Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần X Thường
Niên
GIÊSU ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LỂ LUẬT
Lời Chúa: Mt 5, 17-19
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy
đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ,
nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời
đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho
đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một
trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là
kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được
gọi là lớn trong Nước Trời.
Suy Niệm
Luật
Môi-sê và lời các ngôn sứ, đó là toàn bộ Thánh Kinh cựu ước, là hành trình tay
Chúa dẫn đưa dân người. Từ những ngày đầu tuyển chọn tổ phụ Abraham cho đến cuộc
giải phóng khỏi cảnh nô lệ Ai-cập, tiếp theo thời kỳ lập quốc để dân Chúa có đất,
có vua, có luật và có đền thờ.
Cả
một lịch sử dài trên đôi tay của Thiên Chúa quyền năng, dẫn dắt một dân tộc bước
đi giữa lằn ranh chênh vênh của lòng tín trung và phản bội, giữa tiếng reo vui
trong khúc ca tạ ơn và ngay đó là những điệu nhảy của dân ngoại trước các thần
ngoại bang.
Dù
biết rằng ngày nào vâng nghe theo lời Chúa truyền dạy thì dân sẽ được sống an
lành, ngược lại sẽ chết, nghĩa là sẽ mất đất, mất vua và mất luôn cả đền thờ,
Rất
tiếc, vương quốc mới chỉ được thiết lập chính thức từ đời cha là Vua Đavit, đến
đời con là Salomon, và qua tới đời cháu thì đã bị chia đôi, bởi vì luật Môi-sê
không được vâng giữ vẹn toàn, và lời các ngôn sứ đượcThiên Chúa sai đến tiếp
theo cũng chẳng mấy ai lắng nghe, và chuyện mất nước là lẽ đương nhiên:
Năm
722 trước công nguyên, vương quốc phía bắc rơi vào tay vua Assyria, dân chúng bị
bắt làm tù binh và bị đem đi lưu đầy. Năm 586, đến lượt vương quốc phía nam thất
thủ, đền thánh Jê-ru-sa-lem bị phá hủy, và dân chúng cũng bị bắt đi lưu đầy.
70
năm sau, dân Chúa được phép hồi hương dựng lại đền thờ, nhưng tới năm 333 thì lại
bị quân Rô-ma chiếm đóng, mãi cho tới khi Chúa Giê-su giáng sinh, đất nước vẫn trong cảnh bị Rôma cai trị.
Đấng
Thiên Sai đã được sai đến phải chăng là để thiết lập trật tự mới, đưa dân Chúa
thoát cảnh nô lệ Rô-ma, để thiết lập vương quốc Israel mới, và sẽ bãi bỏ luật
cũ ?
“thầy
đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.
Ngài
đã làm gì để kiện toàn lề luật của dân Thiên Chúa?
Có
gì mới trong vương quốc của đấng Thiên Sai qua lời tuyên bố của Người trước
Phi-la-tô:
“Nước
tôi không thuộc thế gian này”
“tôi
đã sinh ra và đã đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai đứng về phía
sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 36-37).
Nơi
Người “Con Một đầy trà ân sủng và sự thật”, thì chuyện “mắt đền mắt, răng đền
răng phải được sửa lại, không lấy ác báo ác, “đừng chống cự người ác” (Mt 6, 5,
39), nhưng là thức tỉnh lương tâm con người bằng hành động đáp trả nhẹ nhàng,
thân thiện”
“nếu
bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra…”
Anh
đã tát người anh em, nhưng coi chừng nếu tiện tay tát má bên trái mà tiện tay
dùng mu bàn tay là đi tù đấy.
“nếu
có ai muốn kiện anh để lấy áo trong, thì hãy để cho nó áo ngoaì…”
Một
cử chỉ thân thiện ngầm nhắn nhủ: ‘anh đã lấy cả áo trong lẫn áo ngoài, tối nay
nhớ đem trả nếu không muốn nhận giấy mời của tòa án”. Lời nhắn nhủ cho người bạn
thấy việc làm này như thế là không phải lẽ rồi.
Thế
gian tranh giành chiếm đoạt, nhiều thủ đoạn, quên mất nghĩa tình, bất chấp nỗi
khổ của an hem.
Trái
lại, người của vương quốc không thuộc thế gian này chẳng tìm kiếm gì ngoài việc
tìm kiếm và thi hành ý muốn của Thiên Chúa.
Giữa
những lở lầm, yếu đuối của con người thì đưa tay đỡ nâng chứ không kết án.
.Đã
hàng chục năm nay, có một chị tối ngày mải miết đi xin các thai nhi bị mẹ phá bỏ
về mai táng :
Bồng
ẵm thai nhi trên tay, một sinh linh bé bỏng chưa kịp cát tiếng khóc chào đời, cũng
chẳng bao giờ có thể mở miệng cất tiếng gọi mẹ ơi dịu ngọt, trái tim bé nhỏ
chưa nhận được hơi ấm và tiếng mẹ gọi trìu mến, chị nghe lòng tê tái.
Bồng
ẵm thai nhi trên tay, chị cũng nghe được nỗi lòng của người mẹ cùng với cơn đau
như xé nát tâm can, cũng như nỗi tủi nhục khi phải phá bỏ bào thai là chính máu thịt của mình. Làm sao có thể thấu
nổi cái cảm thức đau đớn của người mẹ khi dùng bàn tay người khác để giết hại
con mình.
Bồng
ẵm thai nhi trên tay, mắt chị bỗng sáng lên, lòng chị rộn rã khó tả,
Vì
từ bàn tay mang tội sát nhân kia, trong tiếng khóc xé lòng của người mẹ ngay
khi thai nhi bị phá bỏ, thì lại được trao vào, vẫn vòng tay mẹ là chị, lòng chị
reo vui vì thêm một lần nữa chị bỗng trở nên mẹ. Thế là từ tiếng khóc đau đớn của
người mẹ kia, thay cho sinh linh bé bỏng vừa lọt lòng mẹ bất động, lại tròn tiếng
khóc nơi con tim của người mẹ vừa giang tay đón nhận, để con không bị vất bỏ
như một thứ rác y tế, và tấm thân lạnh ngắt tìm được “hơi ấm Mẹ”.
Để
cuối cùng con được đặt vào lòng đất, như bao phận người, trong tiếng ru êm của
Mẹ,
Mẹ
đặt con vào lòng đất, nhưng lại gửi gắm sinh linh bé nhỏ của mẹ trong vòng tay
của Thiên Chúa đất trời, vì biết rằng mẹ cũng như con đều là người của vương quốc
không thuộc thế gian này.
Thể
xác con nằm đây – vô danh – nhưng từ trời cao thẳm, Thiên Chúa đã cúi xuống trên
con, đặt con vào trong trái tim của tình yêu cứu độ Giê-su, gọi con trong tiếng
gọi ngàn đời dành cho người Con Một yêu dấu: “Con là con của Cha, hôm nay Cha
đã sinh ra con với Giê-su và trong Giê-su.
Trong
Giê-su, con nép mình vào trái tim của lòng thương xót, con gọi tên người đã giết
con khi còn là bào thai, và con nài xin ơn tha thứ cho mẹ của con.
Hẹn
gặp mẹ trong vương quốc không thuộc thế gian này, mẹ nhé!
Thầy
Đaminh Trần Văn Tân, SJ.