Suy Niệm Lời
Chúa Thứ Năm Tuần Thánh
ĐỐI
DIỆN

Lời Chúa: Mt 26: 14-25
(14) Bấy giờ,
một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế (15)
mà nói: "Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý
vị". Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. (16) Từ lúc đó,
hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Ðức Giêsu.
(17) Ngày thứ
nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy
muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (18) Người
bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy:
"Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ
Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". (19) Các môn đệ làm y như
Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua.
(20) Chiều đến,
Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. (21) Ðang bữa ăn, Người
nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". (22)
Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "thưa Ngài, chẳng
lẽ con sao?" (23) Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một
đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. (24) Ðã hẳn Con Người ra đi theo
như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó
đừng sinh ra thì hơn!" (25) Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi:
"Rápbi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh đó!".
Suy Niệm
Phụng
vụ hôm nay mời gọi chúng ta, cùng mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu, đi vào cuộc đau
khổ mà Ngài sắp phải chịu. Chúng ta hãy vận dụng các giác quan Chúa ban, để đi
vào chiều sâu của thập giá, của Vượt Qua.
1. Đối diện với thời điểm.
Lẽ
thường, ta rất can đảm khi sự kiện, thời điềm trọng đại chưa xảy ra, chưa tới
ngày. Nhưng điều này sẽ khác, làm ta mất bình tĩnh, xáo trộn tinh thần, lo lắng
và bất an, khi ngày giờ và sự kiện sắp xẩy ra, vui cũng làm ta lo lắng, mà buồn
thì càng lo lắng hơn gấp bội.
Trang
Tin mừng kể: “Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với
Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ vượt qua ở đâu?”” Đây không
phải lần đầu Chúa Giêsu ăn lễ vượt qua, và cũng không phải lần đầu với các môn
đệ. Nhưng lần này thì Chúa biết đã đến thời điểm của Ngài, lần cuối cùng với các
môn đệ yêu mến, lần cuối cùng để bước vào cuộc vượt qua, bắt bớ, tra tấn, đóng đinh.Vâng,
Ngài đang phải đối diện với lo lắng, bất an, nên đã sai các ông dọn lễ Vượt
Qua: “Thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với
các môn đệ của Thầy”.
2. Đối diện với sự phản bội.
Chúa
Giêsu, đang khi phải đối diện với cuộc vượt qua, thì giờ đây lại phải đối diện
với kẻ phản bội, kẻ ấy lại là môn đệ đang đồng bàn với mình. Cổ nhân nói: “Trời
đánh tránh bữa ăn”, nhưng làm sao tránh được, khi Ngài đang phải đối diện với sự
phản bội xem ra rất tinh vi, Ngài đành thốt lên: “Thầy bảo thật anh em, một người
trong anh em sẽ nộp Thầy”. Ôi cái đắng của tội lỗi, cái đắng của phản bội, cái
đắng của tình thầy trò, cái đắng trả ơn của con người là thế! “Kẻ giơ tay chấm
chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy”. Còn những môn đệ khác, tuy không nói
ra, nhưng Ngài cũng nhìn thấy được nơi họ, kẻ thì bỏ chạy, kẻ thì chối Thầy . .
.
3. Đối diện với sự tín
thác.
Đối
diện với thời điểm Vượt Qua. Đối diện với sự phản bội, đã vắt kiệt sức Chúa Giêsu,
chỉ một điều duy nhất bám víu vào lúc này đó là Đối diện với sự tín thác. Bài đọc
một tiên tri Isaia cho ta thấy đâu là sức mạnh của Người Tôi Trung của Thiên Chúa.
Tình yêu sẽ đương đầu với bất cứ nghịch cảnh, tín thác sẽ vượt qua tất cả khổ đau.
Có Đức Chúa, tôi không cưỡng lại và cũng chẳng tháo lui. Có Đức Chúa là Chúa
Thượng phù trợ tôi, tôi không hổ thẹn. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
ai còn dám kết tội. Đây chính là sự đối diện trợ lực duy nhất của Chúa Giêsu
trong thời khắc này.
Lạy
Chúa, xin cho con cảm nhận được tâm tình của Chúa trong những ngày vượt qua này.
Amen.
Tam Thái