Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 3

THÁNH LỄ MỒNG HAI TẾT

cam_on_cuoc_doi.jpgNgười Việt Nam rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững của gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Theo đó người Việt Nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi, xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được. Linh mục  F. Buzomi, dòng Tên, nhà truyền giáo đã đặt chân lên mảnh đất Việt Nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý: “Nhờ Khổng giáo, xã hội có gia đình Việt Nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo”. (Nguyễn Hồng) Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam”, Sài Gòn 1959, tr. 55)

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên. Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ . Lúc ông bà cha mẹ còn sống , con cháu phải phụng dưỡng tôn kính , vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an tang tử tế, con cháu thờ kính giỗ chạp hàng năm.

Mỗi người Việt Nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là đạo ông bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt dù sang hay hèn cũng giành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng cho ông bà. Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gả chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đỗ đạt… Cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám. (x. Gia đình Việt nam, mảnh đất phi nhiêu cho hạt giống Tin mừng, thời sự thần học số 32 tháng 06/03 )

Đạo Hiếu là cốt tủy của nền văn hóa Á Châu trong đó có Việt Nam. Hiếu là gốc của Đức . Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu. Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung , cũng như chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu là bắt đầu  bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.

Viêc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc Việt nam từ nam chí bắc dù ai đi theo tí ngưỡng nào, dù bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội nước có nguồn” đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:

Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,

Người ta có gốc từ đâu,

Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Đạo hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chin chữ, đức cù lao, ơn võng cực biể trời “ Ai ai phụ,  mẫu sinhngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực”.  Cha mẹ sinh rat a nâng đỡ ta từ cung lòng, vỗ về âu yếm, nuông dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tùy tính tình mỗi đức con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển “  công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

 Đạo híếu là  nền tảng văn hóa gia đình  Việt Nam. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, ptTet1.jpgcoi tình nghĩa hơn lý sự “ một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”,  chấp nhận “ bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “ dĩ hòa vi quý”, độ lượng  chín bỏ làm mười”; quý trọng con con người, không tôn thờ của cải “  người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người”  mong muố an hem bốn biển một nhà “  tứ hải giai huynh đệ”;  đề cao tinh thần khoan dung “ đánh kẻ chay đi không ai đánh kẻa chạy lại”.  Đỉnh cao của lòng nhân ai là “ thương người như thể thương thân”. Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau “ tứ đại đồng đường”. Người Việt nam quan niệm “ một mẹ già bằng ba hàng dậu”, cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng, tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông tử lúc chưa rời vành nôi , trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa.  Khi lớn lên con cái lập gia thất , cha mẹ cho con miếng đất dựng căn nhà, con cháu xum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tâm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một… ai đi đâu cũng nhớ về” ( Quê Hương, Đỗ Trung Quân). Dù đi học xa đi làm xa, đi đâu cũng phải về với gia đình xum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm. Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp gia đình. Con cháu quy tụ chúc tếtvới cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy, dâng quà lễ mừng thọ.

Gia đình Việt nam là môi trường đạo tạo con người hòan thiện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất . Dưới ái trường này con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống  để rồi có đủ bản lãnh và khả  năng bước vào đời sống xã hội . Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất về lòng đạo đức , giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con vào đời.

 Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh họat gia đình . Đạo hiếu làm nên bản sắc văn hóa người Việt. Như thế tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa. Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn  về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó . Sách Giảng Viên dạy : thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa . Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng cha. Chúa đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ đấng sinh thành dưỡng dục . Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người , đấng sáng tạo muon lòai, dựng nên con người going hình ảnh Ngài. Như vậy đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu . Thờ lạy Thiên chúa là chân nhận Người là chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân , Đạo Chúa dạy phải sống hiếu , phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất “kính Chúa, yêu người”

 Là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân , đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì hiếu với Chúa phải nên tu thân tích đức  để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cai Người. Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, giữ nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt namcó thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc của mọi gia tộc trên trời dưới đất . Đạo hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mảnh đất phì nhiêu đưa con người vào đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính la làm sáng lên những nét tinh túy tiềm tang trong mỗi nền văn hóa. Đối với môi trường gia đình Việt Nam, đó chính là  “ minh minh đức”, làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Đạo Chúa dạy có một cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo, dạy yêu thương nhau “ anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”, dạy sống chan hòa, bình dị “ anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”,  dạy yêu quí sự sống “ Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”. Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hóa Việt Nam, mang đến cho các giá trị văn hóa ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ ( Quốc Văn, OP).

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình, lòng thảo hiếu của con cái “chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được . Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng , tương lai Hội Thánh và xã hội nhân lọai cũng rung rinh sụp đổ. Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: “ Thưa thầy mẹ , hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội Thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ”  ( ĐHY 505)

Tinh thần hiếu hòa, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc. Tin Mừng bèn rễ sâu vào nền văn hóa ấy sẽ mang lại mùa gặt bội thu cho Giáo Hội mai ngày.

GM. Phêrô Trần Đình Tứ


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường Niên _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường Niên_Tôma Aquinô Trần Vũ Hoàng
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần III Thường Niên_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời chúa Lễ Thánh Ti-mô-thê và thánh Ti-tô, giám mục_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần III Thường Niên_ Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần III Thường Niên_ Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần III Thường Niên_ Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường - Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III - lúc Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM THỨ TƯ TUẦN III THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     VIỆC LÀM VÀ LÀM VIỆC TRONG NĂM MỚI SẼ NHƯ THẾ NÀO ?
     BIẾT ƠN TỔ TIÊN – ÔNG BÀ CHA MẸ
     ĐỔI MỚI CUỘC ĐỜI. TGM. Ngô Quang Kiệt
     SUY NIỆM THỨ HAI TUẦN III THƯỜNG NIÊN NĂM B: TÌNH YÊU VÔ GIÁ.
     TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Phao Lô Nguyễn văn Đông
     NƯỚC VÀ RƯỢU GIAO HÒA. G. Tuấn Anh
     ĐÊ GIAO THỪA NHÂM THÌN: TẠ ƠN TRỜI ĐẤT. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B: “BIẾT MÌNH ĐỂ SỐNG ĐÚNG”. Jos Tạ Duy Tuyền