CÁC
THIÊN THẦN HỘ THỦ
Ngày xưa người ta tin rằng thiên thần là những thần linh giữ vai trò
quan trọng trong việc liên lạc giữa thế giới Thiên Chúa và con người; niềm tin
này đã được thấy nói trong Cựu Ước, cho dù không được giải thích rõ ràng.
Trong Cựu Ước, thiên thần là sứ giả trợ lực của Thiên Chúa (St 16,7;
21,17; Xh 14,19; 2 V 19,35). Trong những tác phẩm cuối (tỉ như sách Đanien) có
kể tên các vị thiên thẩn; qua tên đó chúng ta thây được công tác của họ.
Trong Tân Ước, các thiên thần cũng giữ mội vai trò trong đời sống Đức
Giêsu và Hội Thánh tiên khởi. Nếu có những sức lực của satan, của ma quỷ, thì
cũng có những thiên thần lành, trợ lực, hướng dẫn và bảo vệ con người. Niềm tin
vào thiên thần bản mệnh hay hộ thủ dựa vào đoạn Phúc Âm Mt 18,10.
Thánh Lễ thiên thần hộ thủ rất phổ biến ỏ thế kỷ XV và
XVI, thường được liên kết với lễ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae (29.9). Năm 1670
Đức Giáo Hoàng Clémentô X đã cho phép mừng lễ thiên thần hộ thủ trong cả Hội
Thánh và xác định lễ này vào ngày 2.10 hằng năm.
CÁC
BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 : Xh 23,20-23a
Phúc Âm : Mt 18,1-5.10
a) Bài đọc 1 : Xh
23,20-23a
Thuật ngữ Hiprí, mà chúng ta thường dịch ra là “Thiên Thần”, thực sự có
nghĩa đơn sơ là “Sứ giả”, người nhận lệnh của chủ để nói hay làm một cái gì.
Trong Cựu Ước thì “Thiên Thần của Chúa” (Thiên thần của Giavê) không phân biệt
gì với chính Giavê: Thiên Thần chính là Thiên Chúa xuất hiện ở ưần gian để nói
và hành động.
Mãi trong những văn bản mới, nhất là sau thời lưu đày ở Babylon, chúng
ta mới gặp những lời rõ ràng, không những phân biệt giữa Thiên Chúa và thiên
thần, nhưng còn kê khai cả tên và phận vụ của từng thiên thần.
Theo cái nhìn này, thì đoạn Xuất Hành 23 thuộc về loại cổ. Thiên Chúa đã
hứa với dân ưong sa mạc, sẽ sai một thiên thần đến để dẫn lộ và bảo vệ dân.
Danh Thiên Chứa tỏ hiện trong vị Sứ Giả này (23,21). Danh tức là người. Danh
nơi sứ giả chính là Thiên Chúa, Người tự tỏ lộ để con người nhìn ra Người, cho
phép họ kêu cầu Danh Người hay là cho họ cảm nhận được sự sợ sệt trước sự hiện
diện của Người.
Vì Thiên Chúa hiện diện ngay trong các thiên thần, nên con người phải
kính trọng và tin tưởng các Đấng.
b) Phúc Âm : Mt 18,1-5.10
Đoạn Mt 18,10 nói về “kẻ nhỏ”; như thế, ở đây không những nói về trẻ
nhỏ, nhưng còn nói về những người yếu đuối, những người thấp bé về mặt kính tế
và xã hội, những người đơn sơ. Luôn luôn chúng ta thấy những người này thường
bị khinh khi và bị xử tệ.
Để tránh những thái độ như thế, Đức Giêsu nhắc đến giá trị của chính
những con người đó. Chính Thiên Chúa biết và tôn trọng từng người này. Họ là
con Thiên Chúa và hơn nữa, Thánh Kinh gọi họ là “con người của Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu lại đồng hóa mình với họ :“Quả thật, Ta bảo các ngươi, những gì các người
đã không làm cho một người nào trong các kẻ hèn mọn nhất này, là các ngươi đã không
làm cho chính mình Ta” (Mt 25,45).
Tất cả ngày tháng và hành động của “những kẻ bé mọn” này đều được tường
trình trước mặt Thiên Chúa. Thiên Chúa đã gởi những trung gian và sứ giả từ
trời xuống để chăm sóc cho họ. Đó là những thiên thần phục vụ Thiên Chúa và con
người.
BÀI
PHÚC ÂM: Mt 18,1-5.10
“Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người
lớn nhất trong Nước Trời ?” Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các
ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
“Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất
Nước Trời.
“Còn ai tiếp đón một em nhỏ như thế này vì danh Thầy,
là tiếp đón chính Thầy.
“Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả
thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng
chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
CẦU
NGUYỆN
Lạy
Cha là Đấng an bài mọi sự cách tuyệt vời, Cha sai các thiên thần đến gìn giữ
chúng con. Xin ban cho chúng con đời này được các ngài luôn bênh vực che chở,
và đời sau được cùng các ngài hưởng phúc vinh quanh. Chúng con cầu xin…