Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ BA CHÚA NHẬT II MC

LỜI CHÚA: Mt 23, 1 – 12

12313771237159908.jpg1 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng : 2 "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. 5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, 7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi".

 8 "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy ; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô. 11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.  12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.

SUY NIỆM

Mùa chay – mùa Giáo hội mời gọi con cái mình sống tinh thần sám hối và canh tân. Sám hối không phải là sống buồn rầu, ủ dột, đăm chiêu, mà là thay đổi lối sống cũ kỹ đầy tham lam, tính toán, ích kỷ, oán ghét, thù hận… vốn làm cho người ta sống khổ sở, không vui vẻ gì, để sống cách vui tươi, chan hòa, vị tha hơn, sẵn sàng hy sinh phục vụ làm cho cuộc sống quanh ta hạnh phúc hơn, cuộc đời được đẹp hơn - và đó chính là sự canh tân. Sám hối và canh tân là hai chiều kích đi đôi với nhau, không thể có điều này mà lại thiếu điều kia và ngược lại. Vậy, làm sao để có được sự sám hối và canh tân đích thực? Tin mừng hôm nay mời gọi tôi và bạn mỗi người phải có tinh thần khiêm nhường thẳm sâu. Vì đức khiêm nhường chính là nhân đức căn bản giúp mỗi người chúng ta sống tinh thần sám hối và canh tân cuộc sống của mình.

Trong cuộc sống, thường thì những lời rao giảng, dạy dỗ, hướng dẫn của những người có đời sống đạo đức gương mẫu may ra còn có tác dụng thuyết phục được chúng ta, bởi vì “lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn”; nhưng nếu những điều hướng dẫn chỉ dạy dù có tốt, có hay, có đẹp đến mấy mà lại thiếu gương sống chứng nhân thì quả là khó để chúng ta nghe theo. Tuy nhiên, Đức Giê-su lại dạy chúng ta: “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm….” (cc. 2 – 4). Đức Giê-su muốn chúng ta có lòng khiêm nhượng đích thật để có thể đón nhận chân lý Lời Chúa cách đơn thành; không vì những định kiến về người này người nọ hoặc vì họ có khuyết điểm này, nết xấu kia mà chối bỏ không đón nhận sự thật qua Lời Chúa dạy; đồng thời Chúa cũng muốn Ki-tô hữu - các môn đệ của Chúa, nhất là những người có bổn phận dạy dỗ, rao giảng lời Chúa phải xét lại đời sống chứng nhân của mình, đừng để những gương mù, gương xấu trong đời sống làm cớ vấp phạm cho người khác không tin theo hoặc không thể đón nhận tin mừng của Chúa.

Tất cả những mặc cảm tự tôn hay tự ti đều không tốt và là do sự thiếu khiêm nhường (kiêu ngạo). Theo nghiên cứu tâm lý học thì tự ti và tự tôn là các phức cảm bộc lộ như hai thái cực ngược nhau, nhưng cùng do thiếu cảm thông, thiếu hiểu biết lẫn nhau, và đều dễ rơi vào tình huống xung đột (nguồn Internet). Người mang mặc cảm tự ti là người không chấp nhận chính bản thân mình do đó không thể phát triển con người lành mạnh, đồng thời khi không chấp nhận mình họ cũng khó có thể chấp nhận người khác và có những xét đoán khắt khe, thường thì nó là dấu hiệu ẩn nấp của mặc cảm tự tôn. Người tự tôn khó có thể nhận biết được sự thật về mình cũng như về người khác. Người khiêm nhường thì chân nhận sự thật về mình và về người khác, hiểu được giá trị của mình cũng như của người, dễ dàng mở lòng ra với chân lý, sống bao dung và cảm thông… hay nói khác đi: nếu kiêu ngạo là đầu mối của tội lỗi, thì khiêm nhường là mẹ đẻ sinh ra các nhân đức. Thái độ cha chú, ăn trên ngồi chốc, ưa thích danh vọng hão huyền, chỉ tay năm ngón “bó những gánh nặng chất lên vai người ta, nhưng chính mình thì lại không buồn động ngón tay vào” (cc.4 – 5) đều là những thái độ mà Chúa Giê-su lên án.

Đức Giê-su muốn chúng ta sống trong tâm tình của người con thảo của Thiên Chúa:  8 "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy ; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.” Noi gương và học nơi Người lòng hiền hậu và khiêm nhường. Học nơi Chúa là nguồn mạch sự khôn ngoan, chân nhận quyền tối thượng của Người trên cuộc đời, sẵn sàng thực thi thánh ý của Người như tôi tớ trung thành trong đời sống yêu thương và phục vụ. Bởi vì: “11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.  12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” Tin mừng hôm nay là một lời mời gọi thức tỉnh tâm hồn, chớ gì mỗi người chúng ta được ơn sám hối và canh tân cuộc sống, để được phần thưởng là chính Chúa  - Người sẽ nâng chúng ta lên, cho chúng ta được hạnh phúc bên Người.

Lời nguyện

Lạy Chúa Giê-su,

Sám hối không phải là điều dễ dàng,

Bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi.

Chúa đã muốn nên bạn đồng hành với phận người mỏng dòn yếu đuối của chúng con.

Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của mình,

tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,

thành thật để khỏi tự dối mình.

Ước gì Chúa ban cho con ơn hoán cải,

dám đi đến những hành động cụ thể,

và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.

Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của con cái Chúa,

hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến. (Trích Rabbouni – 120 lời nguyện của bạn trẻ)

Nt. Maria Chinh Anh, OP


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C. Lm Phaolô Nguyễn văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C. Nhiều tác giả
     SUY NIỆM PHÚC ÂM THỨ SÁU TUẦN I MÙA CHAY- LỄ KÍNH TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Linh Mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN I MÙA CHAY: YÊU MẾN THÙ ĐỊCH. Lm.GioanB Lại Anh Tuấn
     Thứ Sáu tuần I Mùa Chay: SỐNG CÔNG CHÍNH THỜI @. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, ĐMTT
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN I MÙA CHAY
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN I MÙA CHAY. Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Tin Mừng thứ Ba tuần I thường niên năm C: CẦU NGUYỆN. Nt Maria Anh Thư. OP
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ I Mùa chay C. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C: CÁM DỖ - CHỌN LỰA