế, mọi
sự
đã rõ ràng, không còn cần
phải
giữ
bí mật
về
căn
tính của
Ngài
nữa.
21. HỎI: Bài đọc
hai có nội dung như
thế nào?
THƯA:
Chúa
Giê-su Ki-tô, Vị Thượng Tế
siêu phàm được
Thiên Chúa đặt
làm thượng
tế
từ
muôn đời
muôn thưởvì
Ngài là đấng trung gian, biết
cảm
thông
và chia sẻ sự yếu
đuối
của
loài người.
21. HỎI: Phải
sống sứ điệp
tin mừng như
thế nào?
THƯA:
Ðể
thực
hiện
sứ
điệp
của
Lời
Chúa hôm nay, chúng ta hãy kiểm điểm
xem tình trạng
tâm linh của
chúng ta hiện
ra sao?
-
Nếu chúng ta không còn khả
năng
nghe tiếng
Chúa gọi
và bước
theo chân Người
thì chúng ta phải
chạy
đến
với
Chúa để
xin Chúa chữa
lành tâm hồn
chúng ta.
-
Nếu chúng ta còn khả
năng
nghe tiếng
Chúa gọi
thì hãy nhạy
bén trước
tiếng
gọi
của
Chúa và mau mắn
đáp
lại tiếng
gọi
ấy
mà gia nhập
hàng ngũ
những
kẻ
đi theo Chúa Giê-su, dù có phải theo chân Người
đi vào con đường
Thập
Giá.