SUY
NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN B
LỜI CHÚA: Lc 12, 39 - 48
(39) Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: "Thật, nhóm Pharisêu các
người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người
thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. (40) Ðồ ngốc! Ðấng làm ra
cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao? (41) Tốt hơn,
hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho
các người. (42) Khốn cho các người, hỡi các người Pharisêu! Các
người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ
công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Phải làm các điều này mà không được bỏ
qua các điều kia. (43) Khốn cho các người, hỡi các người Pharisêu !
Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở
nơi công cộng. (44) Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có
gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay".
(45) Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói:
"Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!" (46)
Ðức Giêsu nói: "Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các
người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các
người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.
(47) "Khốn cho các người ! Các người xây lăng cho các ngôn
sứ, nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy! (48) Như vậy,
các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã
giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng.
SUY NIỆM
Mọi người đều phải chết, đó là một điều hiển
nhiên. Giáo lý dạy cho chúng ta biết không phải chết là hết, cái chết chấm dứt
sự sống của chúng ta ở đời này, là sự sống tạm bợ, để bước qua sự sống vĩnh
cửu. Sự sống ở đời này là một cuộc hành hương, trần gian này là nơi tạm trú,
chúng ta rời khỏi đó khi chúng ta chết, việc chấm dứt cuộc hành hương, hay rời
khỏi thế gian bằng cái chết vào lúc nào, ở đâu, bằng cách gì,chúng ta thường
không biết, giờ phút ấy rất bất ngờ, giờ đó chúng ta gọi là giờ Chúa đến. Qua
kiếp sống vĩnh cửu, giáo lý cũng dạy cho chúng ta biết, chúng ta sẽ vào thiên
đàng hay hỏa ngục là nơi ở vĩnh viễn của chúng ta. Thiên đàng hay hỏa ngục là
do cách sống của chúng ta ở trần gian chuẩn định. Vì vậy mà trong bài phúc âm
hôm nay, Chúa dạy chúng ta phải tỉnh thức chờ Chúa đến.
Chúa Giêsu dạy chúng ta “Anh em hãy biết điều này”, đó là biết sự bất ngờ của giờ Chúa đến. “Vì
chính giờ phút chúng ta không ngờ thì con Người sẽ đến”. Chúa Giêsu dùng
hai dụ ngôn để dạy chúng ta hiểu về sự bất ngờ ấy: dụ ngôn về kẻ trộm “Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn
ông sẽ không để nó khoét vách nhà mình đâu”. Dụ ngôn thứ hai về người quản
gia chân chính khôn ngoan, luôn làm tròn trách nhiệm của mình với những người
tôi tớ của chủ. “Nhưng nếu anh ta nghĩ
chủ còn lâu mới về mà chè chén say sưa, đánh đập tôi trai tớ gái, chủ sẽ loại
anh ta như những người thất tín”. Chúa Giêsu còn dạy chúng ta tỉnh thức và
sẵn sàng bằng hình ảnh thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay, Chúa muốn dạy chúng
ta phải loại bỏ tất cả những gì cản trở sinh hoạt thiêng liêng của chúng ta,
làm chúng ta mất tự do, không cho chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa và sẳn sàng
đón tiếp Ngài, đó là những đam mê xác thịt và những sự thế gian, cầm đền cháy
sáng trong tay là chúng ta phải luôn sống theo đức tin, đức tin của chúng ta
luôn phải sáng, luôn tỏa sáng ra chung quanh, chiếu sáng cho mọi người, chúng
ta luôn biểu lộ đức tin của chúng ta bằng hành động để, chứng tỏ những điều
chứng ta thâm tín, tin tưởng trong lòng, cầm đèn sáng ở tay biểu lộ chúng ta
luôn sẳn sàng chờ đón Chúa, như “những cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn ra đón
chàng rể”, đời sống chúng ta phải luôn tốt đẹp. Tỉnh thức trông chờ Chúa với tư
thế đó, thì Chúa đến bất cứ lúc nào, ngày nào, giờ nào, Chúa cũng hài lòng mời
chúng ta vào bàn tiệc, mà chính Chúa sẽ phục vụ chúng ta, đó là phần thưởng
Nước Trời Chúa sẽ ban cho chúng ta trong kiếp sống vĩnh cửu.
Đời sống chúng ta, những Kitô hữu, là một cuộc
hành trình đức tin, chúng ta luôn bảo vệ ơn nghĩa cùng Chúa, biết dùng ơn Chúa
mà sống tốt lành như người quản gia trung tín và khôn ngoan, luôn khao khát và
chăm chú vào việc đón tiếp Chúa sắp đến cách trung thành kiên nhẫn, chờ đợi
trong tư thế tỉnh thức không thiếp ngủ trong đam mê xác thịt, luôn bảo vệ phần rỗi
linh hồn mình cho tới khi Chúa đến. Việc tỉnh thức sẵn sàng cần thiết cho mọi
người, nhưng với những người có trách nhiệm phải trả lẽ trước mặt Chúa về phần
rỗi của người khác, thì tư cách sẳn sàng và tỉnh thức là biết chu đáo bổn phận
được trao phó cách trung thành và khôn ngoan nữa. Nguyên nhân chúng ta xao lãng
việc lo cho phần rỗi của mình, là quên giờ chết của mình sắp đến, nghĩ còn lâu
chủ mới về, nên liều mình trong thói hư tật xấu, khiến cho giờ chết đến bất ngờ
không kịp chuẩn bị. Chúng ta còn cần tìm biết ý Chúa và thi hành, chứ đừng nói
mà không làm, biết ý Chúa để truyền đạt cho những người chúng ta có trách nhiệm
về phần rỗi của họ, chứ không như một con chó câm. Chúng ta, những Kitô hữu, là
những người quản lý ơn Chúa, phải dùng
mà làm sáng danh Chúa, lo cho phần rỗi mình và anh em đồng loại, không được phung
phí, hay dùng theo sự ích kỷ của mình, không theo ý Chúa. Phải biết yêu Chúa và
làm mọi sự như một người quản lý trung thành và khôn ngoan, để yêu thương mọi
người.
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa đã cứu chuộc chúng con bằng cuộc tử nạn Phục sinh và lên trời, và
Chúa sẽ trở lại để đem chúng con vào hưởng hạnh phúc thiên đàng với Chúa. Xin
Chúa ban Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con, cho chúng con luôn sống theo lời
Chúa theo ý Chúa nhờ Chúa Thánh Thần dạy bảo dẫn dắt, để chúng con được vào
thiên đàng trong ngày Chúa đến.
Nt. Maria Martin Hồ Thị
Thu Thảo. OP
Đaminh Monteils