Thứ hai sau Chúa Nhật III Thường niên
(Mt 5,43-48)
Tình Yêu vô giá
43 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
Suy niệm:
Hôm nay là ngày đầu năm Âm lịch, cầu cho hoà bình thế giới. Không phải ngẫu nhiên bài Tin Mừng Mt 5,43-48 như là một sự tình cờ, nhưng là một “Lời Chúc, lời ước mong của Giáo Hoi hay đúng hơn đó là giới luật mà Thiên Chúa đáp lại lời kêu xin bình an của chúng ta cho thế giới, cho mỗi tâm hồn .
Mở đầu bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dẫn chúng bằng một câu trong luật Môsê: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Đó là luật công bằng “ăn miếng, trả miếng”, luật đối xử sòng phẳng. Vì ghét kẻ thù là báo hiếu, còn yêu kẻ thù là kẻ bất trung, phản bội. Nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh: Chúa khẳng định mạnh mẽ và tự nhận trách nhiệm về điều mình nói, mình làm, không từ chối, không tránh né: “ Còn Thầy, Thầy bảo: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ nữa chứ. Điều này xem như đi ngược với luật Môsê. Nhưng nay la một mệnh lệnh “ Hãy yêu và hãy cầu nguyện”…yêu chỉ có thể ở đầu môi chót lưỡi” ngoài môi ngoài miệng, còn trong lòng không ai biết được. Nhưng cầu nguyện là một hành vi phát xuất từ con tim thật sự. Có yêu ai, mới nhớ đến người ấy và cầu xin sự may lành đến cho họ. Đây là điều kiện, là giới luật của người Kitô hữu “ để trở nên con cái Cha trên trơì”( x . c 45 ). Vì Đấng ngự trên trời là Cha của chúng ta, đã ban phát rộng rãi ánh sáng mặt trời của Người cho khắp mọi người trên dương gian. Nơi nào ánh sáng cũng có thể lọt vào, ngoại trừ con người khép lòng, từ chối. Như hạt mưa thấm nhuần đất đai, tưới mát cánh đồng. Ân sủng của Thiên Chúa cũng tuôn đổ « dạt dào trên những kẻ tội lỗi và những người thánh thiện. Nhưng kết quả có khác nhau là do mảnh đất tâm hồn họ không dón nhận, vun xới mà thôi. Thiên Chúa là như thế. Và chúng ta là con Ngài, chúng ta cũng phải bước theo lối đường mà Ngài chỉ dẫn. Trong câu 46 và 47, Chúa Giêsu đặt vấn đề: “ Nếu…ngay cả….nếu …ngay cả” Điệp từ này được lập đi lập lại như muốn thức tỉnh tình yêu ích kỷ hẹp hòi của chúng ta. Nó muốn khơi dậy tình yêu thuở ban đầu trước khi Adong phạm tội. Đây là điều khác biệt của luật tình yêu. Khi yêu không còn hàng rào tự vệ hay bức tường ngăn cách. Khi yêu không còn
“ Nếu…thì…” Tình yêu vô điều kiện, không so đo tính toán. Tình yêu không nhìn đến điều mình đã cho bao nhiêu, đã cho những gì, nhưng là nhìn đến những điều mà người yêu đáng lãnh nhận nhưng là nhìn đến những điều mà người yêu đáng lãnh nhận. Tóm lại: khi yêu cho bao nhiêu cũng không thoả lòng.
Khi đọc Tin Mừng đến câu này, có lẽ chúng ta sẽ cho rằng: khó khả thi, nhưng đọc tiếp câu 48 chúng ta sẽ thấy một gương mẫu để noi theo: Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Đây là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một mục đích để hướng tới. Đích điểm này đã có Người đến rồi, và chúng ta đang nối gót theo Người. Đó là Chúa Giêsu với Tính yêu nơi máng cỏ Bêlem, trên Thập giá Canvê và trong Bí Tích Tình Yêu. Vì Tình Yêu, Ngài đã từ chức vị Thiên Chúa xuống thân phận con người. Vì Tình Yêu, Ngài sống trong thân phận con người bình thường như bao người khác, nhưng lại chọn cái chết đau thương, tủi nhục của một tên tử tội. Vì Tình Yêu, Ngài biến mình thành một của ăn tầm thường trong tấm bánh nhỏ, trắng, tròn, không mùi vị bị hư hoại theo thời gian. Tự huy - Đó là Tình Yêu của Ngài
“ Anh em hãy nên hoàn thiện”. Một lời mời gọi của Tình Yêu. Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy bắt chước Ngài trong tình yêu quảng đại, bao dung, nhân hậu, phục vụ, tha thứ và hy sinh chính thân mình: “ không có Tình Yêu nào cao cả hơn Tình Yêu của người thí mạng vì bạn hữu” ( Ga 15,13). Đứng trước lời mời gọi của Tình Yêu này, chúng ta nghĩ gì? Chúng ta sẽ làm gì để đáp lại lời mời gọi này. Đó là quyền tự do của chúng ta. Đó là tiếng nói phát xuất từ đáy lòng của mỗi người chúng ta… mà Thiên Chúa chỉ biết chờ đợi lời đáp trả này như người Cha ngày đêm mong chờ đứa con xa lạc trở về.
Lạy Chúa, Chúa biết chúng con sống chưa trọn chữ YÊU. Xin cho chúng con biết can đảm sống theo lời mời gọi của Chúa để hạt giống Tình Yêu Chúa gieo trong tâm hồn chúng con được trổ sinh hoa trái 30, 60 và 100.